Phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 27 - 62)

Ngày 4/3/2010, Cơ quan quản lý nợ nhà nước của Hy Lạp đã phát hành trái phiếu thời hạn 10 năm như một biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang làm suy yếu vị thế của Hy Lạp trên thị trường tài chính quốc tế và gây chấn động khu vực đồng tiền chung châu Âu.

1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Khi xem xét bản chất của vấn đề nợ công, nếu chỉ xét tỷ lệ nợ công /GDP thì chưa đủ bởi tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Nếu xem xét tỷ lệ đó mà khẳng định nợ công an toàn thì chưa có cơ sở. Nợ công khoảng 100%GDP đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn bởi vì nợ công của Nhật Bản chủ yếu là nợ vay trong nước. Vì vậy, khi xét đến nợ công, điều cốt lõi không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm tới rủi ro và cơ cấu nợ.Nghĩa là phải tính tới khả năng trả nợ và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP. Mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế.

1.4.5.1. Mô hình phát triển kinh tế

Việt Nam là 1 nước đang phát triển, nên có 1 tỷ lệ cao về đầu tư là 40% GDP trong khi chỉ có 27~30% GDP là nguồn vốn tiết kiệm của các hộ gia đình, nhiều hơn 10% những nguồn vốn từ bên ngoài (FDI, ODA, những khoản vay khác). Đây là một tỷ lệ rất cao so với trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Do đó, giảm lượng vốn đầu tư từ bên ngoài trong cấu trúc vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và thúc đẩy phát triển dựa trên đầu tư có hiệu quả là cần thiết trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

1.4.5.2. Về hoạch định chính sách tài khoá và quản lý nợ công

Mức thâm hụt ngân sách của ta tăng tương đối cao trong năm 2009 do việc thực hiện chính sách kích cầu, do đó cần phải có các biện pháp thắt chặt tài khoá, quản lý chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn nữa trong thời gian tới để kiềm chế thâm hụt ngân sách. Tương tự như vậy, chính sách quản lý nợ công và kế hoạch vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cần phải được tính toán cẩn trọng và phù hợp.

Về cơ cấu nợ công, Việt Nam có điểm thuận lợi là hiện các khoản vay trong nước, mặc dù chi phí vay có cao hơn, nhưng đang chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với các khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài, việc khai thác thị trường vốn quốc tế là

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

việc khó tránh khỏi. Do đó, ta cần phải hết sức cẩn trọng trong việc xây dựng kế hoạch vay nợ, cơ cấu nợ hợp lý để tài trợ thâm hụt ngân sách.

1.4.5.3. Về công tác công bố thông tin và minh bạch chính sách

Việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách và nợ công là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là xu hướng tất yếu mà Chính phủ ViệtNam, và cụ thể là Bộ Tài chính phải thực hiện. Tuy nhiên, công bố thông tin không nhất quán cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, gây ra tâm lý nghi ngờ và bất ổn cho các nhà đầu tư cũng như thị trường. Trường hợp của Hy Lạp là điển hình cho việc công bố thông tin không nhất quán, sai lệch trong bối cảnh đã đầy các bất ổn và nghi ngờ, làm cho khủng hoảng ở nước này càng trở nên trầm trọng. Về phía ViệtNam, vấn đề nợ công hiện đang được bàn đến tương đối nhiều trong thời gian vừa qua trên các diễn đàn báo chí, trong thảo luận của các tổ chức quốc tế và các tổ chức định mức tín nhiệm với Bộ Tài chính. Đặc biệt là trong kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá XII từ ngày 20/5 sẽ thảo luận về huy động vốn để triển khai dự án đường cao tốc Bắc –Nam. Một trong những nguyên nhân chính của mối quan tâm đặc biệt này chính là tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số nước châu Âu khác đã đưa ra tín hiệu cảnh báo đối với tình trạng nợ công trên toàn cầu. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần phải đưa ra những thông điệp nhất quán, rõ ràng, có cơ sở hỗ trợ giải thích phù hợp (với thông lệ quốc tế và tiêu chuẩn thị trường) về vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách, và các chính sách tài chính có liên quan của Việt Nam để tránh gây tâm lý bất ổn và nghi ngờ cho thị trường.

1.5. Khủng hoảng nợ công Ireland

1.5.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland1.5.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP 1.5.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP

Ireland từng là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Âu. Tuy nhiên, sau cuộc suy thoái toàn cầu, điều này đã thay đổi. Năm 2009 trở về trước, quản lý nợ công của Ireland tương đối khá hơn một số nước khác với mức nợ chính phủ trên GDP là 64,8% (năm 2009). Nhưng con số này đã tăng lên 96,2% năm 2010. Nguyên nhân là do chính phủ nước này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước đang ngày càng gánh nhiều nợ xấu và đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Tính đến giữa năm 2011, Ireland bắt đầu tăng trưởng song vẫn ở mức khiêm tốn 1,6%, trong khi gánh nặng nợ cũng ở mức khá cao 109% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ gần 15%. Và con số này vẫn chưa sụt giảm trong năm 2012 ở mức 108,5%. Tuy nhiên, những con số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với các nước khác trong nhóm PIIGS như Hy Lạp.

