Nhóm giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu (Trang 45 - 48)

TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH TÔ HIỆU

3.2.3.Nhóm giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng

Không chỉ chú trọng tới mở rộng quan hệ tín dụng với DNVVN về quy mô nhằm gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng, Chi nhánh Tô Hiệu cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống đánh giá, kiểm soát , bảo đảm an toàn tín dụng để tăng tính bền vững trong hoạt động tín dụng DNVVN

Nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra giám sát tín dụng

Bên cạnh việc gia tăng số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng mình, Chi nhánh Tô Hiệu cũng phải hết sức lưu ý tới vấn đề đảm bảo an toàn tín dụng, quản lí thường xuyên, hiệu quả tình hình cho vay đối với các DNVVN nhằm duy trì ở mức thấp tỉ lệ nợ xấu, phòng tránh rủi ro tín dụng phù hợp với định hướng phát triển mạnh và vững chắc năm 2012 do ban lãnh đạo đề ra.

- Đánh giá tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là công cụ để ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay đối với Ngân hàng đồng thời cũng là nguồn trả nợ thứ hai trong trường hợp doanh nghiệp đó bị mất khả năng trả nợ gốc và lãi. Tài sản đảm bảo đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay với DNVVN. Vì vậy bãn

lãnh đạo cần hoàn thiện hơn công việc đánh giá phân loại TSĐB trong quá trình thẩm định hồ sơ tài sản đảm bảo (xác định tính đầy đủ, hợp lệ của đăng kí giao dịch đảm bảo của tài sản đảm bảo, lập hợp đồng thế chấp chặt chẽ, hợp pháp…); tổ chức định kì đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo (ít nhất 6 tháng một lần) đặc biệt với tài sản là máy móc, nhà xưởng… và các động sản khác cps thời gian sử dụng ngắn, giá trị khấu hao hàng năm lớn, thường xuyên kiểm tra tính thanh khoản của những tài sản này…để đảm bảo quyền lợi của chi nhánh nếu có phát sinh tranh chấp với khách hàng.

- Hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng:

Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ phân tích để kiểm tra mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án mà khách hàng đưa cho ngân hàng phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Công việc này giúp nhà phân tích hiểu được tính khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng, từ đó sẽ giảm được những sai lầm khi ra quyết định cho vay. Chính vì vậy, xây dựng một quy trình thẩm định hợp lí, khoa học kết hợp với việc giải quyết đồng bộ, thực hiện nghiêm túc các khâu trong quy trình, tiến hành thẩm định khách hàng DNVVN với sự đánh giá toàn diện: năng lực pháp lí, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh sẽ đem lại phán quyết tín dụng đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động cho Chi nhánh Tô Hiệu. Chi nhánh vừa cần có sự ứng dụng linh hoạt nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho DNVVN trong hoạt động tín dụng vừa đảm bảo việc xét duyệt chặt chẽ quy trình tín dụng để đảm bảo an toàn về mặt pháp lí và kinh tế cho ngân hàng.

- Thu thập thông tin chính xác, kịp thời: Thông tin được ngân hàng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, đối với chi nhánh thì thông tin từ trung tâm CIC (trung tâm thông tin tín dụng) là nguồn có chất lượng và độ tin cậy cao nhất do đây là cơ quan chuyên tập hợp và cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM do Ngân hàng Nhà nước quản lí.

- Phân tích tín dụng: Đây là khâu quan trọng nhất, cán bộ tín dụng phải đưa ra được kết luận về chất lượng DNVVN đang nghiên cứu, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ngân hàng sẽ đánh giá được chính xác hơn về phương án vay vốn bằng những lí luận khoa học trên cơ sở thu thập và xử lí thông tin.

+ Phối hợp sử dụng hợp lí, đầy đủ, chính xác mô hình 6C là gợi ý đưa ra trong nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình phân tích tín dụng DNVVN. Khách hàng tốt: Credibility (Uy tín khách hàng), Collateral (Khả năng bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp), Condition (Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến khả năng trả nợ), Capital (Khả năng đóng góp vốn vào dự án), Capacity (Khả năng tạo ra tiền để trả nợ), Character (Tư cách của khách hàng vay vốn).

+ Cơ sở để đánh giá hiệu quả của dự án chính là tiến hành phân tích đánh giá dòng tiền của dự án so với khi không có dự án và mức suất chiết khấu hợp lí, từ đó quy đổi dòng tiền ở những thời điểm khác nhau về cùng một mốc chung để so sánh. Qua quá trình tính toán cẩn thận, dựa vào các chỉ tiêu NPV, IRR… ngân hàng quyết định chấp nhận hay từ chối dự án. Việc thẩm định hiệu quả của dự án là một công việc phức tạp yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, chính xác.

Trong quá trình phân tích, cán bộ tín dụng cần xác định: những sai sót chủ quan của người lập dự án; sai sót khách quan do trình độ của người lập dự án còn hạn chế, đáng giá chính xác hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu kinh tế: IRR (tỉ suất sinh lời nội bộ), NPV (giá trị hiện tại ròng của dự án), thời gian hoàn vốn…Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải am hiểu tình hình cụ thể và triển vọng, đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh, có kĩ năng phân tích tốt, xem xét cả các yếu tố khách quan biến động để xác định hiệu quả của dự án một cách chính xác nhất.

Biện pháp xử lí nợ xấu hiệu quả

Biện pháp chi nhánh Tô Hiệu nên áp dụng đó là chuyển nợ xấu thành vốn góp, gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp: xóa một phần nợ và lãi, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hiệu quả. Tuy nhiên, ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng, chỉ mua lại các khoản nợ mà ngân hàng có khả năng hỗ trợ giúp doanh nghiệp hồi phục. Muốn áp dụng biện pháp này có hiệu quá, ngân hàng cần kết hợp với các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp để nhận định chính xác được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, đưa ra quyết định chính xác trong việc chuyển nợ thành vốn góp của minh. Việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp là một hướng đi mới trong việc xử lí triệt để nợ xấu và góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

Phát huy hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ

Đối với NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Tô Hiệu, kết quả xếp hạng tín dụng đối với DNVVN được sử dụng cho các mục đích: quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng, xác định giới hạn tín dụng, quyết định mức lãi suất cho vay, xác đinh yêu cầu về tài sản đảm bảo; giúp ngân hàng đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lí danh mục và yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro. Do tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nên chi nhánh cần chú ý thực hiện:

- Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ thực hiện phân loại DNVVN khách quan, công tâm và hợp lí đối với các tiêu chí quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề kinh

doanh của DNVVN. Bởi với một bộ chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp, việc thay đổi hình thức kinh doanh có thể dẫn đến nhận định thiếu hợp lí khi so sánh trọng số từng ngành, điểm số các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính, từ đó dẫn đến quyết định cho vay sai lầm.

- Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, phân tích đúng đắn và ra quyết định điểm số hợp lí ở các nhóm chỉ tiêu phi tài chính: tính cách của những người trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn cho ngân hàng, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, uy tín của doanh nghiệp, khả năng đối phó với sự thay đổi của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chính sách của Nhà nước tác động đến DN… để đưa ra kết quả chấm điểm sát nhất với tình hình kinh doanh và năng lực của DN, điều này ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay đối với DNVVN của ban lãnh đạo chi nhánh.

- Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với DN mới phải được chi nhánh lưu giữ đầy đủ cùng hồ sơ tín dụng của khách hàng; định kì hàng năm chấm và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn một lần làm cơ sở giúp ban lãnh đạo ra quyết định, thay đổi hạn mức tín dụng, mức trích lập dự phòng cần thiết.

3.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tô Hiệu (Trang 45 - 48)