Miêu tả các bài tập

Một phần của tài liệu Củng cố và phát triển năng lực viết phần mở bài của học sinh lớp 12 trong bài văn nghị luận (Trang 49 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Miêu tả các bài tập

2.3.2.1. Bài tập loại 1: Nhận diện và phân tích cấu tạo của một phần mở bài đạt yêu cầu, các kiểu mở bài

SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CỦA BÀI TẬP LOẠI 1:

- Mục đích của bài tập loại 1: Loại bài tập này giúp học sinh củng cố, nắm chắc kiến thức về chức năng, các phần cấu tạo nên mở bài, các phương pháp mở bài. Các em chỉ cần vận dụng những kiến thức đã học về phần mở bài để phân tích vị trí các phần trong một mở bài, xem xét các phần đó đã thực hiện được chức năng của nó hay chưa, phân biệt các kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp, các thao tác dẫn dắt ở các kiểu mở bài gián tiếp. Loại bài tập này khá đơn giản đối với các em, đa số các em đều có thể làm được.

- Cấu tạo của bài tập loại 1: gồm ba phần

1. Phần ngữ liệu: Chúng tôi chọn những ngữ liệu tiêu biểu là phần mở bài của một văn bản nghị luận.

2. Phần trình bày yêu cầu: gồm hai yêu cầu

+ Yêu cầu xác định vị trí các phần trong một mở bài, xem xét các phần đó đã thực hiện được chức năng của nó hay chưa.

Nhận diện và phân tích cấu tạo

của một phần mở bài đạt yêu cầu Nhận diện các kiểu mở bài

Nghị luận xã hội Nghị luận văn học Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Bài tập loại 1:

Nhận diện và phân tích cấu tạo của một phần mở bài đạt yêu cầu, các kiểu mởbài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Yêu cầu nhận diện các kiểu mở bài.

3. Phần gợi ý làm bài: nêu những gợi ý cho học sinh khi làm bài tập.

* Bài tập nhận diện và phân tích cấu tạo của một phần mở bài đạt yêu cầu Yêu cầu: Đọc các mở bài dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Xác định dạng đề nghị luận của đề nêu ra ? - Hãy xác định vị trí các phần trong mở bài ?

1) Bài tập nhận diện và phân tích cấu tạo của một phần mở bài đạt yêu cầu đối với đề nghị luận xã hội

Ví dụ 1:

Đề bài: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Mở bài: "(1) Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. (2) Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình, có thể chạy nhảy. (3) Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. (4) Nhưng con người thì khác, khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có. (5) Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời, nhưng mầm sống đó sẽ ra sao, tương lai của nó sẽ như thế nào, cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. (6) Giống như một nhà triết học đã nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là những gì nó có, chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. (7) Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy và nó phải làm bằng tự do của chính nó. (8) Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". [18, 25]

Hƣớng dẫn:

- Đây là dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: từ câu (1) đến câu (5) tác giả nêu lên sự khác biệt giữa con người và con vật. Con vật khi sinh ra đã là những gì nó có, con người thì không.

+ Phần nêu vấn đề: từ câu (6) đến câu (8),tác giả khái quát vấn đề: con người trong cuộc sống phải nỗ lực, tự hoàn thiện bản thân mình.

Ví dụ 2:

Đề bài: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: "Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mở bài: "(1) Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hàng ngày như hiện nay thì xã hội, đất nước cần đến một lực lượng thanh niên, học sinh giỏi giang, tài đức. (2) Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước, đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. (3) Nhưng trái lại bên cạnh đó, có một số đông học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này tạo điều kiện cho một "căn bệnh" xâm nhập vào học đường, hoành hành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. (4) Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử ". [8, 45]

Hƣớng dẫn:

- Đây là dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: câu (1), (2) nêu lên trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên, học sinh trong thời đại ngày nay.

+ Phần nêu vấn đề: câu (3), (4) nêu lên căn bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử.

2) Bài tập nhận diện và phân tích cấu tạo của một phần mở bài đạt yêu cầu đối với đề nghị luận văn học

Ví dụ 1:

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao.

