Tổ chức dạy học lý thuyết phần mở bài

Một phần của tài liệu Củng cố và phát triển năng lực viết phần mở bài của học sinh lớp 12 trong bài văn nghị luận (Trang 41 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức dạy học lý thuyết phần mở bài

2.2.1. Những tri thức học sinh cần chiếm lĩnh

Việc viết phần mở bài của học sinh chỉ đạt được kết quả cao khi học sinh chiếm lĩnh được những tri thức cần thiết. Xoay quanh phần mở bài có rất nhiều những vấn đề lí luận liên quan, song thiết nghĩ học sinh phải được trang bị một số đơn vị kiến thức cơ bản sau: vị trí, vai trò của phần mở bài; chức năng của phần mở bài; yêu cầu về nội dung - hình thức của phần mở bài; các phương pháp mở bài… Những vấn đề này được trình bày chi tiết trong mục 1.1 của luận văn.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng giúp học sinh hệ thống lại các dạng đề văn nghị luận, để học sinh chủ động huy động kiến thức phục vụ cho công việc viết bài, không nhầm lẫn dạng đề này sang dạng đề khác. Nếu nhìn từ đề tài, ta có thể chia nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở đề tài nghị luận xã hội có các dạng đề sau: nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Dạng đề này thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế đang quan tâm. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học. Có thể là từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó. Cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là câu chuyện nhỏ (truyên mi ni) đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.

Ở đề nghị luận văn học, có các dạng đề sau: nghị luận về tác phẩm văn học. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Như vậy, trên đây là những tri thức mà học sinh cần chiếm lĩnh khi viết phần mở bài. Đó không chỉ là những tri thức xoay quanh mở bài mà bao gồm cả những đơn vị kiến thức về các dạng đề văn nghị luận.

2.2.2. Các phƣơng pháp dạy học

Để giúp học sinh lĩnh hội và hoàn thành các tri thức cũng như kĩ năng viết phần mở bài trong văn bản nghị luận thì người giáo viên có vai trò quan trọng. Giáo viên phải tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh, trình độ của học sinh để đem lại hiệu quả.

* Các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học

Để tổ chức dạy học lý thuyết về phần mở bài, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Là phương pháp dạy học bằng cách dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành phân tích ngôn liệu, tìm ra đặc điểm của hiện tượng ngôn ngữ chứa đựng trong ngôn liệu, từ đó khái quát thành khái niệm hay phát biểu thành quy tắc, rồi thực hành củng cố lí thuyết, hình thành kỹ năng tiếp nhận và sử dụng hiện tượng ngôn ngữ đó.

Ví dụ: để hình thành cho học sinh khái niệm của mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, giáo viên đưa ra ngữ liệu là hai mở bài:

Mở bài 1: Cứ đến mùa tuyển sinh Đại học hàng năm, rất nhiều cá nhân và tổ chức ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh … lại nhiệt tình tham gia phong trào "Tiếp sức mùa thi". Đây là một phong trào có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi học sinh, sinh viên chung ta và những thành viên tham gia phong trào đó thực sự là những con người đáng được xã hội tuyên dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mở bài 2: "Mùa hạ lại về trong ánh nắng chói chang. Chúng ta như những con rùa thu mình trong căn phòng có gắn điều hoà hay những cốc nước đầy đá mát lịm. Nhưng bạn biết không, cách chúng ta có một bức tường thôi là những cuộc đời khác hẳn. Họ chấp nhận làm tán cây hứng nắng nóng và bụi bặm của mùa hè gay gắt để tạo ra bóng mát cho những sĩ tử chân ướt chân ráo lên thành phố dự thi đại học. Họ là những con người tình nguyện trong phong trào "Tiếp sức mùa thi". [3, 158]

Giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi ý, dẫn dắt để học sinh tự tìm ra khái niệm, đặc điểm của mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Câu hỏi: 1. Hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai mở bài trên. 2. Từ đó rút ra khái niệm mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Học sinh trả lời:

1. Giống nhau: mở bài 1 và mở bài 2 đều nêu lên vấn đề nghị luận: suy nghĩ của bản thân về phong trào "Tiếp sức mùa thi".

Khác nhau: mở bài 1 đi trực tiếp vào vấn đề nghị luận. Mở bài 2 giới thiệu vấn đề nghị luận bằng những lời dẫn dắt (nêu sự khác biệt giữa những người tham gia phong trào "Tiếp sức mùa thi" và những người không tham gia.

