Thực trạng về quản lý và sử dụng nợ công ViệtNam giai đoạn 2006-2012

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 48 - 62)

2012

1.6.3.1. Thực trạng sử dụng nợ công Việt Nam

a.Tình hình huy động nguồn vốn vay tại Việt Nam.

Thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa thật sự sôi động, chủ yếu trên thị trường là trái phiếu của chính phủ, và hầu như không có trái phiếu chính quyền địa phương, điều này cho thấy sự kém đa dạng của các loại hình trái phiếu. Trong khi trái phiếu là nguồn huy động đem lại nguồn vốn rất lớn cho chính phủ. Bên cạnh đó, việc lãi suất trái phiếu chình phủ thấp và thời hạn tương đối dài cũng làm cho người dân không mặn mà gì với trái phiếu.

Ngoài ra, do đà giảm kinh tế toàn cầu, công với khủng hoảng nợ công Châu Âu khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm xuống (thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2012 đến ngày 20/4/2012 chỉ bằng 68,5% so với cùng kỳ năm trước, vốn thực hiện giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước)

Năm 2011, với mức nợ công chiếm 54,6% GDP, bội chi ngân sách nhà nước 4,9% GDP, VN được các tổ chức tín nhiệm đánh giá có độ rủi ro cao nhất trong cac nước ASEAN, tổ chức tín nhiệm S&P đã hạ mức tín nhiệm của VN từ BB xuống BB-, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư, và vốn vay nước ngoài, mà còn gia tăng chi phí vay cho các khoản tín dụng từ các tổ chức tài chính thế giới.

Với tình hình khó khăn như hiện nay, Việt Nam cần đề ra nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn nhằm đảng bảo trả các khoản nợ đến hạn, bổ sung thâm hụt ngân sách nhà nước…

b.Tình hình sử dụng nguồn vốn vay tại Việt Nam.

Hệ số ICOR:

Là hệ số sử dụng vốn hay hệ số đầu tư tăng trưởng, cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốnđầu tư trong kỳ đó.

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Cách tính ICOR:

ICOR =

Trong đó: trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.

Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:

o Mọi nhân tố khác không thay đổi;

o Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.

Sử dụng nợ vay tại các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa thật sự hiệu quả.

Thực tế tại Việt Nam, hiệu quả đầu tư giai đoạn 2006-2010 giảm sút rõ rệt so với giai đoạn 2000-2005.

Bảng 3.4 Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2010

Giai đoạn Hệ số ICOR

2000 – 2005 5

2006 - 2010 7,4

Nguồn: cafef.vn (http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/hieu-qua-dau-tu-nhin-tu-he-so-

icor-20111123075837620ca33.chn)

Lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư ngày càng ít tham gia vào quá trình sản xuất, giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP,thì đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 - 8.5%. Do đó, hệ số ICOR luôn ở mức cao, ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp, chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là hiệu quả đầu tư thông qua hệ số ICOR của các thành phần sở hữu ra sao?

Trong giai đoạn 1995-2009, đầu tư nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, trung bình chiếm 49%, đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chiếm 30%,

khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21%. Trong đầu tư nhà nước thì vồn từ ngân sách nhà nước chiếm gần 50% chủ yếu lấy từ các nguồn vốn vay.

Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi từ phía nhà nước nhưng hiệu quả của đầu tư công nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng vẫn thấp hơn rất nhiều so với khu vực tư nhân, một phần là do đầu tư công có quy mô lớn, hiệu quả kinh tế thấp, mang tính lâu dài, tạo hiệu ứng cho nền kinh tế nên hệ số ICOR cao cũng là dễ hiểu.

Hình 3.9 ICOR trung bình của các thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2009

Nguồn: http://ecna.gov.vn

Trong 3 thành phần kinh tế, vốn đần tư nhà nước là kém hiệu quả nhất, hệ số ICOR trung bình của đầu tu nhà nước giai đoạn 2001-2009 là 8, nhĩa là cứ 8 đồng đầu tư thì tạo ra được 1 đồng đầu ra, hệ số ICOR của khu vực FDI đạt 7 và khu vực ngoài nhà nước là 4. Có thể thấy hiệu quả đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là hiệu quả nhất, và sẽ trở thành một động lực phát triển của nền kinh tế.

Hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn so với một số nước khu vực là do việc sử dụng vốn không hiệu quả của khu vực nhà nước, cụ thể là nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, cảng biển,… đã quy hoạch hoặc đã khởi công nhưng còn dỡ dang và cần một lượng vốn lớn nữa để hoàn thiện. Gần đây, theo công bố của Bộ tài chính, có hơn 5.000 dự án công của Việt Nam bị trễ tiến độ; theo phát biểu của ông Martin Rama chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ông “ không

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

hề ngạc nhiên”. Ông giải thích “ Ngay cả những dự án ODA do chúng tôi tài trợ cũng bị chậm…Đó là tình hình chung của các dự án ở Việt Nam”.

Câu chuyện VINASHIN là một ví dụ cho việc quản lý và sử dụng nợ vay tại Việt Nam. Hàng trăm triệu USD vốn trái phiếu quốc tế được huy động và chuyển cho tập đoàn này vay lại, việc đầu tư tràn lan, không có hiệu quả, kiểm soát, quản lý kém đã dẫn đến vỡ nợ, để lại sau đó là một khoản nợ khổng lồ hơn 80.000 tỷ đồng, và những người trực tiếp gánh khoản nợ này không ai khác là người dân Việt Nam hiện tại và tương lai. Việc sử dụng vốn chưa hiệu quả và sự vỡ nợ của VINASHIN đã đặt ra câu hỏi về lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Sử dụng vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách.

Đầu tiên phải nói đến một trong những nguồn tài trợ chính cho thâm hụt ngân sách là từ việc đi vay trong nước hoặc nước ngoài, điều này làm cho tình hình nợ công của quốc gia ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tại Việt Nam, tình hình gia tăng thâm hụt ngân sách trong thập kỉ gần đây là rất đáng lo ngại, năm 2001 thâm hụt ngân sách chỉ chiếm 2,8% GDP, đến năm 2010 con số này là 6,1%, tức là tăng hơn 2 lần.

Hình 3.10 Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ảnh ưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế suy thoái, sản xuất đình trệ, lực cầu giảm mạnh, do đó, với mục đích kích cầu nên ngân sách nhà nước đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng bội chi ngân sách nhà nước tăng cao, cụ thể trong năm 2009 chính phủ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế có tổng giá trị gần 10% GDP, phần nào ngăn cản được dà suy giảm kinh tế, tuy nhiên lại làm cho ngân sách thâm hụt lên đến 87,3 nghìn tỷ đồng tương đương 7% GDP.

Như vậy, khi nợ công đang tăng liên tục, thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt, điều này đã vi phạm một nguyên tắc cơ bản trong quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay không phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai.

Theo Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xẽ hội 2006-2010 của bộ kế hoạch và đầu tư, nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng khoản 60%nhu cầu chi tiêu tối thiểu , mức bội chi thâm hụt ngân sách cao ( từ 5-6,9% và có thể lên đến 10% nếu tình đến các khoản chi ngoài ngân sách) điều này dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai.

Với tình hình vay nợ và hiệu quả sử dụng như vậy, cộng với việc tiếp tục để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới, nên không có gì ngạc nhiên khi tại cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua không ít đại biểu đã tỏ ra lo ngại về nợ công và an ninh tài chính của đất nước.

1.6.3.2. Thực trạng về quản lý nợ công Việt Nam

a.Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam.

Hệ thống các văn bản quản lý nợ công ở Việt Nam.

Đối với nợ nước ngoài, có Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/11/2005 về việc vay và trả bợ nước ngoài, ngoài ra còn có nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, thông qua 2 nghị định này Chính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài, các hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát và báo cáo thông tin nợ.

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Đối với nợ trong nước, chúng ta có Luật quản lý nợ công và Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nợ công có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, trong Luật đã quy định rõ Bộ Tài chính có vai trò và trách nhiệm nòng cốt trong quá trình quản lý nợ. Điều này đã khắc phục được sự quản lý chồng chéo của các cơ quan bộ ngành với nhau như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Việc hình thành cục quản lý nợ và tài chính thuộc Bộ Tài chính là một bước tiến lớn về mặt thiết chế quản lý, đưa Việt Nam tiến sát với các nước có khuôn khổ pháp lý và thể chế quản lý vững mạnh trên thế giới.

Tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến quản lý nợ công.