Mở bài: "(1) Khắc khoải trong kiếp "sống mòn", biết bao người tri thức tiểu tư sản nghèo đã nhỏ nước mắt khóc cho cuộc đời thừa của mình. (2) Hơn ai hết, Nam Cao là nhà văn thấu hiểu và diễn tả chân thực tấn bi kịch đau xót ấy trong xã hội cũ. (3) Đọc các sáng tác trước cách mạng của Nam Cao, bên cạnh những Chí Phèo, Lão Hạc, chúng ta khó có thể quên gương mặt gầy guộc, đăm chiêu đến khổ não của những Hộ, Điền, Thứ… những tri thức tiểu tư sản có tài cao đẹp mà luôn bị cuộc sống cơm áo gạo tiền ghì sát đất. (4) Truyện ngắn Đời thừa đã phản ánh hết sức sinh động tình cảnh nghèo túng, nhếch nhác lẫn tấn bi kịch ở lớp người này, qua đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh to lớn". [30, 106]

Hƣớng dẫn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: câu (1), (2), (3) tác giả nêu lên những nhận xét cụ thể về cuộc đời sống mòn và những bi kịch tinh thần của các tri thức tiểu tư sản trong tác phẩm Nam Cao.

+ Phần nêu vấn đề: câu (4) khẳng định qua truyện ngắn Đời thừa

khái quát đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh to lớn.

+ Phạm vi vấn đề: truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao.

Ví dụ 2:

Đề bài: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 có đoạn viết: "Không có một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng những tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc đến nếp nghĩ, nếp sống của con người". Bằng hiểu biết văn học hãy chứng minh.

Mở bài: "(1) Văn học nghệ thuật là một hình thái tư tưởng. (2) Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được. (3) Nó là bạn của con người, theo con người mà lớn lên suốt đường trường lịch sử. (4) Nó có đặc trưng riêng, một sức mạnh riêng, rất riêng." (5) Không có một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng những tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc đến nếp nghĩ, nếp sống của con người". [40, 72]

Hƣớng dẫn:

- Đây là dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: từ câu (1) đến câu (4) nêu vai trò, tầm quan trọng, nét riêng của văn học nghệ thuật.

+ Phần nêu vấn đề: câu (5) trích dẫn nhận xét của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6.

* Bài tập nhận diện các kiểu mở bài

Yêu cầu: Đọc các mở bài dưới đây và trả lời câu hỏi - Phân biệt các kiểu mở bài

- Xác định vị trí các phần trong mở bài

1) Mở bài trực tiếp Ví dụ:

Đề bài: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn" (Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt). Hãy bình luận về vấn đề trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mở bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Mượn cốt truyện dân gian, tác giả đã khám phá, thể hiện được nhiều vấn đề cấp thiết của con người trong xã hội hiện đại. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi, có lẽ là khát vọng về một cuộc sống thực sự được tác giả gửi gắm qua lời nhân vật Trương Ba: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". [3, 177]

Hƣớng dẫn:

- Đây là kiểu mở bài trực tiếp - giới thiệu thẳng vấn đề.

- Phần nêu vấn đề: Khát vọng về một cuộc sống thực sự được gửi gắm qua lời nhân vật Trương Ba.

- Phần giới hạn phạm vi: tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

2) Mở bài gián tiếp Ví dụ 1:

Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Mở bài: "(1) Xuân Quỳnh, như mọi người đều biết, là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. (2) Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường. (3) Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại Xuân Quỳnh là một trong số những người xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. (4) Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu, trong đó Sóng là một bài thơ đặc sắc. (5) Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại Việt Nam mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ". [49, 611]

Hƣớng dẫn:

- Đây là phần mở bài theo kiểu diễn dịch.

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: câu(1), (2) nêu khái quát về phong cách thơ Xuân Quỳnh - "nhà thơ của hạnh phúc đời thường". Câu (3) tác giả thu hẹp nhận định trong mảng thơ tình yêu của nữ sĩ

+ Phần nêu vấn đề: câu (4), (5) "tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ 2:

Đề bài: Nghệ thuật gây thiện cảm

Mở bài: (1) Trong cuộc sống, do yêu cầu công việc và nhu cầu tình cảm, mỗi chúng ta thường trải qua nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc; nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh. (2) Ai cũng muốn được mọi người yêu mến, được sống vui vẻ, thân thiện nhưng để đạt được mong ước đó không phải là điều dễ dàng, đơn giản. (3) Vì thế, con người cần quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật gây thiện cảm.

Hƣớng dẫn:

- Đây là mở bài theo kiểu quy nạp.

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: câu (1), (2) tác giả đưa ra nhu cầu của các mối quan hệ trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Phần nêu vấn đề: câu (3) khái quát lại ở vai trò quan trọng của nghệ thuật gây thiện cảm.

Ví dụ 3:

Đề bài: Phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để từ đó giải thích tại sao tác giả đặt cho truyện của mình cái tên như vậy.

