Thiếu đội ngũ lao động logistics

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistic của công ty tnhh tm vận tải quốc tế trường thành (Trang 38 - 41)

Đối với nghiệp vụ logistics, để thực hiện quản lý dây chuyền cung ứng (Supply chain management) đòi hỏi nhân viên giao nhận phải có trình độ kinh doanh quốc tế, kiến thức công nghệ thông tin ở mức nhất định. Logistics là hoạt động toàn cầu, liên quan đến luật lệ của nhiều nước. Nguồn nhân lực cho ngành logictis Việt Nam chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu (nếu là vận tải biển) hoặc từ các công ty giao nhận vận tải nội địa, nếu là sinh viên các trường đại học, cao đẳng thì đa phần là trái ngành, trái nghề và sử dụng theo khả năng của họ. Rõ ràng, với một nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, yếu

nghiệp vụ như vậy thì khả năng cạnh tranh sẽ như “trứng chọi đá” trước các hãng logistics nước ngoài với thế mạnh về vốn và công nghệ, cộng thêm đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Thực sự đây là rào cản lớn cho các công ty giao nhận Việt Nam nói chung và Trường Thành nói riêng, đặc biệt là những nhân viên với trình độ kinh doanh quốc tế có hạn.

Đội ngũ nhân viên hoạt động trực tiếp tại Công ty Trường Thành gồm hơn 200 người thì 32 % nhân viên có trình độ đại học, trong đó chỉ có khoảng 12 % nhân viên tốt nghiệp Đại học Giao thông và Đại học Hàng hải. Như vậy, đội ngũ chuyên môn để cung cấp dịch vụ logistics còn ít trong khi yêu cầu về trình độ và chuyên môn của những con người hoạt động trong lĩnh vực này lại ngày càng tăng.

Biểu 2.2: Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ bằng cấp của Công ty

(Đơn vị tính: %)

Nguồn: Phòng Tổ chức – Quản trị hành chính, Công ty Trường Thành

Ở nhiều nước trên thế giới logistics là cả một chuyên ngành đào tạo nhưng ở nước ta chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành này một cách chính quy. Chỉ có một số trường đại học lớn đã có những khóa học ngắn hạn về logistics nhưng chỉ mang tính giới thiệu theo kiểu “cưỡi ngựa

xem hoa”. Tóm lại, nếu thiếu tài lực, vật lực cho hoạt động logistics thì vẫn có thể giải quyết xây dựng từng phần, nhưng nếu thiếu nhân lực thì hệ thống logistics sẽ không thể hoạt động được. Chính vì thế nhu cầu cho xây dựng một nguồn nhân lực logistics là yêu cầu cần thiết hiện nay đối với Trường Thành nói riêng và ngành logistics nói chung.

d. Hạn chế về áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics

Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của mọi hoạt động nói chung và hoạt động logistics nói riêng, quản lý chuỗi logistics là quản lý cả dòng vật chất lẫn dòng thông tin. Nếu thiếu một trong hai thì hoạt động đó chưa phải là hoạt động logistics thật sự. Trường Thành chủ yếu vẫn sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng, hải quan. Trong khi những nước quanh ta như Singapore, Thailand, Malaysia…đã áp dụng hệ thống trao đổi thông tin điện tử cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Hầu như các Công ty Việt Nam nói chung và Trường Thành nói riêng, chưa Công ty nào có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử chưa cao, chưa đồng bộ và chưa thực sự đạt hiệu quả. Trường Thành chưa tham gia sử dụng chứng từ điện tử và hợp đồng điện tử... cũng như chưa xây dựng được trang web riêng của Công ty.

Trường Thành mới chỉ xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý như BPCS, hay Web Map Service – WMS.

Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong việc cung cấp dịch vụ logisitcs. Ví dụ Hệ thống thông tin của Maersk bao gồm: Hệ thống trao đổi thông tin giữa các văn phòng Maersk logistics trên khắp thế giới - Maersk communication system (MCS); hệ thống quản lý đơn hàng - Operation & documentation

Excution system (MODS); hệ thống cho phép công ty gửi những yêu cầu xếp hàng qua mạng nhanh chóng và tiện lợi - online booking & documentation system for shipper (M*power shipper); kiểm tra tình trạng hàng hóa của khách hàng - client visibility tool (M*Power); hệ thống tự động tính toán - global airfreight system và phát hành chứng từ cho các lô hàng hàng không, quản lý mã hàng - e-label system, in nhãn hiệu hàng hóa, mã số, mã vạch.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của Trường Thành chưa thực sự tốt là vốn đầu tư. Để áp dụng bất kì chương trình quản trị hay hỗ trợ hoạt động nào cũng đòi hỏi việc đầu tư một khoản tiền rất lớn cũng như việc xây dựng một đội ngũ nhân viên tiếp quản và triển khai các ứng dụng đó. Đây không phải là một việc dễ thực hiện đối với công ty. Tuy nhiên, việc ứng dụng nhiều hơn nữa những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào việc cung cấp dịch vụ của công ty là một vấn đề cấp thiết, và để ứng dụng thành công thì phải có kế hoạch lâu dài.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistic của công ty tnhh tm vận tải quốc tế trường thành (Trang 38 - 41)