8. Cấu trúc của luận văn
3.5. Kết luận chung về dạy học thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của luận văn. Các lớp thực nghiệm ở những điểm trường người viết luận văn lựa chọn khi được học theo giáo án của luận văn thiết kế tiết rèn kĩ năng viết phần mở bài về cơ bản đã đạt hiệu quả viết bài tốt hơn so với các lớp đối chứng. Các giáo viên tham gia các phần học thực nghiệm đều nhiệt tình thực hiện đúng tinh thần kế hoạch thực nghiệm đề ra. Về phía học sinh, các em tích cực và chủ động trong giờ dạy cũng như làm các bài thực hành để rèn kĩ năng viết đoạn mở bài theo yêu cầu do giáo viên đưa ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Trong đời sống cũng như trong nhà trường, văn nghị luận có vai trò hết sức quan trọng. Học sinh muốn viết được những bài văn nghị luận đạt kết quả cao cần hội tụ được nhiều yếu tố trong quá trình viết bài: Đòi hỏi phải có sự tích luỹ về vốn sống, vốn ngôn ngữ, vốn văn chương… Nhưng trước hết các em phải trang bị cho mình phương pháp và kĩ năng làm bài văn nghị luận, trong đó, không thể thiếu kĩ năng đầu tiên khi bắt tay vào viết bài đó là viết đoạn mở bài.
1. Trên cơ sở xem xét những vấn đề khoa học chung như ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, logic học, lí thuyết về đoạn văn mở bài, đề tài đã khẳng định vai trò của phần mở bài trong bài văn nghị luận – một phần tuy nhỏ nhưng không thể thiếu – nó góp phần hoàn thiện chỉnh thể bài văn. Phần mở bài có nhiệm vụ trình bày một cách khái quát vấn đề trung tâm mà bài văn nghị luận đề cập đến trong phần thân bài. Đồng thời, nó còn có nhiệm vụ thu hút sự chú ý, phát động suy nghĩ thực sự ở người đọc, lôi cuốn họ vào quá trình giải quyết vấn đề.
2. Vai trò của đoạn mở bài được đánh giá cao như vậy nhưng trong nhà trường phổ thông việc dạy và học lí thuyết cũng như phương pháp về nội dung này vẫn chưa được quan tâm xứng đáng. Mặc dù sự đổi mới trong phương pháp dạy học văn đã có sự chú trọng nhấn mạnh vai trò và phương pháp dạy bộ môn Làm văn, nhưng qua khảo sát thực tế cho thấy giáo viên chưa thực sự coi đây là phân môn quan trọng nên khi dạy môn Tập làm văn chưa được đề cao và đầu tư thoả đáng. Chính vì lẽ đó, phần mở bài thuộc bố cục một bài văn nghị luận cũng không được giảng dạy thực sự chu đáo về lí thuyết, đặc biệt là phần thực hành. Mâu thuẫn này đặt ra cho những người nghiên cứu phương pháp giảng dạy như chúng tôi cần nhanh chóng góp phần hoàn thiện lí luận và những hướng dẫn căn bản nhất để viết tốt phần mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, học sinh Trung học phổ thông chưa có quan niệm đúng đắn về phần mở bài. Đa số các em đều mang nặng tâm lí xem phần này ít quan trọng, không phải phần chính nên không quan tâm nhiều cả về ngôn ngữ và nội dung, đầu tư thời gian để viết nó là không hợp. Năng lực làm việc trong phần này của các em chưa cao. Học sinh thường viết dựa vào những cái sẵn có hoặc viết hoàn toàn theo cảm tính không khoa học nên khiến đoạn mở bài trở nên lộn xộn, lan man. Ngược lại, nhiều học sinh muốn viết mở bài hay nhưng xem ra rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khó khăn, dù có thể mất nhiều thời gian mà không ưng ý, thậm chí không đạt yêu cầu. Tình hình đó phản ánh một thực trạng: Các em không được luyện tập thường xuyên với phần mở bài để có thể hình thành những kĩ năng cơ bản nhất.
3. Để thực hiện nhiệm vụ rèn luyện tri thức kết hợp với rèn luyện kĩ năng cho học sinh, từ những đề xuất và tiền đề lí thuyết, luận văn đi sâu vào hình thành các kĩ năng và cách thức rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận. Quan điểm lí thuyết đi đôi với thực hành, thực hành làm sáng tỏ lí thuyết luôn được đưa lên hàng đầu trong quá trình thực hiện luận văn. Học sinh nhờ đó không chỉ nắm vững các vấn đề lí thuyết viết đoạn mở bài mà còn biết vận dụng các vấn đề lí thuyết đó để đi vào bài làm cụ thể của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bước đầu sắp xếp, xây dựng hệ thống bài tập theo ba mức độ: hiểu, biết, vận dụng… Soạn giáo án có sử dụng hệ thống bài tập, xây dựng theo hướng dạy học tích cực. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại bốn lớp. Xử lý các số liệu thực nghiệm, phân tích kết quả thực nghiệm đồng thời trao đổi với giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm để có được những kết luận mang tính chính xác, khoa học, khẳng định tính thực tế, tính ứng dụng của đề tài.