Hình 2.6 Tỉ lệ nợ công trên GDP của Ireland trong những năm 2005 – 2012

Nguồn: kinhdoanh.vnexpress.net

1.5.1.2. Tình trạng thâm hụt ngân sách

Trước quý 1 năm 2008, ngân sách của chính phủ Ireland luôn ở trạng thái thặng dư. Tuy nhiên từ thời điểm đó tới nay, tình trạng ngân sách của nước này ngày càng xấu đi, theo báo cáo năm 2010 mức thâm hụt ngân sách đã lên đến con số 31,3% GDP, Ireland là nước có thâm hụt ngân sách cao nhất khu vực Eurozone.

Trong suốt 3 năm tiếp theo, giá nhà giảm 50-60% khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động. Hệ thống ngân hàng, theo đó bị đặt trước nguy cơ đổ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ công tăng cao. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, bong bóng bất động sản vỡ khiến giá trị bất động sản Ireland sụt giảm 47% trong giai đoạn từ tháng 9-2007 đến tháng 12-2011. Giá trị tài sản thế chấp giảm, ngân hàng không thu hồi được nợ, dẫn đến hệ quả các ngân hàng lớn chịu thua lỗ, kéo toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng từ năm 2008. Cùng với đó, trong đề xuất về gói hỗ

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland còn tiếp tục dùng một phần trong khoản tiền đó để quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nước này là Bank of Ireland và Allied Irish Bank, tiếp tục bơm tiền để tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng để tăng tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức này. Nợ xấu từ khu vực ngân hàng tạo thành gánh nặng nợ nần của chính phủ, nợ tư chuyển hóa thành nợ công: năm 2009 tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 9% GDP; năm 2010 là 8,6% và năm 2011 là 9,2%.

1.5.1.3. Thâm hụt cán cân vãng lai

Ireland báo cáo thặng dư thương mại tương đương với 4.113 triệu EUR vào 9/2011. Xuất khẩu vẫn là động cơ chính cho sự tăng trưởng của Ireland, Ireland đã đạt được thặng dư thương mại tương đối cao nhất so với GDP của EU. Trong thời kì khủng hoảng nợ công hoành hành, tình hình xuất khẩu của Ireland giảm mạnh, tuy nhiên cán cân thương mại vẫn ở trạng thái thặng dư. Trong năm 2010 và 2011 tình hình đã có phần cải thiện do những nỗ lực từ phía chính phủ nước này, xuất khẩu tăng trong năm thứ ba liên tiếp và tiếp tục giúp thúc đẩy nền kinh tế nước này trong năm 2012, đạt mức tăng cao 4,4 tỷ euro (5,68 tỷ USD).

Tuy vậy, cán cân vãng lai của Ireland vẫn thâm hụt dài hạn. Cán cân vãng lai thâm hụt nặng nhất vào quý I/2008, ở mức 4000 triệu EUR. Đến quý I/2011 mức thâm hụt đã giảm xuống tương đương với 1031 triệu EUR. Những chuyển biến xấu trong cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều đã gây nên tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bất chấp cán cân thương mại thặng dư.

1.5.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công

Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự tăng trưởng trong giai đoạn trước 2008 của Ireland là tăng trưởng không bền vững, điển hình là việc năng suất lao động bất ngờ sụt giảm thê thảm sau năm 2002.

Nguyên nhân chính là sự mở rộng quá nhanh trong tín dụng của Ireland đã tạo nên bong bóng tài sản, đẩy danh mục đầu tư quốc gia vượt quá quy mô của nền kinh tế. Từ năm 2003 đến nay, nợ nước ngoài của Ireland tăng nhanh liên tục. Trong cơ cấu nợ của Ireland, nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, những khoản nợ này cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2003-2008 do hệ thống ngân hàng của nước này quá dễ giải trong việc phát hành các khoản cho vay (nhất là trong lĩnh vực bất động sản.). Khi thị trường BĐS sụp đổ, các ngân hàng lâm vào tình trạng khó

khăn, tương tự như trường hợp của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của mình, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA (National Asset Management Agency) vào năm 2009 để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland. Các ngân hàng của Ireland sẽ “bán” lại các khoản nợ xấu này cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ.

Như vậy chính phủ Ireland đã biến nợ xấu từ khu vực tư nhân thành gánh nặng nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình.

Thứ ba, sự suy giảm đột ngột của giá tài sản thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài sản Ireland.

Cuối cùng, niềm tin các nhà đầu tư suy giảm đã đẩy Ireland vào cuộc khủng hoảng bay hơi ngoại tệ trầm trọng .

