Lạm phát và thất nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 35 - 36)

Lạm phát

Tính theo chỉ số hài hòa giá tiêu dùng (HICP) của EU, trước năm 2007 tỉ lệ lạm phát của Ireland là 2,7%, trong khi tỉ lệ trung bình của EU là1,8%. Tỉ lệ lạm phát đạt mức cao kỉ lục vào khoảng 5,1% năm 2007 và mức thấp kỉ lục vào khoảng -6,56% trong tháng 10/2009. Bong bóng BĐS làm giá nhà đất tăng, kèm theo đó là sự tăng giá của các chi phí sản xuất khác làm HICP tăng, kết quả là đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao. Và điều ngược lại xảy ra khi bong bóng vỡ. Tỷ lệ lạm phát ở Ireland ở mức 2,8% trong tháng Mười năm 2001

Hình 2.9 Tình hình lạm phát ở Ireland trong các năm khủng hoảng

Nguồn: Reuters Ecowin

Thất nghiệp:

Theo thống kê năm 2010, Ireland là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao đứng thứ 3 trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD và 50% trong tổng số440.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp là trợ cấp dài hạn. Trong thập niên 90, Ireland là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năm 2001, tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,9%. Khủng hoảng nợ công xảy ra cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở Ireland tăng liên tục kể từ năm

2009 và đến nay vẫn chưa có xu hướng giảm. Theo báo cáo tháng 9/2011, tỉ lệ thất nghiệp là 14,3%. Thất nghiệp tăng góp phần làm gia tăng bất ổn xã hội. Bằng chứng là ngày càng có nhiều cuộc biểu tình yêu cầu chính phủ tăng trợ cấp thất nghiệp và duy trì một số chính sách an sinh xã hội thiết yếu đã bị chính phủ cắt giảm.

Hình 2.10 Lạm phát ở Ireland trong các năm khủng hoảng

Nguồn: Reuters Ecowin

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w