Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi ông voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường (Trang 54 - 112)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.1.3.Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

3.1.3.1. Môi trường không khí

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí ngày 14 tháng 2 năm 2012 tại khu vực mỏ được thể hiện tại bảng 3.2 và bảng 3.3 (Sơ đồ vị trí đo hiện trạng môi trường phụ lục 4).

Bảng 3.2: Các yếu tố vi khí hậu tại khu vực mỏ

TT Vị trí Thông số Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s)

1 Khu vực phía Đông Nam mỏ (đầu

trạm nghiền sàng của công ty) 33,7 72,1 0,8

2 Khu vực chân đền Thượng cách dự

án 250m về phía Nam 35 65,6 0,9

3 Khu vực phía Nam mỏ 34,6 68,2 0,7

4 Khu vực đường vào mỏ (phía Đông

công ty) 35,7 63,4 0,8

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Bảng 3.3: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực mỏ

TT Vị trí Kết quả ĐVT 26:2010/BTNMT QCVN

1 Khu vực phía Đông Nam mỏ (đầu

trạm nghiền sàng của công ty) 53,9 dBA

70

2 Khu vực chân đền Thượng cách

dự án 250m về phía Nam 51,8 dBA

3 Khu vực phía Nam mỏ 50,1 dBA

4 Khu vực đường vào mỏ (phía

Đông khu mỏ) 59,5 dBA

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Kết quả khảo sát cho thấy 04/04 mẫu có giá trị tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép, tiếng ồn tại vị trí khu vực ngã 3 đường vào dự án cao hơn so với các vị trí

khác do tại thời điểm đo có một số phương tiện giao thông của các dự án xung quanh đang hoạt động.

Bảng 3.4: Kết quả đo bụi và khí độc tại khu vực thực hiện mỏ

TT Vị trí Thông số (mg/m

3)

TSP SO2 NO2 CO

1 Khu vực phía Đông Nam mỏ (đầu trạm

nghiền sàng của công ty) 0,28 0,25 0,06 2,56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Khu vực chân đền Thượng cách dự án

250m về phía Nam 0,23 0,24 0,05 2,51

3 Khu vực phía Nam mỏ 0,21 0,21 0,05 2,14

4 Khu vực đường vào mỏ (phía Đông khu mỏ) 0,35 0,2 0,06 2,18 5 Khu vực đường ĐT494C, gần trạm đập

của công ty xi măng Hòa Phát 0,318 0,149 0,067 0,42

QCVN 05:2009 (trung bình 1h) 0,3 0,35 0,2 30

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Ghi chú: QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về khí đều nằm trong giới hạn cho phép (so với QCVN 05:2009-trung bình 1h). Tuy nhiên tại khu vực đầu đường vào mỏ do tại thời điểm lấy mẫu một số phương tiện giao thông đang hoạt động (lưu lượng xe 30 xe/h) nên chỉ tiêu bụi vượt quy chuẩn quy định 1,17 lần.

3.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước

Vào mùa mưa tại khu vực dự án trữ lượng nước mặt khá dồi dào và chất lượng cũng tương đối tốt. Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ suối để phục vụ cho sinh hoạt và phun nước giảm bụi (Vị trí suối nước cách dự án khoảng 350m). Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng 3.5.

Qua kết quả phân tích nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt có dấu hiệu bị ô nhiễm, thể hiện các chỉ tiêu Coliform, Amonia tính theo N (NH3-N) và Nitrit tính theo N (NO2-N) vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1).

Nguyên nhân gây ô nhiễm là do mó nước chảy lộ thiên, gần khu vực hoạt động của công nhân, bụi đường vận chuyển, bụi do các hoạt động sản xuất nổ mìn tác động tới nguồn nước này.

