Quá trình tuyển chọn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 25 - 27)

Bƣớc 1: Xem xét hồ sơ xin việc: nhằm kiểm tra sự phù hợp với các tiêu chuẩn của các

ứng viên tham gia tuyển dụng, loại bớt các ứng viên không đủ điều kiện hoặc không phù hợp để giảm bớt chi phi

Bƣớc 2: Phỏng vấn sơ bộ: nhằm xác lập mối quan hệ giữa các ứng viên và người tuyển dụng, được sử dụng để loại bớt các ứng viên không đáp ứng tiêu chuẩn công việc hoặc yếu kém rõ rệt so với các ứng viên khác.

Bƣớc 3: Kiểm tra, trắc nghiệm: Các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn được

áp dụng nhằm chọn được các ứng viên xuất sắc nhất.

Bƣớc 4: Phỏng vấn tuyển chọn: Mục tiêu là thu thập các thông tin về ứng viên và giới thiệu về tổ chức.

Bƣớc 5: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn: thẩm tra cá nhân, thẩm tra nơi ứng viên đã làm việc

Bƣớc 6: Khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên: Để đảm bảo cho các

ứng viên có sức làm việc lâu dài

Bƣớc 7: Tham quan công việc: giúp cho ứng viên hiểu hơn về công việc, về tổ chức Bƣớc 8: Ra quyết định tuyển chọn (tuyển dụng): Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên.

Câu 20: Các nguồn tuyển mộ, phương pháp tuyển mộ đối với từng nguồn ?

Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và đi kèm với nó là phương pháp tuyển phù hợp.

Có 2 nguồn tuyển mộ là:

1. Nguồn nhân lực bên trong tổ chức

Khi doanh nghiệp tuyển mộ những người đang làm việc trong tổ chức tại các vị trí cao hơn vị trí họ đang đảm nhận sẽ tạo động cơ tốt cho mọi người lao động trong tổ chức. Khi họ biết có cơ hội được đề bạt lên vị trí cao hơn, họ sẽ làm việc với động lực mới, thúc đẩy quá trình làm việc tốt hơn, sẽ làm tăng sự thỏa mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sự trung thành của người lao động đối với tổ chức.

Đối với nguồn tuyển mộ trong nội bộ tổ chức thường sử dụng rộng rãi 3 phương pháp tuyển mộ sau:

- Thông báo toàn doanh nghiệp: thông báo về nhu cầu công việc cho tất cả công nhân viên trong tổ chức, nêu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu trình độ của vị trí công

tác. Ai thấy phù hợp và quan tâm đến vị trí công tác mới có thể làm đơn đăng ký tuyển chọn.

- Tham khảo ý kiến nhân viên: thông qua sự góp ý, giới thiệu của các nhân viên trong các bộ phận khác nhau vì họ có thể biết rõ về lai lịch của một người nào đó hơn so với cán bộ quản lý.

- Lưu trữ các kỹ năng: các dữ liệu về trình độ, tay nghề, các kỹ năng đặc biệt, kinh nghiệm công tác… của các nhân viên trong tổ chức, để tìm những người có trình độ phù hợp với vị trí công việc đang thiếu.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)