Kết quả cho thấy hệ thống bài tập đã xây dựng và việc sử dụng các bài tập này trong bài lên lớp theo hướng dạy học tích cực đã phát huy hiệu quả đáng kể không những đối với học sinh mà còn giúp giáo viên định hướng, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống bài tập có tác dụng phát triển trí lực, góp phần phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo cho học sinh, thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh trong quá trình học tập.
4. Để cho vấn đề lý luận về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới khi dạy phân môn Tập làm văn ở nhà trường THPT phát huy được tác dụng, qua quá trình nghiên cứu chung tôi đề xuất một số vấn đề như sau:
Về chương trình đào tạo và hệ thống bài tập: chương trình quá tải làm hạn chế việc học tập của học sinh, làm mất đi khả năng sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt của giáo viên dẫn đến việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh cũng bị hạn chế. Bởi thế cần điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp hơn. Hệ thống bài tập cần được bổ sung thêm, biên tập và chỉnh lý lại cho đa dạng phong phú theo mức độ từ dễ tới khó để giúp học sinh có thể tự ôn tập. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống bài tập từ cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đến nâng cao và đảm bảo sự cân bằng giữa chúng, để có thể áp dụng cho từng đối tượng học sinh và điều kiện dạy học cụ thể.
Về vấn đề giảng dạy: cần tăng cường đầu tư thiết bị dạy học thì mới phát huy hết khả năng dạy học của người giáo viên, khả năng sáng tạo và tiếp thu kiến thức của học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giáo viên cần được tham gia các khoá học bồi dưỡng chuyên môn gắn liền mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên cũng cần phải đầu tư nhiều công sức, thời gian khi thiết kế bài dạy từ những nội dung trong sách giáo khoa.
Trên tinh thần không ngừng học hỏi và gắn bó với công việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học Làm văn nói riêng, qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy hướng đi của mình là đúng về cơ bản và có khái quát được vấn đề nhưng chưa thực sự cặn kẽ. Hi vọng rằng, sự đóng góp của luận văn sẽ giúp ích được phần nào những người quan tâm đến việc dạy học Làm văn trong nhà trường cũng như với những ai có niềm say mê văn học. Tôi mong rằng những vấn đề đề cập đến trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn sẽ là gợi ý cho nhiều người tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống phương pháp làm văn. Nó là cơ sở, điểm xuất phát của những bài văn hay trong nhà trường, đồng nghĩa với việc phát triển toàn diện năng lực tư duy, diễn đạt nhân cách học trò. Chúng tôi rất hi vọng có dịp hoàn chỉnh thêm vấn đề đặt ra trong luận văn này. Qua đây, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và bạn bè cho những gì còn khiếm khuyết của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Giáo trình Làm văn, NXB Giáo dục.
2. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
3. Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng chủ biên), Đỗ Thị Hoà, Trần Thị Hoa Lê, Nguyễn Thị Nương, Đặng Thị Hảo Tâm (2009), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội môn Ngữ văn lớp 10,11,12, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Lê A (2011), Phương pháp dạy học tạo lập văn bản, Bài giảng chuyên đề. 5. Diệp Quang Ban (1989), Văn bản và liên kết trong tiếng việt, NXB Giáo dục. 6. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn, NXB Giáo dục.
7. Phan Văn Các (2003), Từ điển Từ Hán Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Tạ Phong Châu, Đỗ Quang Lưu (1982), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn cấp III, NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1987), Để học và thi tốt môn Văn (dùng cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp PT và thi vào Đại học khối C,D), NXB Giáo dục.
10. Phan Huy Dũng, Trần Đình Sử, Lê Quang Hưng (2001), Thực hành Làm văn 12, NXB Giáo dục.
11. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển tâm lý học.
12. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học, NXB Giáo dục.
13. Phan Huy Đông (2003), Cách làm bài tập làm văn nghị luận (dùng cho học sinh thi tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh Đại học, cao đẳng), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2009), Thiết kế bài giảng Ngữ văn nâng cao 12, tập hai, NXB Hà Nội.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.
