Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 29 - 31)

1.5.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP

Ireland từng là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Âu. Tuy nhiên, sau cuộc suy thoái toàn cầu, điều này đã thay đổi. Năm 2009 trở về trước, quản lý nợ công của Ireland tương đối khá hơn một số nước khác với mức nợ chính phủ trên GDP là 64,8% (năm 2009). Nhưng con số này đã tăng lên 96,2% năm 2010. Nguyên nhân là do chính phủ nước này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước đang ngày càng gánh nhiều nợ xấu và đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Tính đến giữa năm 2011, Ireland bắt đầu tăng trưởng song vẫn ở mức khiêm tốn 1,6%, trong khi gánh nặng nợ cũng ở mức khá cao 109% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ gần 15%. Và con số này vẫn chưa sụt giảm trong năm 2012 ở mức 108,5%. Tuy nhiên, những con số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với các nước khác trong nhóm PIIGS như Hy Lạp.

Hình 2.6 Tỉ lệ nợ công trên GDP của Ireland trong những năm 2005 – 2012

Nguồn: kinhdoanh.vnexpress.net

1.5.1.2. Tình trạng thâm hụt ngân sách

Trước quý 1 năm 2008, ngân sách của chính phủ Ireland luôn ở trạng thái thặng dư. Tuy nhiên từ thời điểm đó tới nay, tình trạng ngân sách của nước này ngày càng xấu đi, theo báo cáo năm 2010 mức thâm hụt ngân sách đã lên đến con số 31,3% GDP, Ireland là nước có thâm hụt ngân sách cao nhất khu vực Eurozone.

Trong suốt 3 năm tiếp theo, giá nhà giảm 50-60% khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động. Hệ thống ngân hàng, theo đó bị đặt trước nguy cơ đổ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ công tăng cao. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, bong bóng bất động sản vỡ khiến giá trị bất động sản Ireland sụt giảm 47% trong giai đoạn từ tháng 9-2007 đến tháng 12-2011. Giá trị tài sản thế chấp giảm, ngân hàng không thu hồi được nợ, dẫn đến hệ quả các ngân hàng lớn chịu thua lỗ, kéo toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng từ năm 2008. Cùng với đó, trong đề xuất về gói hỗ

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland còn tiếp tục dùng một phần trong khoản tiền đó để quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nước này là Bank of Ireland và Allied Irish Bank, tiếp tục bơm tiền để tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng để tăng tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức này. Nợ xấu từ khu vực ngân hàng tạo thành gánh nặng nợ nần của chính phủ, nợ tư chuyển hóa thành nợ công: năm 2009 tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 9% GDP; năm 2010 là 8,6% và năm 2011 là 9,2%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w