Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán
3.1.4.3.Chức năng và nhiệm vụ của kế toán. 3.1.4.3.1.Kế toán trưởng:
Là người phụ trách chung phòng kế toán, kiểm tra đôn đốc công việc của kế toán viên – là người tham mưu cho GĐ về hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp.
3.1.4.3.2.Kế toán tổng hợp kiêm tài sản cố định:
Là người cùng kế toán trưởng tổ chức công tác kế toán và kiểm tra, đôn đốc các kế toán viên.
3.1.4.3.3.Kế toán thanh toán:
Là người phải theo dõi các khoản phải trả, phải trả kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng.
KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán NVL CCDC Kế toán tập hợp chi Thủ quỹ
Nhân viên kế toán thống kê phân xưởng và các đơn vị trực thuộc
Chương 3: Thực trạng tại công ty GVHD: ThS Võ Thị Minh
3.1.4.3.4.Kế toán tiêu thụ:
Tổng hợp bán ra cập nhật từng ngày vào sổ và cuối năm tổng hợp lại.
3.1.4.3.5.Kế toán Nguyên Vật Liệu:
Theo dõi tình hình nhập kho, xuất kho và tồn kho của Nguyên Vật Liệu.
3.1.4.3.6.Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
Có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm.
3.1.4.3.7.Thủ quỹ:
Là người theo dõi thu chi tiền mặt.
Tổ chức bộ máy kế toán không chia thành các bộ phận mà theo hình thức tập trung.
3.1.4.4.Nhiệm vụ của Công ty
Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đố năng cao giá trị hiệu quả sản xuất, giữ vững thương hiệu công ty.
3.1.4.5.Tổ chức vận dụng hình thức kế toán. 3.1.4.5.1.Hình thức kế toán
Là hình thức mà sổ kế toán dùng để ghi chép hệ thống hóa và tổng hợp các số liệu, các chứng từ kế toán theo một hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán, bao gồm các loại sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối liên hệ kiểm tra đối chiếu giữa các sổ sách kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ kế toán và việc tổng hợp các sổ để lập báo cáo.
3.1.4.5.2.Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán
Là việc vận dụng hình thức sổ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản, các chế độ điều lệ của nhà nước, dựa trên quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của bộ máy kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán thích hợp.
Công ty Thành Công đã vận dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức “ CHỨNG TỪ GHI SỔ”
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Chương 3: Thực trạng tại công ty GVHD: ThS Võ Thị Minh + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối năm, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong năm trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Chương 3: Thực trạng tại công ty GVHD: ThS Võ Thị Minh
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ CHỨNG TỪ GHI SỔ”
3.1.4.6.Các chính sách kế toán khác 3.1.4.6.1.Chế độ kế toán áp dụng
Công ty Thành Công áp dụng chế độ kế toán VN ban hành theo quyết định 48/2006 kế toán ngày 14.9.2006.
3.1.4.6.2.Niên độ kế toán
Công ty áp dụng kế toán theo năm dương lịch ( bắt đầu từ 1/1, kết thúc ngày 31/12/)
3.1.4.6.3.Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Chương 3: Thực trạng tại công ty GVHD: ThS Võ Thị Minh Việt Nam đồng (VNĐ).
3.1.4.6.4.Kỳ kế toán
Công ty áp dụng theo hình thức tháng.
3.1.4.6.5.Hệ thống Báo Cáo Tài Chính
Báo Cáo Bắt Buộc:
+ Bảng Cân Đối Kế Toán: Mẫu số B01_DNN
+ Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh: Mẫu số B02_DNN + Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước : Mẫu số T01_DNN + Bảng Cân Đối Tài Khoản: Mẫu số F02_DNN
+ Thuyết minh Báo Cáo Tài Chính.
Trách nhiệm. Thời hạn lập và gửi Báo Cáo Tài Chính : Công ty Thành Công mỗi năm lập báo cáo 1 lần, định kỳ theo năm dương lịch do kế toán tổng hợp lập chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và ký, sau đó Giam Đốc gửi cho cơ quan thuế và thống kê
3.1.5.Các loại chứng từ
Hoá đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
- Hoá đơn bán hàng (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tương chịu thuế GTGT)
- Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
- Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi)
- Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày - Các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại
- Phiếu thu, giấy báo Có… - Các chứng từ khác có liên quan