2. Từ việc so sánh được sự giống và khác nhau của hai mở bài, học sinh có thể tự rút ra được khái niệm mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu

Là phương pháp dạy học bằng cách thông qua những mẫu cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, qua đó học sinh biết cách tạo ra những sản phẩm mới theo định hướng của mẫu.

Đối với việc dạy lý thuyết về phần mở bài, tương ứng với mỗi kiểu mở bài khác nhau, giáo viên đưa ra những mở bài mẫu để học sinh tìm hiểu, từ đó tự mình viết được mở bài khác theo mẫu.

Ví dụ: giáo viên đưa ra mẫu là mở bài theo kiểu diễn dịch

"(1) Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới có thật. (2) Trong Truyện Kiều, nhiều con người, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng được Nguyễn Du thể hiện một cách thành công. (3) Đó là thân hình đồ sộ của Tú Bà; dáng dấp hào hoa, phong nhã của Kim Trọng; cái lẩm nhẩm gật đầu ám muội của Sở Khanh; cái cười sảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoái của Từ Hải; bộ mặt đen sì ngơ ngẩn vì tình của Hồ Tôn Hiến, hay sự tinh tế của ánh trăng đến những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đều được Nguyễn Du thể hiện chính xác". [37, 160]

Học sinh phân tích mẫu, chỉ ra đặc điểm của mở bài theo kiểu diễn dịch: nêu lên những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài, rồi thu hẹp dần, sau cùng bắt vào vấn đề ấy. Từ đó học sinh tự mình viết mở bài theo mẫu.

3. Phương pháp dạy học hợp tác

Là phương pháp dạy học mà giáo viên nêu ra vấn đề cần giải quyết, phân công nhóm học tập để thực hiện nhiệm vụ đã nêu ra nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Ví dụ: trong quá trình dạy học lý thuyết về phần mở bài, sau khi giáo viên đưa ra ngữ liệu là hai mở bài (mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp) giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh. Nhóm 1 tìm hiểu về tầm quan trong của mở bài, nhóm 2 tìm hiểu mục đích của mở bài, nhóm 3 trả lời cho câu hỏi câu trúc chung nhất của mở bài, nhóm 4 rút ra kết luận về yêu cầu của một mở bài hay. Giáo viên hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh. Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực. Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản.

Ngoài các phương pháp nêu trên, giáo viên có thể sử dụng một số kỹ thuật dạy và học tích cực như:

- Kỹ thuật đặt câu hỏi: thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi về phần mở bài để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xoay quanh lý thuyết về phần mở bài theo trật tự logic.

- Kỹ thuật KWL: giáo viên phát phiếu học tập KWL cho học sinh. Kỹ thuật này giúp học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng qua bài học. Qua việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ của mình sau bài học.

- Kỹ thuật khăn phủ bàn: giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và phần xung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi. Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0.

- Kỹ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực: kỹ thuật này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều tham gia. Giáo viên lắng nghe ý kiến của học sinh để nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức; học sinh lắng nghe ý kiến của các bạn để nhận xét, bổ sung, góp phần hoàn thiện bài học.

Các phương pháp và kỹ thuật dạy học trên được kết hợp đan xen nhau, và có mối quan hệ gắn bó hữu cơ trong quy trình giảng dạy.

* Quy trình giảng dạy

Ví dụ:

Đề bài: Ca dao có câu: "Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao trên và phát biểu cảm nghĩ của mình đối với công ơn của cha mẹ.

- Bước 1: Chọn và giới thiệu ngữ liệu

Mở bài 1: "(1) Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu ca dao nói về tình cảm gia đình rất sâu sắc và cảm động. (2) Một trong những tình cảm gia đình thiêng liêng nhất là tình thương yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái và lòng biết ơn chân thành của con cái đối với cha mẹ. (3) Có thể nói câu ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là một trong những câu hay nhất có ý nghĩa ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái". [14, 227]

Mở bài 2: "(1) Có nhà văn từng nói: "Trăm con suối hợp lại thành một dòng sông .(2) Nghìn con sông góp nước thành biển cả. (2) Không có biển cả thì không còn sự sống, nhưng không có sông suối thì cũng chẳng có đại dương. (4) Con người ta cũng vậy, ai mà chẳng từng sinh ra dưới một mái nhà có mẹ, có cha. (5) Không có cha mẹ thì cũng chẳng có vĩ nhân, thi nhân và nghệ sĩ!" (6) Thế mới hay công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nào có kém gì đại dương đời đời vỗ sóng, đúng như lời một nhà văn đã nói, công lao của cha mẹ đối với con cái thật to lớn. (7) Là người Việt Nam, ai mà chẳng biết điều đó qua một câu ca dao quen thuộc: "Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". [14, 228]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích ngữ liệu để phát hiện ra tri thức. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:

1. Em hãy nêu vai trò và mục đích của mở bài 1 và mở bài 2 ?

2. Qua phân tích ví dụ hãy nêu các thành phần của phần mở bài 1 và mở bài 2 ? 3. Theo em có mấy cách mở bài, đó là những cách nào ?