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực

TT Thông số Đơn vị tính Kết quả đo ngày

14/12/2010 Kết quả đo ngày 10/4/2012 QCVN 08:2008/BTNMT (Loại B1) 1 Nhiệt độ oC 24,3 24,8 - 2 pH - 6,96 7,14 5,5 - 9

3 Ôxy hoà tan (DO) mg/l 6,56 5,3 >4

4 Nhu cầu ô xy hoá học (COD) mg/l 29 26 30

5 Nhu cầu ô xy sinh hoá ( BOD5)* mg/l 12 13,4 15

6 Phôtphat (PO43-) mg/l 0,214 0,12 0,3

7 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 21 37 50

8 Nitrit tính theo N (NO2-N) mg/l 0,641 0,08 0,04

9 Nitrat tính theo N (NO3-) mg/l 3,472 2,7 10

10 Amonia tính theo N (NH3-N) mg/l 1,45 0,1 0,1

11 Coliform MPN/

100ml 27.653 24.800 7.500

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - Loại B1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ THANH THỦY 3.2.1. Điều kiện về kinh tế

3.2.1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Trong khu vực liên quan đến dự án có tổng diện tích gieo cấy là 649,1ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 3.285tấn, trong đó năng suất vụ chiêm đạt 62tạ/ha, vụ mùa đạt 38 tạ/ha. Trong đó diện tích màu gieo trồng: 77,55ha (lạc: 21ha, đỗ xanh

25,2ha, ngô: 31,35ha). Về lâm nghiệp, tiếp tục bảo vệ rừng tái sinh 769 ha, trồng trên 5.000 cây. Tổng đàn lợn có 6.250 con, đàn trâu bò: 563 con, đàn dê: 2.119 con, đàn gia cầm: 38.000 con.

3.2.1.2. Xây dựng cơ bản

Công tác thuỷ lợi đã đào đắp: 7.520m3 đất, xây kè: 1.570m, rải đá các trục đường: 865m3. Tổng kinh phí đầu tư: 380.000.000 đồng. Xây dựng đường giao thông xã, liên thôn (bê tông xi măng) tổng chiều dài 4,47km; đường trục thôn: 2,2km; đường ngõ xóm: 4,28km.

3.2.1.3. Ngành, nghề, tiểu thủ công nghiệp, giao thông xây dựng

Hàng năm số lao động trong độ tuổi làm việc có công ăn việc làm mới cho 250 lao động, nâng số lao động có nghề là 750 lao động. Khai thác chế biến vật liệu xây dựng được tăng nhanh về quy mô và công nghệ khai thác, tạo việc làm ổn định cho 1.150 lao động địa phương. Tổng giá trị thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 46,4 tỷ đồng.

3.2.2. Điều kiện về xã hội

3.2.2.1. Văn hóa xã hội:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, xã hội; thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống đài truyền thanh các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương đặc biệt tuyên truyền sâu rộng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Làm tốt công tác tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân, xây dựng kế hoạch tổ chức thành công lễ hội truyền thống của địa phương ngày 15/02 âm lịch.

3.2.2.2. Giáo dục đào tạo và dân số gia đình, trẻ em

Tỷ lệ học sinh đến lớp đạt 100% kế hoạch. Chất lượng giáo dục toàn diện, cả 3 nhà trường đều đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Tỷ lệ học sinh lên lớp và xét tuyển tốt nghiệp đạt 99 -100%.

Được tuyên truyền rộng rãi, đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình và trách nhiệm, làm tốt công tác truyền thông Dân số - kế hoạch hoá gia đình. Giảm tỉ lệ sinh 0,2‰. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng < 5 tuổi = 16%.

