vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ.
Nội dung của phương pháp:
- Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu, vật liệu cính trưc tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp), còn các chi phí sản xuất khác đựoc tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm từ giai đoạn trước chuyển sang.
Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức:
Theo phương pháp bình quân:
Trong đó:
- Ddk, Dck:là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
- Cv: chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ.
- Qtp : Khối lượng thành phẩm hoàn thành - Qdck: khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Trong đó: Qbtp là khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.
Nếu xét quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn, có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức (phương pháp bình quân gia quyền)
+ Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 1:
+ Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n: (i = 2, n) (có thể xác định chi tiết cho từng khoản mục chi phí)
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách nhanh chóng, đơn giản. Tuy nhiên, giá trị sản phẩm dở xác định được kém chính xác, tỷ trọng chi phí sản xuất khác ngoài chi phí
Dck Q btp + Q dck Cv = Q dck x Dck = Ddk + C x v Qdck1 Q tp1 + Q dck1 D cki = Ddki + Z x
Ni- 1chuyển sang
Q dcki Q tpi + Q dcki D ck = Ddk + C x v Q dck Q tp + Q dck
nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất càng bộc lộ rõ nhược điểm này.
1.5.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương.
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lương sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức đọ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Nội dung của phương pháp: tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kiểm tra chi phí, doanh nghiệp có thể đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc phương pháp bình quân gia quyền.
Theo phương pháp nhập trước xuất trước, giả thiết khối lượng sản xuất trước sẽ hoan thành trước, do đó sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí của lần sản xuất cuối cùng.
Công thức xác định:
- Xác định đơn giá chi phí của từng lần sản xuất:
Trong đó:
- c0: chi phí đơn vị thuộc lần sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này. - c1: chi phí đơn vị thuộc khối lượng sản phẩm phải đầu tư chi phí trong
c0 = Ddk Q ddk x m d c 1 = C Q ddk(1- m d) + Q btp + Q dck x m c
kỳ này.
- Qddk, Qdck: là khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
- md, mc: mức độ chế biến thành phẩm của sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
- Qbtp: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Qbtp = Qtp – Qddk
- Khối lượng tương đương liên quan tới chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (khối lượng tương đương sản phẩm phải đầu tư chi phí trong kỳ này), gồm: + Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ: là khối lượng quy đổi phần phải tiếp tục thực hiện để hoàn thành khối lượng dở dang đó [Qddk
x (1- md)]
+ Khối lượng bắt đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ: với khối lượng này, phải bỏ ra 100% chi phí trong kỳ.
+ Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ .(Qdck x mc). - Do đó: Dck = (Qdck x mc) x c1
Theo phương pháp bình quân gia quyền, chi phí dở dang cuối kỳ được xác định dựa trên khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ và chi phí đơn vị bình quân: Do đó: Dck = c x (Qdck x mc) c = Ddk + C Q ddk x m d + [Q ddk(1- m d) + Q btp ] + Q dck x m c _ c = Ddk + C Q tp + Q dck x m c _ _ D ck = Ddk + C x (Q dck x m c) Q tp + Q dck x m c
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất ( thường là chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, hoặc chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%.