Học sinh trình bày câu trả lời của mình:

1. Mở bài 1 và mở bài 2 có vai trò dẫn dắt, khơi gợi tạo hứng thú cho người đọc. Mục đích của mở bài 1 và mở bài 2 là hướng người đọc vào công lao to lớn của cha mẹ và nghĩa vụ, trách nhiệm của con cái.

2. Ở mở bài 1: - Câu (1): dẫn dắt vấn đề

- Câu (2), (3): nêu vấn đề nghị luận và giới hạn phạm vi Ở mở bài 2: - Câu (1), (2), (3), (4), (5): dẫn dắt vấn đề

- Câu(6), (7): Nêu vấn đề và giới hạn vấn đề

3. Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp (mở bài 1), mở bài gián tiếp (mở bài 2).

- Bước 3: Học sinh rút ra những tri thức cần chiếm lĩnh, giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức:

1. Mở bài là phần dẫn dắt, khơi gợi tạo hứng thú cho người đọc. Mục đích của mở bài là định hướng cho người đọc về nội dung của bài viết.

2. Mở bài thường có ba phần:

- Phần đầu: nêu những câu dẫn dắt vào đề

- Phần sau: nêu vấn đề trọng tâm của bài viết (luận đề). Luận đề có thể hiển ngôn trong đề bài đã cho, có thể hàm ngôn mà người viết phải tự rút ra và trình bày dưới dạng một câu văn ngắn gọn.

- Phần cuối: giới hạn phạm vi vấn đề.

3. Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. - Bước 4: luyện tập

Tương ứng với mỗi kiểu mở bài khác nhau, giáo viên đưa ra những mở bài mẫu, học sinh dựa theo mẫu để viết các mở bài. Giáo viên ra đề làm văn nghị luận, yêu cầu học sinh viết mở bài theo các cách khác nhau cho đề văn đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm lại, tuỳ thuộc vào dạng lí thuyết cần truyền đạt mà người giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Những vấn đề lí thuyết về phần mở bài như đặc trưng, yêu cầu, phương pháp mở bài kết hợp với những phương pháp dạy lí thuyết trên đây sẽ giúp quá trình dạy - học tiết mở bài hoàn thiện hơn, đạt kết quả cao hơn ở khía cạnh truyền đạt kiến thức.

2.3. Rèn luyện viết phần mở bài qua các bài tập

Thực hành Làm văn là những giờ dùng để luyện tập hình thành kĩ năng, kĩ xảo sản sinh văn bản cho học sinh. Thời gian dùng để luyện tập có thể được bố trí xen kẽ với việc giảng lí thuyết nhưng thường được tách ra thành những tiết luyện tập riêng. Đối với việc dạy học sinh THPT viết phần mở bài, chúng tôi nhằm hình thành kĩ năng cho các em có thể viết được một mở bài không những đạt yêu cầu mà còn hay và hấp dẫn. Đề xuất các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài trong văn bản nghị luận trên cơ sở phân tích, đánh giá mọi khía cạnh liên quan đến phần mở bài.

2.3.1. Giới thiệu chung về hệ thống bài tập

Để hệ thống bài tập góp phần nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh, luận văn đã sắp xếp các bài theo ba mức độ nhận thức và tư duy: biết, hiểu, vận dụng theo thang phân loại Bloom. Các bài tập được sắp xếp lần lượt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp:

1. Các bài tập dạng biết

Các bài tập ở mức độ biết chỉ yêu cầu về năng lực nhận thức của học sinh là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại. Tư duy của học sinh ở mức độ biết là tư duy cụ thể và kĩ năng tương ứng chỉ là bắt chước theo mẫu.

2. Các bài tập dạng hiểu

Các bài tập ở mức độ hiểu yêu cầu học sinh có năng lực nhận thức là: tái hiện kiến thức, diễn giải kiến thức, mô tả kiến thức. Ở mức độ này học sinh phải có tư duy logic,

Một phần của tài liệu Củng cố và phát triển năng lực viết phần mở bài của học sinh lớp 12 trong bài văn nghị luận (Trang 41 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)