Kiến nghị với NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tô Hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu (Trang 50 - 54)

TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH TÔ HIỆU

3.3.4. Kiến nghị với NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tô Hiệu

vay của ngân hàng.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chất lượng của hoạt động giải ngân vốn. NHNN cần yêu cầu các NHTM trong hệ thống phải thống nhất các chỉ tiêu đánh giá khả năng tín dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN cần tập trung thông tin, phân tích tình hình chính xác và cung cấp cho NHTM chỉ tiêu đánh giá triển vọng phát triển, biến động của các ngành kinh doanh trong nền kinh tế, tạo bản lề hướng dẫn quyết định cho vay của các NHTM, định hướng các ngành nghề cần hỗ trợ, quan tâm, tạo điều kiện cấp tín dụng mở rộng sản xuất.

- NHNN nên tạo điều kiện thuận lợi về vốn và công nghệ cho các NHTM tiến hành hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của các ngân hàng trong nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

3.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Công thương Việt Nam

Trước tình hình thực tế hoạt động tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh Tô Hiệu đang có dấu hiệu tăng trưởng bền vững, Ban lãnh đạo NHTMCP Công thương Việt Nam cần xem xét đưa ra các quyết định hợp lí, tạo điều kiện cho chi nhánh:

- Gia tăng chỉ tiêu tuyển dụng tại các phòng ban chuyên môn liên quan đến hoạt động vay vốn DNVVN nhằm giảm lượng áp lực quá tải đối với cán bộ phòng khách hàng DN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng tín dụng với DNVVN tại chi nhánh.

- Ngoài ra, Ban lãnh đạo NHTMCP Công thương Việt Nam cân nhắc nới rộng tổng dư nợ tín dụng với khách hàng DNVVN tại chi nhánh, tạo cơ hội chi nhánh tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, đóng góp chung cho sự tăng trưởng của hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam

- Bên cạnh đó, NHTMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng một chính sách tín dụng chung cho toàn hệ thống các chi nhánh một cách cụ thể hơn, hoàn thiện hơn, tạo tính thông thoáng để tạo điều kiện cho các chi nhánh áp dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế của mình, tránh việc áp dụng quá máy móc làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các chi nhánh.

3.3.4. Kiến nghị với NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tô Hiệu Hiệu

Ban lãnh đạo chi nhánh Tô Hiệu cần cải thiện thêm tình hinh tài chính, quản trị kinh doanh, khắc phục những khó khăn còn tồn tại

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nhân viên theo hướng phát triển đồng đều, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng yêu cầu chương trình hiện đại hóa hệ thống tín dụng, đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng, giao dich viên vì đội ngũ này trực tiếp tư vấn, chăm sóc khách hàng DNVVN, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, để tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc, Ban lãnh đạo Chi nhánh nên tổ chức các cuộc thi hàng tháng tặng thưởng cho những cán bộ có thành tích xuất sắc nhất như thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất, kí được nhiều hợp đồng nhất, tìm kiếm được doanh nghiệp ở thị trường ngách nhanh và hiệu quả nhất… Chính môi trường năng động như vậy sẽ thúc đẩy đội ngũ cán bộ nhân viên luôn làm việc hết mình, gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

- Ngân hàng cần linh hoạt hơn trong xử lí tài sản đảm bảo. Chi nhánh nên thực hiện theo chủ trương chú trọng quan tâm đến hiệu quả, tính khả thi dự án, tư cách tài chính, phi tài chính của khách hàng DNVVN. Khi đánh giá được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, chi nhánh nên nới lỏng các điều kiện về tài sản đảm bảo, tạo cơ hội cho DNVVN phát triển.

- Bên cạnh đó, chi nhánh Tô Hiệu nên nghiên cứu nhiều hơn nữa sản phẩm tín dụng đa dạng thu hút thêm khách hàng DNVVN đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tín dụng của khách hàng này: cho thuê tài chính, bao thanh toán,…Ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm, Chi nhánh Tô Hiệu nên nghiên cứu sản phẩm của mình để tạo ra sự khác biệt đối với các chi nhánh khác. Đội ngũ nghiên cứu thường xuyên thăm dò, theo sát thị trường để tìm ra được những sản phẩm ưu việt, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh, nhằm thu hút được lượng khách hàng mới và củng cố niềm tin cho khách hàng truyền thống của mình.

KẾT LUẬN

Sau năm 2010. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã xác định được tầm quan trọng của DNVVN trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường; hệ thống DNVVN khi được hỗ trợ phát triển đồng để và hiệu quả sẽ gia tăng ưu thế hoạt động của toàn bộ nền kinh tế trên trường quốc tế, cải thiện vị thế thương mại Việt Nam.

Phát triển tín dụng với DNVVN đã trở thành vấn đề quan tâm của các NHTM nói chung và NHTMCP Công thương – chi nhánh Tô Hiệu nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho cả ngân hàng và khách hàng DNVVN. Đặc biệt hơn với chi nhánh Tô Hiệu, ban lãnh đạo xác định phát triển tín dụng DNVVN là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược quản trị, mở rộng thị phần, gia tăng sức mạnh thương hiệu của ngân hàng trên địa bàn hoạt động của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm kiếm và mạnh dạn áp dụng hệ thống giải pháp đúng đắn, hợp lí nhằm phát triển khách hàng DNVVN là cần thiết đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh chi nhánh.

Sau một thời gian tiếp xúc, phân tích thực tiễn tại NHTMCP Công thương – chi nhánh Tô Hiệu, người nghiên cứu đã đưa ra được một số kết quả sau:

Thứ nhất là khái quát chung về mô hình tổ chức ngân hàng, hoạt động của từng phòng ban trong chi nhánh Tô Hiệu.

Thứ hai, dựa vào tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh, thành tích cũng như những mặt hạn chế trong hoạt động này để rút ra bài học hữu ích cho công tác phát triển đối tượng khách hàng DNVVN

Thứ ba, tổng kết định hướng, mục tiêu phát triển của NHTMCP Công thương – chi nhánh Tô Hiệu. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu đưa ra những đễ xuất cụ thể, rõ ràng, thực tế nhằm giúp chi nhánh hoạch định hệ thống giải pháp hợp lí để hoạt động phát triển tín dụng DNVVN đạt hiệu quả cao nhất.

Bản thân đề tài này của người nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, đề tài “Giải pháp mở rộng và phát triển tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu” thực sự là một vấn đề lớn và phức tạp, trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, giải pháp khó có thể đầy đủ, hoàn hảo. Vì vậy, người nghiên cứu thực sự mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thầy, cô và các anh chị cán bộ NHTMCP Công thương – chi nhánh Tô Hiệu, những người quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trong tương lai.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu (Trang 50 - 54)