Khả năng cạnh tranh về cho vay trên địa bàn toàn tỉnh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank thanh hóa (Trang 37 - 38)

- Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá trong 3 năm (2006 – 2008) có tốc độ tăng 31,5% chỉ bằng 50% tốc độ tăng bình quân chung, số dư tuyệt đối tăng 1.557 tỷ bằng 24% tổng mức tăng của các TCTD trên địa bàn, thị phần dư nợ đến 31/12/2008 chiếm 41,6% tổng thị phần của các TCTD giảm 12,4% so với 31/12/2006. Trong khi, NHCT tăng 2,7%, chiếm 18,4% thị phần; NHĐT giảm 0,3%, chiếm 10,2% thị phần; các TCTD mới thành lập tăng được thị phần dư nợ, điển hình là NHCSXH có mức và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tăng 1.881 tỷ, tốc độ tăng 161%, tăng được 6,7% thị phần; VPbank tăng 209 tỷ, thị phần dư nợ chiếm 1,3%. Tuy nhiên, sự suy giảm thị phần dư nợ của NHNo tỉnh Thanh Hoá còn có những nguyên nhân khác:

+ Thứ nhất: Do các NHCP trong những năm qua đã tranh thủ tăng trưởng tín dụng “nóng” để thu lợi nhuận trong ngắn hạn, bất chấp sự khả năng rủi ro về khả năng thanh khoản.

+ Thứ hai: Do những năm gần đây, NHCSXH được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ nhiều chương trình cho vay ưu đãi nhằm bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng mở rộng mức và diện cho vay với lãi suất thấp tăng trưởng dư nợ với tốc độ bình quân hơn 50%/năm, đã khiến cho một bộ phận nông dân trước đây vay NHNo quay sang vay NHCSXH làm giảm bớt áp lực về nhu cầu vay vốn.

+ Thứ ba: Do các chi nhánh NHCT có một bộ phận dư nợ tín dụng cho vay hợp vốn ra ngoài địa bàn tỉnh, thực chất bộ phận dư nợ này không cấu thành tổng thị phần dư nợ trên địa bàn.

+ Thứ tư: Do tác động tiêu cực của lạm phát và suy thoái kinh tế, những tháng đầu năm các TCTD nói chung và hệ thống NHNo nói riêng hạn chế cho vay để đảm bảo khả năng thanh khoản và góp phần kiềm chế lạm phát; những tháng cuối năm khi đã cân đối đủ nguồn vốn cho vay thì nhu cầu vay vốn của nền kinh tế lại hạn chế vì nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc ngừng trệ SXKD do tác động của suy thoái kinh tế.

ii. Khả năng cạnh tranh về cho vay trên địa bàn thành thị:

3 năm qua (2006 – 2008) tổng dư nợ của NHNo Thanh Hoá trên địa bàn thành thị tăng được 593 tỷ, bằng 16,8% tổng mức tăng của các TCTD, tốc độ tăng 39,4%

bằng 46,4% tốc độ tăng bình quân của các TCTD trên địa bàn; thị phần dư nợ của NHNo Thanh Hoá bị suy giảm 8,9% chỉ còn chiếm 27,3% tổng thị phần. Trong khi NHCT tăng 1.437 tỷ, tốc độ tăng tới 99,5%, thị phần dư nợ tăng 2,8% chiếm 37,5% và NHĐT tăng 638 triệu (giảm 2,3% chiếm 20,8% thị phần); các NHCP mới thành lập như VPbank tăng 2.7%, VIBbank tăng 2,3%...Nguyên nhân như đã phân tích ở phần trên, ngoại trừ nguyên nhân tăng trưởng nhanh của NHCSXH.

c) Chỉ tiêu về hoạt động thanh toán quốc tế

(Đơn vị: triệu USD)

Số 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tăng trưởng ± Thị phần(%) T Tên TCTD Số dư TP Số dư TP Số dư TP 2008 so 2006 07/ 08/ 08/

T (%) (%) (%) (+);(-) % 06 07 06

1 NHNo Thanh Hoá 29.3 26.0 37.5 27.9 60.8 32.1 31.5 108 1.9 4.2 6.1

2 NH Công thương 46 40.9 51.3 38.2 60.3 31.9 14.3 31.1 -2.7 -6.3 -9.0 3 NH Đầu tư 33.8 30.0 38.8 28.9 49.4 26.1 15.6 46.2 -1.1 -2.8 -3.9 4 Các TCTD khác 3.4 3.0 6.7 5.0 18.8 9.9 15.4 453 2.0 4.9 6.9 Toàn tỉnh 112.5 100 134.3 100 189.3 100 76.8 68.3 0.0 0.0 0.0 (Nguồn:………) 26.1 40.9 30 3 27.9 38.2 28.9 5 32.1 31.9 26.1 9.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2006 2007 2008 NHNo NHCT NHĐT TCTD #

Khả năng về hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Thanh Hoá ngày càng được cải thiện: Doanh số TTQT có mức và tốc độ tăng trưởng tới 108%, doanh số 2008tăng gấp 2,1 lần năm 2006, nhanh hơn các TCTD khác trên địa bàn, thị phần

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của agribank thanh hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w