16. Lê Bá Hán, Chu Văn Sơn, Lê Quang Hưng (2001), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18. Lê Thị Diệu Hoa (2008), Ôn luyện kiến thức và bài tập rèn kỹ năng Ngữ văn 12, NXB Giáo dục.
19. Lê Quang Hưng (2007), Đến với tác phẩm văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Long, Chu Văn Sơn (2000), Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Đỗ Luận (2004), 27 bài làm văn 12, NXB Trẻ.
22. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1998), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 12 tập, 2 tập, NXB Giáo dục. 24. Phan Trọng Luận (2007), Phương pháp dạy học văn, tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Lê Đình Mai (1994), Để làm tốt các kiểu bài văn nghị luận PTTH, NXB Giáo dục. 26. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (1999), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục.
27. Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Lưu Oanh, Nguyễn Quang Trung (2000), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12, NXB Giáo dục.
28. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2002), Văn bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Kinh nghiệm viết văn, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Văn Giá, Lê Quang Hưng, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Văn Tùng (2006), Cẩm nang ôn luyện môn văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nhiều tác giả (2004), Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục.
32. Nhiều tác giả (2006), Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục. 33. Đoàn Thị Kim Nhung, Phan Thị Nga (2006), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận (dành cho lớp 7,8,9), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
34. Nguyễn Quang Ninh (1981), Tài liệu hướng dẫn học bộ môn Làm văn (dùng cho sinh viên Đại học hệ vừa học vừa làm), NXB Giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Quang Ninh (1995), Quan điểm giao tiếp và việc dạy làm văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 1.
37. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Nguyễn Quang Ninh (2006), Văn ôn thi Đại học, NXB Đại học Sư Phạm. 39. Hoàng Phê (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
40. Nguyễn Ngọc Phúc (1980), Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm văn nghị luận, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11.
41. Bảo Quyến (2001), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục.
42. Nguyễn Đức Quyền (1996), Những bài làm văn đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 12, NXB Trẻ.
43. Trần Đình Sử, Phan Trong Luận, Nguyễn Minh Thuyết (1994), Làm văn 12, NXB Giáo dục.
44. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 nâng cao , NXB Giáo dục. 45. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên 12 nâng cao.
46. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục.
47. Đỗ Ngọc Thống (2007), Làm văn, NXB Đại học Sư Phạm.
48. Đặng Minh Thuý, Nguyễn Thị Ngọc Hà (2005), Văn - ôn thi Đại học, NXB Giáo dục.
49. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu số 1
PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN HỌC SINH LỚP 12 THPT
Họ và tên học sinh:……… Lớp:………... Trường:……….
Em hãy cho biết ý kiến của mình qua những câu hỏi sau: 1. Khi viết bài nghị luận em thấy khó nhất phần nào? A. Mở bài C. Kết bài B. Thân bài D. Cả ba ý trên
2. Theo em phần mở bài trong văn bản nghị luận có vai trò như thế nào? 3. Em hãy nêu những yêu cầu của phần mở bài trong văn bản nghị luận? 4. Hãy kể tên các phương pháp mở bài trong bài văn nghị luận?
5. Em thấy thao tác nào là khó nhất khi viết phần mở bài trong bài văn nghị luận? A. Phân tích đề C. Lập dàn ý
B. Lựa chọn kiểu mở bài D. Cả ba ý trên 6. Phần mở bài của em thường mắc những lỗi nào?
A. Lỗi không nêu được vấn đề C. Lỗi diễn đạt
2
Phiếu số 2
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN DẠY MÔN NGỮ VĂN THPT
Kính gửi Thầy (Cô)……… Trường ………
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Củng cố và phát triển năng lực viết phần mở bài của học sinh lớp 12 trong bài văn nghị luận”. Để có được cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất nội dung, phương thức rèn luyện tích cực. Xin được tham khảo ý kiến của các Thầy(Cô) về một số vấn đề sau :
1. Xin Thầy (Cô) hãy cho ý kiến đánh giá về chất lượng viết phần mở bài trong bài văn nghị luận của học sinh lớp 12 THPT.
2. Khi dạy học thực hành viết phần mở bài trong văn nghị luận - chương trình Ngữ văn 12 Thầy (Cô) gặp phải những khó khăn gì?
3. Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về kỹ năng viết phần mở bài của các em trong bài nghị luận?
4. Theo Thầy (Cô) những khó khăn trong quá trình rèn luyện thực hành về làm văn có ảnh hưởng đến chất lượng của bài văn không ? Nếu có thì sự ảnh hưởng đó như thế nào ?
5. Để hoàn thiện được năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho sinh lớp 12 THPT theo ý kiến của Thầy (Cô) điều gì là cần thiết nhất?