Việc công khai về tài chính và nợ công ở Viêt Nam là không tốt, cụ thể như: chưa xác định rõ được vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của chính phủ nên khó xác định đâu là cơ quan có trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách; chưa tách bạch được phần nợ của chính phủ với nợ công, thường đồng nhất nợ chính phủ chính là nợ công, mà chưa tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước; Luật quản lý nợ công chưa giao trách nhiệm rõ ràng cho một các nhân đứng đầu.

Hiệu quả của hoạt động kiểm toán nhà nước, và hoạt động kiểm toán còn chưa mang tính độc lập và tin cậy, chưa thực hiện chuẩn hóa các cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu kém về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, thiếu chuyên môn nghiệp vụ.

b.Những thành công đạt được trong công tác quản lý nợ công.

Thứ nhất, văn bản quản lý nợ công Việt Nam không khác nhiều so với thông lệ quốc tế, có nhiều cải tiến đáng kể, thể hiện được vai trò thiết yếu của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính…

Thứ hai, hoạt động vay nợ và huy động vốn khá lớn vào NSNN cho việc đầu tư phát triển, thành công trong việc xử lý nợ cũ 1993-2000 (90% GDP), thành nước có tỷ lệ nợ công ở ngưỡng an toàn ( nhỏ hơn 60% GDP)

Thứ 3, hình thành thị trường trái phiếu chính phủ trong nước, góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu và thị trường vốn nói chung.

Thứ 4, việc trả nợ trong nước và nước ngoài luôn thực hiện đầy đủ và đúng hạn, tích cực đàm phán xử lý nợ cũ với chủ nợ nước ngoài.

c.Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý nợ công.

Thứ nhất, ta đã có Luật quản lý nợ công nhưng trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002 vẫn có những quy định chi tiết về quản lý vay trả nợ, làm cho khung pháp lý trở nên rườm rà chống chéo, gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý nợ.

Thứ 2, mặc dù Bộ tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý, nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của 2 bộ ngành chủ chốt là Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ( trong khi Bộ Tài chính lập kế hoạch vay trả nợ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch về nội dung số tiền đi vay được)

Thứ 3, việc phân tích về nợ công của các cơ quan chính phủ chủ yếu dựa vào căn cứ là các chỉ số nợ khác nhau (thông thường sẽ lấy của IMF hay WB); việc phân tích mới chỉ cho phép đánh giá mức độ nợ tại một thời điểm nhất định (trạng thái nợ tĩnh) chứ chưa đưa ra được những đánh giá cho một khoản thời gian, do vậy phân tích sẽ có một độ trễ nhất định so với thực tế.

Thứ tư, công tác quản lý các khoản “nợ ngầm” như các khoản bảo lãnh của Chính phủ ( nợ của VINASHIN), các khoản nợ của DNNN không được quán xuyến một cách triệt để và kết quả là không phản ánh được tình trạng nợ công thực tế của Việt Nam.

Thứ năm, tình trạng sử dụng vốn không đúng nội dung, mục đích, bố trí ngoài danh mục dự án diễn ra ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương; công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế, sai sót ở tất cả các khâu từ lập, thẩm định, phê duyệt các dự án, thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; Còn nhiều dự án sử dụng nguồn vốn OAD kém hiệu quả, cộng với những khó khăn trong thủ tục hành chính dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, trì rệ trong việc thực hiện.

Thứ sáu, tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức vụ của các cán bộ, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra phổ biến, trình độ chuyên môn của các các bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, vì vậy, cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ này trong thời gian tới nhằm phục vụ cho công tác quản lý nợ tốt hơn.

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật 1.7.1. Đối với nền kinh tế

Phát triển nội lực kinh tế.

Trước tiên cần gia tăng năng suất lao động trong xã hội, hiện tại năng suất lao động của Việt Nam chỉ nằng 1/5 so với trung bình các nức ASEAN và 1/10 so với Singapore, mà nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chưa có kiến thức, kĩ năng nghề, người sử dụng lao động cũng không chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy cần chú trọng nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề cho người lao động góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu.

Cần tập trung gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho hàng hóa xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; gia tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất hàng hóa để sản xuất sản phẩm tinh và ít sản phẩm thô hơn, thông qua đó tăng cường chất lượng và sức sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w