Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 31 - 32)

Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự tăng trưởng trong giai đoạn trước 2008 của Ireland là tăng trưởng không bền vững, điển hình là việc năng suất lao động bất ngờ sụt giảm thê thảm sau năm 2002.

Nguyên nhân chính là sự mở rộng quá nhanh trong tín dụng của Ireland đã tạo nên bong bóng tài sản, đẩy danh mục đầu tư quốc gia vượt quá quy mô của nền kinh tế. Từ năm 2003 đến nay, nợ nước ngoài của Ireland tăng nhanh liên tục. Trong cơ cấu nợ của Ireland, nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, những khoản nợ này cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2003-2008 do hệ thống ngân hàng của nước này quá dễ giải trong việc phát hành các khoản cho vay (nhất là trong lĩnh vực bất động sản.). Khi thị trường BĐS sụp đổ, các ngân hàng lâm vào tình trạng khó

khăn, tương tự như trường hợp của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của mình, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA (National Asset Management Agency) vào năm 2009 để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland. Các ngân hàng của Ireland sẽ “bán” lại các khoản nợ xấu này cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ.

Như vậy chính phủ Ireland đã biến nợ xấu từ khu vực tư nhân thành gánh nặng nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình.

Thứ ba, sự suy giảm đột ngột của giá tài sản thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài sản Ireland.

Cuối cùng, niềm tin các nhà đầu tư suy giảm đã đẩy Ireland vào cuộc khủng hoảng bay hơi ngoại tệ trầm trọng .

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w