1.5.3. Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ1.5.3.1. Xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc 1.5.3.1. Xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc

Bảng 2.1 Xếp hạng tín nhiệm của Ireland theo Moody’s :

Nguồn:http://www.bankofireland.com/about-boi-group/investor-relations/debt- investors/credit-ratings/

Một trong những tác động rõ nét nhất của khủng hoảng nợ công lên tình hình tài chính tiền tệ Ireland chính là việc xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc. Mở đầu là ngày 12/2/2009, Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Ireland từ Aaa xuống Aa3 do chính phủ nước này có động thái đứng ra bảo lãnh cho Anglo Irish bank. Kể từ đó đến nay, xếp hạn tín nhiệm cũng như bậc định giá sức mạnh tài chính ngân hàng (BFRS) và các chỉ tiêu xếp hạng khác của Ireland đều bị Moody’s và các tổ chức xếp hạng khác hạ bậc.

Sau khi chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế trong quý II/2013, Cộng hòa Ireland vừa được Moody's nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm lên mức "ổn định". Ngày 20/9/2013, Moody's quyết định nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của kinh tế Ngày 7/11 2008 12/2 2009 7/7 2009 11/2 2010 31/03 2010 17/12 2010 12/7 2011 18/8 2011 11/2 2012 6/9 2012 20/9 2013 Xếp

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Ireland, từ mức "tiêu cực" lên "ổn định", tuy nhiên mức xếp hạng tín nhiệm "Ba1" vẫn không thay đổi.

1.5.3.2. Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng 129 điểm cơ bản trong 12 tháng qua. Từ năm 1991 đến năm 2011, lãi suất trung bình đạt 5,76%/năm. Trong giai đoạn kinh tế Ireland tăng trưởng ổn định lãi suất trái phiếu ở mức thấp, nhất là trong tháng 9 năm 2005 chỉ ở mức 3,06% , nhưng từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công, lãi suất trái phiếu liên tục tăng và đạt mức cao lịch sử 14,04% vào tháng 7 năm nay do Moody’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu dài hạn của Ireland xuống mức bỏ đi (Ba1). Lãi suất trái phiếu phải tăng để bù đắp rủi ro về khả năng trả nợ của Ireland. Tuy nhiên, trái phiếu của Ireland hiện không nằm trong diện khuyến nghị đầu tư theo đánh giá của Moody’s.

Hình 2.7 Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland

Nguồn: TradingEconomics.com

1.5.3.3. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm

Trong thập niên 1990, Ireland đã có một sự tăng trưởng thần kì, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng từ 3,5% lên mức 6%, ở thời điểm trước khủng hoảng nợ công, thu nhập bình quân đầu người của nước này khoảng 40 nghìn EUR.

Trên thực tế, Ireland đã phát triển thần kì từ điểm xuất phát thấp, nhưng có thời điểm tăng trưởng GDP còn đạt mức 10%. Đây là một sự tăng trưởng không bền vững.

Tuy nhiên, vận đỏ của Ireland đã chuyển màu đen. Theo thời gian, mọi chi phí ở Ireland, từ tiền lương tới vật liệu đầu vào cùng tăng. Cùng với đó, nền kinh tế này chuyển từ chỗ phát triển bùng nổ nhờ đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sang phát triển bong bóng nhờ các giao dịch mua bán nhà đất và các dự án xây dựng. Trong quý đầu tiên trong năm 2009, GDP đã giảm 8,5% so với cùng năm trước , và GNP giảm 12%. Nền kinh tế đã thoát suy thoái trong quý III năm 2009, với GDP tăng trưởng 0,3% trong quý này.

Hình 2.8 Tăng truởng GDP Ireland giai đoạn 2007- 2011

Nguồn: TradingEconomics.com

1.5.3.4. Đầu tư trực tiếp FDI giảm nhanh đáng kể

Có thể thấy rõ rằng dòng vốn FDI chảy vào Ireland đã đảo chiều ngoạn mục. Năm 2004, FDI vẫn ở mức rất cao ( gần 20 tỷ USD), sang năm 2005 các nhà đầu tư đã rút vốn đồng loạt ra khỏi nước này, khiến dòng vốn FDI ở mức gần -30 tỷ USD và tiếp tục giảm sâu hơn trong năm 2006. Lúc này các nhà đầu tư đã nhận ra quả bong bóng đang ngày càng phình to ra và mất lòng tin với thị trường Ireland. FDI giảm đã tác động rất xấu lên tình hình kinh tế vốn đang đầy ắp nợ của Ireland.

1.5.3.5. Cắt giảm chi tiêu

Quốc hội Ireland tối 7/12/2010 đã thông qua chính sách thắt lưng buộc bụng năm 2011 trong lúc chuẩn bị nhận viện trợ tài chính 85 tỉ euro từ EU và IMF.Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, nước này sẽ tăng thuế với tất cả người lao động và cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm tiết kiệm khoảng 6 tỷ Euro vào năm 2011.

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Ngân sách năm 2011 là ngân sách hạn hẹp nhất trong kế hoạch thắt lưng buộc

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTIỀN TỆ (Trang 27 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w