Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu (Trang 36 - 38)

Nhìn chung, hoạt động quản lí chi phí của Chi nhánh Tô Hiệu là rất tốt ngoại trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi nhánh cần xem xét kĩ hơn và

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế quản lí áp dụng cho DNVVN của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sự đồng bộ, nhiều khái niệm không rõ rang, thiếu tính thực tế tạo nhiều khe hở cho các DNVVN thiếu ý thức, kinh doanh kém hiệu quả, không tiến hành trả nợ đầy đủ, đúng hạn, thậm chí không trả nợ cho ngân hàng. Thực tế ở Việt Nam, số lượng DN tăng nhanh nhưng tỉ lệ vốn chủ sở hữu thấp. Chính điều đó tạo ra ấn tượng không tốt về phía ngân hàng mỗi khi xem xét quyết định cho vay với họ và mở rộng quan hệ tín dụng với họ.

- Ba tháng cuối năm 2010 và năm 2011, thị trường tín dụng căng thẳng với mức lãi suất cao. LS huy động VND tăng cao khiến LS cho vay không chỉ giữ ở mức 20- 23%/năm như thống kê từ NHNN mà có thể đã vượt cao hơn. LS cho vay cao làm các ngân hàng ở vào thế tiến thoái lưỡng nan bởi các DN sản xuất cần vốn thì lại khó tiếp cận vì LS cho vay quá cao. “Cuộc đua” ngầm về LS đẩy nguồn vốn huy

động chạy quẩn trong hệ thống, kéo LS cho vay leo thang khiến DN thiệt hại và phải hạn chế sản xuất kinh doanh nên dẫn tới hậu quả cuối cùng là nợ xấu gia tăng, dẫn đến rủi ro cho NHTM đó nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung.

- Năm 2011, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng còn phải đương đầu với rất nhiều thử thách và khó khăn. Với mức lãi suất cho vay cao của NHTM, DN phải đạt mức lãi cao hơn nữa trong điều kiện thị trường khó khăn. Đó lá lí do khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng kế hoạch mở rộng sản xuất, thậm chí đình trệ sản xuất.

- Năm 2011,nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu trì trệ tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng, tỉ giá, lãi suất biến động bất thường tác động lớn tới tâm lí của những thành phần kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi. Họ có xu hướng gửi tiền tại ngân hàng thương mại với thời hạn ngắn, cơ chế linh động rút tiền để họ có thể chớp lấy phương án đầu tư hiệu quả nhất. Chính yếu tố này đã tác động rất lớn, trực tiếp tới nguồn vốn huy động của ngân hàng, Để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tính cân đối trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, ban lãnh đạo ngân hàng buộc phải ưu tiên cho những khoản vay có thời hạn ngắn bởi ngân hàng khó có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Kết quả là những dự án đầu tư dài hạn của các DNVVN khó có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

- Thị trường chứng khoán đang xuống dốc, thị trường vàng biến động mạnh và trở nên không an toàn cho các nhà đầu tư, thị trường bất động sản trầm lắng tác động gián tiếp đến việc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản trong các hợp đồng thế chấp tài sản của các cán bộ tín dụng trở nên khó khăn, hoạt động kiểm soát rủi ro khó nắm bắt rõ ràng. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính rườm rà, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn diễn ra chậm chạp, nhiều doanh nghiệp vì thế đã bị từ chối tiếp cận nguồn vốn tín dụng mặc dù tình hình tài chính, kế hoạch đầu tư, kinh doanh, lịch sử trả nợ tương đối tốt bởi không đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản đảm bảo.

b. Nguyên nhân từ phía chi nhánh Tô Hiệu

Tài sản đảm bảo thường là yếu tố bắt buộc đối với bất kì hồ sơ vay vốn nào của DNVVN. Điều kiện vay vốn tại chi nhánh Tô Hiệu còn chặt chẽ, tất cả các khoản vay đều bắt buộc phải có tài sản đảm baao, nhiều DNVVN không đủ tài sản thế chấp đã không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. DNVVN được coi là có tài sản đảm bảo yếu nhất trong khi chi nhánh lại quá coi trọng đến tài sản đảm bảo mà quên đi mất yếu tố quan trọng là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc xử lí tài sản đảm bảo vẫn còn nhiều bất cập ở khâu pháp lí và đánh giá giá trị tài sản đảm bảo chưa rõ ràng dẫn đến chi nhánh Tô Hiệu có thể bỏ qua các cơ hội kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh còn thiếu tính chuyên nghiệp: thủ tục vay cứng nhắc, quy định chuẩn mực chưa rõ ràng, thủ tục, giấy tờ phức tạp tốn nhiều thời gian lám lỡ kế hoạch thực hiện dự án của doanh nghiệp.

c. Nguyên nhân từ phía DNVVN

- Đầu tiên, lí do quan trọng chính là do phương án sản xuất kinh doanh hoặc các dự án đầu tư của DNVVN tính khả thi chưa cao. Thực tế, hầu hết các DNVVN Việt Nam trình độ chưa cao, đều thiếu tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng một dự án đầu tư chính xác có tính toán đến sự biến động của lạm phát hay sự biến động bất thường của các nguyên liệu đầu vào…Không chỉ có vậy, năm 2011 với diễn biến kinh tế ngày càng xấu đi cũng tác động phần nào đến tính khả thi của bất kì dự án kinh doanh nào trình bày trước ngân hàng đề nghị cấp vốn.

- Chất lượng, giá trị tài sản thế chấp của DNVVN còn rất nhiều hạn chế do tài sản đảm bảo của ho thường chứa đựng yếu tố rủi ro cao. Một sô dự án xin cấp vốn trung và dài hạn chưa thể tiếp cận thành công nguồn vốn ngân hàng bởi tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai. Phần vốn tự có của doanh nghiệp thì rất thấp vì vậy nếu xảy ra rủi ro của dự án thì ngân hàng phải gánh chịu tổn thất không nhỏ

- Nhiều doanh nghiệp để có được vốn vay của ngân hàng còn lập báo cáo tài chính thiều minh bạch, không tuân thủ nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành. Các báo cào này thường được chỉnh sửa, tạo gian lận trước khi gửi đến ngân hàng để tạo sự tin tưởng về tình hình tài chính của mình cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định cấp vốn tín dụng cùa ngân hàng thiếu chính xác và hợp lí. Bản thân các báo cảo tài chính không có sự tham gia xác nhận của các công ty kiểm toán uy tín cũng không tạo được niềm tin từ phía Chi nhánh NHTMCP Công thương Tô Hiệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w