Tình hình nợ công ViệtNam giai đoạn 2006-2012

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 40 - 43)

Từ năm 2001 đến nay, nợ công của VN đã tăng lên đáng kể, chủ yếu là nợ nước ngoài. Với tình hình như hiện nay nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả thì nguy cơ khủng hoảng nợ công là rất cao, dự kiến đến năm 2013 nợ công của VN sẽ tương đương 60-65%GDP, tức là vượt qua ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế, xuất phát từ thực tế đó, nhóm 9 đã thực hiện một số tìm hiểu, phân tích thực trạng nợ công của VN nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp để việc quản lý nợ công của VN tốt hơn trong thời gian tới.

Bảng 3.1. Số liệu nợ công của VN giai đoạn 2006-2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng nợ

công 24,436 tỷ USD 29,952 tỷ USD 37,211 tỷ USD 42,741 tỷ USD 47,999 tỷ USD 48,771 tỷ USD Nợ

công/ngư ời

291,68 USD 353,15 USD 434,43 USD 494,47 USD 550,52 USD 760 USD

Nợ

công/GDP 44,50 % 47,00% 49,60% 49,40% 51,70% 55,40%

Thay đổi 19,80% 22,60% 24,20% 14,90% 13,30% 14,00%

Nguồn: bản tin nợ công số 7 (7/2011) và số 1 (12/2012) Hình 3.1 Chỉ số nợ công/GDP của Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Theo số liệu trên thì nợ công ở VN trong giai đoạn 2006-2012 có sự biến động lên xuống, nhưng xu hướng của giai đoạn này là ngày càng gia tăng, xét về số liệu phần trăm ta thấy nợ công giai đoạn 2006-2012 có xu hướng tăng chậm tuy nhiên mức nợ đã tiệm cận giới hạn 50% GDP và có khả năng vượt mức 65 % khi tình trạng thâm hụt ngân sách và nhu cầu về lượng vốn cho quá trình công nghiệp hóa phát triển đất nước là rất lớn. Xét về số liệu tuyệt đối 2006 nợ công của Việt Nam là 24 tỷ USD đến năm 2011 là 40 tỷ USD tức tăng lên 2 lần so với năm 2006 cho thấy nợ công Việt Nam có nhiều vấn đền cần phải giải quyết ngay từ bây giờ để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng về lý thuyết mức nợ công của VN vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng nó lại quá cao so với mức phổ biến được khuyến cáo ở các nền kinh tế đang phát triển (từ 30-40%) , một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (17,4%), Indonesia (25,6%) và còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi nợ công quá cao, bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế, quốc gia còn phải đối mặt với nguy cơ suy giảm chủ quyền, khi phải chịu những áp lực lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế, nguy cơ bất ổn xã hội khi Nhà nước không đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội cho người dân. Thông thường đó là những sức ép về thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội, khó khăn trong giải quyết thất nghiệp, và xa hơn nữa là những thay đổi về thể chế chính trị, thay đổi cácmục tiêu, định hướng kinh tế của quốc gia, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong mối quan hệ song phương cũng như đa phương với đối tác là các nước chủ nợ. Mặt khác, trong thời gian tới dân số nước ta sẽ già đi, lực lượng lao động bị thu hẹp làm nguồn thu từ thuế sẽ bị suy giảm, trong khi đó số người nghỉ hưu lại tăng lên gây áp lực cho việc tăng chi tiêu của chính phủ trong các khoản lương hưu, chăm sóc sức khỏe,an sinh…

Hình 3.2 Chỉ số nợ công/đầu người của Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Nguồn: bản tin nợ công số 7 (7/2011) và số 1 (12/2012)

Theo The Economist, mức nợ công tính trên đầu người của VN năm 2012 là 769,08 USD, dự kiến năm 2013 là 852,8 5USD, nếu so sánh với các nước như Trung Quốc (1.270,09 USD), Indonesia (1.096,51 USD), Thái Lan ( 3.357,86 USD), và đặt biệt là Nhật Bản ( 97.818,27 USD) thì đây là con số không cao, tuy nhiên nếu so với mức nợ công bình quân đầu người của VN vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD thì trong vòng 10 năm con số này đã tăng lên gấp 7,6 lần, cho thấy gánh nặng nợ công trong tương lai người dân phải gánh chịu ngày càng tăng.

Hình 3.3 So sánh nợ công/GDP so với một số nước có nợ công cao của thế giới

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Hình 3.4 So sánh nợ công/GDP của Việt Nam với một số nước trong khu vực.

Nguồn: tổng hợp tử economist.com

Nhận xét: so sánh với các nước có nợ công cao thì nợ công của Việt Nam nằm ở

mức trung bình, tuy nhiên so với một số nước trong khu vực thì nợ công của Việt Nam thuộc một trong những nước có tỷ lệ nợ công cao, có xu hướng đang tăng dần vì vậy trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua không ít đại biểu đã tỏ ra lo ngại về nợ công và an ninh tài chính của đất nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w