Khả năng huy động vốn nói chung:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank thanh hóa (Trang 33 - 34)

- Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá trong 3 năm (2006 – 2008) có tốc độ tăng 47,4% chỉ bằng 74% tốc độ tăng bình quân chung, số dư tuyệt đối tăng 1.661 tỷ chiếm 39,5% tổng mức tăng của các TCTD trên địa bàn, thị phần huy động vốn đến 31/12/2008 chiếm 47,9% tổng thị phần giảm 5,4% so với 31/12/2006. Trong khi, NHCT cũng giảm 5,4%, chiếm 15,8% thị phần; NHĐT giảm 3,6%, chiếm 14,4% thị phần; chỉ có các TCTD mới thành lập tăng được thị phần huy động vốn, điển hình là VPbank tăng 3,5%, Sacombank tăng 3,7% và VIBbank tăng 4,5%.

So với mức độ giảm thị phần của các của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu: NHCT có mức giảm thị phần tương đương, nhưng NHĐT thì lại giảm ít hơn. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của NHNo Thanh Hoá đã có dấu hiệu suy giảm trong 3 năm qua.

- Trên địa bàn thành thị, nơi diễn ra mức độ cạnh tranh gay gắt nhất, tổng nguồn vốn huy động của NHNo Thanh Hoá chỉ tăng được 611 tỷ, bằng 21,2% tổng mức tăng, tốc độ tăng 32% chỉ bằng 52% tốc độ tăng bình quân của các TCTD trên địa bàn; thị phần huy động vốn của NHNo Thanh Hoá bị suy giảm tới 7,2% (chỉ còn chiếm 33% tổng thị phần huy động vốn), cao hơn mức giảm của NHCT (giảm 7,0% chiếm 22,3% thị phần) và NHĐT (giảm 4,5% chiếm 20,3% thị phần); trong khi VPbank tăng 5%, Sacombank tăng 5,2% và VIBbank tăng 6,4%. Ở khu vực cạnh tranh gay gắt này, sự suy giảm khả năng cạnh tranh về huy động vốn của NHNo Thanh Hoá thể hiện rõ nét.

ii: Khả năng huy động vốn dân cư:

Nguồn tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá (thường gọi là nguồn vốn dân cư) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá (31/12/2006 chiếm 85,6%, 31/12/2007: 89,3%, 31/12/2008: 88,7%) và có

tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động (52,5% so với 47,4% trong 3 năm 2006 – 2008) tạo nên tính ổn định của nguồn vốn huy động để chi nhánh chủ động kinh doanh.

- Số dư nguồn vốn dân cư thường xuyên chiếm tỷ trọng thị phần cao hơn tổng nguồn vốn huy động; tỷ lệ này qua các năm 2006, 2007 và 2008 lần lượt là: 57,2%/53,3%; 57,1%/50,3% và 50,5%/47,9%. Số dư nguồn vốn dân cư 3 năm qua tăng tuyệt đối 1.577 tỷ, chiếm 41,2% tổng mức tăng của các TCTD trên địa bàn. Tuy nhiên, thị phần nguồn vốn dân cư lại là bộ phận có mức độ suy giảm lớn hơn thị phần tổng nguồn vốn, giảm tới 6,7% so với 5,4% từ năm 2006 đến 2008, do tốc độ tăng trưởng của NHNo chỉ bằng 72% tốc độ tăng trưởng chung của các TCTD. Trong khi NHCT chỉ giảm 4,7% chiếm 15,3% thị phần, NHĐT giảm 5,2% chiếm 10% thị phần; các chi nhánh NHTMCP mới thành lập tăng trưởng tương đối khá gồm: Sacombank tăng 4,1%, VPbank: 4,6% và VIBbank: 5,1%. Điều này cho thấy khả năng huy động nguồn vốn dân cư của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá đang bị suy giảm.

- Tại địa bàn thành thị, mức độ suy giảm lại càng lớn hơn: Số dư nguồn vốn dân cư 3 năm 2006 - 2008 chỉ tăng được 624 tỷ bằng 23% tổng mức tăng của các TCTD, tốc độ tăng trưởng chỉ bằng 53% tốc độ bình quân chung làm cho thị phần nguồn vốn dân cư của NHNo suy giảm tới 8,9% và chỉ còn chiếm 35,2% thị phần trên địa bàn thành thị. Trong khi NHCT chỉ giảm 6,8% chiếm 21,8% thị phần, NHĐT giảm 7,5% chiếm 14,3% thị phần; các chi nhánh NHTMCP mới thành lập tăng trưởng thị phần tương đối khá như: Sacombank tăng 8,6%, VPbank: 3,6% và VIBbank: 7,2%. Điều này cho thấy khả năng huy động nguồn vốn dân cư tại khu vực thành thị của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá bị suy giảm nhiều hơn khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank thanh hóa (Trang 33 - 34)