Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành TW

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank thanh hóa (Trang 66 - 68)

- Trở ngại thứ hai là số lượng đầu mối nhiều, biên chế đông, màng lướ

3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành TW

- Nhà nước cần ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như các chính sách về tài chính-tín dụng, thuế, bảo hiểm, bảo hộ nông sản, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu...nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn quốc, rút kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; cụ thể là:

- Tập trung các nguồn vốn đầu tư ổn định với lãi suất ưu đãi như nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho việc quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Trên cơ sở ưu tiên vốn đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến hàng xuất khẩu và các chương trình chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn...thông qua một ngân hàng đầu mối, theo chúng tôi lĩnh vực này nên giao cho NHNo&PTNT quản lý đầu tư.

- Nâng mức cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo lộ trình thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập. Trước mắt từ nay đến năm 2010 nên ở mức đến 50 triệu đồng.

- Trong các định chế tín dụng phục vụ nông nghiệp – nông thôn hiện nay và trong cả tương lai NHNo và NHCSXH là 2 định chế tín dụng chủ yếu, chiếm thị phần lớn nhất. Chính phủ nên có sự định hướng quy định về chức năng cụ thể của 2 định chế tín dụng này:

+ NHCSXH chủ yếu hoạt động cấp tín dụng theo chính sách phục vụ lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội.

+ NHNo&PTNT chủ yếu hoạt động cấp tín dụng phục vụ phát triển khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Để tránh cho vay chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa 2 định chế tín dụng nông thôn chủ yếu và đảm bảo công bằng xã hội.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và xây dựng Agribank trở thành tập đoàn tài chính kinh doanh đa năng lớn mạnh hàng đầu ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, của Agribank Thanh Hoá nói riêng đã và đang là một tất yếu khách quan; đó không còn chỉ là vấn đề ai thắng ai mà còn quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập.

Chuyên đề đã cố gắng tổng kết những vấn đề cơ bản về lý luận, cũng như đánh giá phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh, những lợi thế, thách thức và nguyên nhân trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Thanh Hoá.

Trên cơ sở đó đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản tập trung vào việc nâng cao 4 nguồn lực chủ yếu của Agribank Thanh Hoá là con người, công nghệ, tài chính, marketing; đồng thời kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, UBND tỉnh Thanh Hoá, Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dânm nông thôn và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Thanh Hoá.

Tin tưởng rằng, nếu Agribank Thanh Hoá tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả 4 nhóm giải pháp đã đề ra; cùng với các đề xuất kiến nghị nêu tại chương 3 của khoá luận được thực thi một cách hữu hiệu thì Agribank Thanh Hoá có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu đã đề ra, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình đối với các TCTD trên địa bàn./.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank thanh hóa (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w