Mở bài: "(1) Tây Nguyên - mảnh đất hùng vĩ mà thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. (2) Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. (3) Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thuỷ chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơrao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm của tình người chiến thắng. (4) Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền vững và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước". [50, 112]

Hƣớng dẫn:

- Đây là mở bài theo kiểu tương liên

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: câu (1), (2), (3) tác giả dẫn dắt và nêu sự liên tưởng về hai tác phẩm của nhà văn Ngọc Anh, Thu Bồn.

+ Phần nêu vấn đề: câu (4) mở ra vấn đề nghị luận hình tượng cây xà nu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phần giới hạn phạm vi: tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Ví dụ 4:

Đề bài: Phân tích bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu

Mở bài: "Có nhiều loại thơ hay. Có những bài thơ hình ảnh minh bạch, câu chữ rõ ràng nhưng lay động người ta do tính chân thật, do cường độ của cảm xúc. Vẻ đẹp "linh lung" của Nguyệt cầm lại ánh lên từ chỗ nhập nhoà giữa khả giải và bất khả giải, giữa việc có thể tường minh và sự bất tường minh. Bài thơ giàu chất hoạ, chất nhạc này quả là có sức ám gợi huyền diệu". [16, 51]

Hướng dẫn:

- Đây là mở bài gián tiếp theo lối tương phản

Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: nêu sự đối lập giữa cái hay của bài thơ Nguyệt cầm

với cái hay của những bài thơ "minh bạch", "rõ ràng".

+ Phần nêu vấn đề: "sức ám gợi huyền diệu" của bài thơ. + Phần giới hạn phạm vi: bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu.

Ví dụ 5:

Đề bài: "Hồn thơ""hồn thu" trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

Mở bài: "Thơ ca phải chịu ơn mùa thu hay mùa thu phải chịu ơn thơ ca? Làm sao mà nói được! Chỉ biết rằng, trong bốn mùa, xem ra thơ thiên vị mùa thu hơn cả, và mùa thu cũng ban tặng cho thi nhân nhiều áng thơ hơn hẳn các mùa. Có phải vì mối giao tình ấy mà người xưa đã có cả một châm ngôn thâm thuý: "Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người"? Có thể còn ai đó hoài nghi cái chân lí này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài thơ như Tiếng thu thì nỗi hoài nghi vẩn vơ kia dễ dàng tan biến. "Hồn thơ" và "hồn thu" ở đây đồng vọng mà thành Tiếng thu". [16, 27]

Hƣớng dẫn:

- Đây là mở bài theo kiểu đặt câu hỏi

- Vị trí các phần: + Phần dẫn dắt: đặt câu hỏi đi ngược lại "chân lí" của người xưa để từ đó lật lại vấn đề.

+ Phần nêu vấn đề: khẳng định câu hỏi nghi vấn là vô lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2.2. Bài tập loại 2: Bài tập chuyển đổi, so sánh các kiểu mở bài SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CỦA BÀI TẬP LOẠI 2

- Mục đích của bài tập loại 2:

Bài tập loại 2 giúp học sinh củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về phần mở bài trong văn nghị luận, mà các em đã xác định được ở kiểu bài tập nhận dạng và phân tích. Học sinh vận dụng lý thuyết để so sánh sự giống và khác nhau của các kiểu mở bài, học sinh có thể chuyển đổi linh hoạt các kiểu mở bài: từ trực tiếp sang gián tiếp, hoặc giữa các kiểu gián tiếp với nhau. Để thực hành tốt hệ thống bài tập loại 2 học sinh phải nhớ lại kiến thức và kỹ năng về xây dựng đoạn văn đã được học từ lớp dưới.

- Cấu tạo của bài tập loại 2: gồm hai phần

1. Chúng tôi lựa chọn đề bài là những đơn vị kiến thức nằm trong chương trình học của học sinh.

2. Yêu cầu học sinh chuyển đổi linh hoạt các kiểu mở bài khác nhau, từ đó so sánh sự giống và khác nhau giữa các kiểu mở bài đó.

* Bài tập chuyển đổi các kiểu mở bài Ví dụ 1:

Cho đề bài: Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải. Tìm hiểu đề:

+ Mùa lạc là truyện ngắn viết về sự hồi sinh của mảnh đất Điện Biên sau cuộc kháng

Một phần của tài liệu Củng cố và phát triển năng lực viết phần mở bài của học sinh lớp 12 trong bài văn nghị luận (Trang 49 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)