3.2.2.3. Công tác y tế, vệ sinh môi trường

Thực hiện có hiệu quả các chương trình Quốc gia về y tế, làm tốt công tác khám chữa bệnh tại trạm. Xã có 01 trạm xá, trong năm đã khám 6.810 lượt người. Các bệnh thông thường như đau bụng, tiêu chảy và ho viêm đường hô hấp. Không để xảy ra tai biến dịch bệnh trên địa bàn, giữ vững xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Số người mắc bệnh nguy hiểm: toàn xã có 08 người mắc bệnh ung thư, 13 người nhiễm chất độc da cam. Về tình hình dịch bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường trong khu vực: đây là số liệu cần thiết cho công tác đánh giá nhưng vì đây là số liệu cần phải có quá trình thống kê và điều tra lâu dài, mà ở địa phương chưa có số liệu về vấn đề này nên chưa có số liệu cụ thể. Công tác vệ sinh môi trường, có 98% hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

3.3. QUY MÔ DỰ ÁN VÀ ĐẶC TÍNH CÔNG NGHỆ KHAI THÁC. 3.3.1. Hệ thống khai thác vật liệu đá

3.3.1.1. Trình tự khai thác

Căn cứ vào sản lượng khai thác Q = 194.040m3sản phẩm/năm, đặc điểm thực trạng địa hình, cấu tạo địa chất khu vực mỏ đá vôi Núi Ông Voi, dự án áp dụng hệ thống khai thác như sau:

- Giai đoạn 1: Khai thác theo phương pháp khai thác theo lớp xiên xúc, gạt chuyển từ độ cao +230 m đến độ cao +180m. Tiến hành khoan với đường kính lỗ khoan > 100 mm. Đá sau khi được làm tơi bằng nổ mìn được máy ủi có công suất > 200 CV hoặc máy xúc gầu ngược 2,2 m3 xúc, gạt chuyển từ tầng đá nổ mìn xuống mặt bằng bốc xúc ở cao độ +180 m. Tại đây, đá có kích thước ≤ 750 mm được xúc lên ô tô có trọng tải 15 tấn chuyển về trạm nghiền sàng.

- Giai đoạn 2: Áp dụng hệ thống khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp bằng ô tô. Sau khi kết thúc giai đoạn xúc, ủi chuyển, khai thác theo lớp bằng khai thác từ mức +180 m trở xuống +130 m. Tiến hành khoan với đường kính lỗ khoan > 100 mm, nổ mìn làm tơi đất đá, sau đó dùng máy xúc có dung tích gầu 2,0-2,5 m3 xúc đá có kích thước ≤ 750 mm lên ô tô vận chuyển về trạm đập.

Trong quá trình khoan nổ mìn lần 1 (do kỹ thuật hoặc do cấu tạo địa chất) có thể tồn tại mô chân tầng và đá quá cỡ (có kích thước > 750 mm) thì sử dụng máy khoan lỗ nhỏ đường kính mũi khoan D = 32 – 45 mm để khoan nổ lần 2 phá đá quá cỡ và xử lý mô chân tầng.

Lịch khai thác mỏ được lập phù hợp với yêu cầu khai thác đá hàng năm theo công suất thiết kế của trạm nghiền sàng, phù hợp với trình tự khai thác đã lựa chọn.

3.3.1.2. Các thông số chủ yếu của hệ thống khai thác:

Các thông số chủ yếu của hệ thống khai thác thể hiện tại bảng 3.6.

Bảng 3.6: Các thông số chính của hệ thống khai thác

TT Các thông số hiệu ĐVTKý lớp xiên Giá trị gạt chuyển bằng lớp

1 Chiều cao tầng khai thác H m 10 10

2 Chiều cao tầng kết thúc Hkt m 10 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác αkt độ 75-80 75

4 Góc nghiêng bờ công tác φct độ 53 0

5 Góc nghiêng bờ kết thúc γkt độ ≤67 ≤67

6 Chiều rộng bề mặt công tác tối thiểu Bctmin m 26 34

7 Chiều rộng dải khấu A m 11 11

8 Chiều rộng đai an toàn Z m 4,9 4,9

9 Chiều dài tuyến công tác Lk m ≥150 ≥150

(Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án xây dựng công trình khai thác mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại núi Ông Voi, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm - năm 2011)

3.3.2. Quy trình khai thác

Quy trình khai thác mỏ đá vôi lộ thiên theo lớp bằng và lớp xiên, thực tế khai thác của các mỏ gần dự án thể hiện tại hình 3.5, 3.6. và sơ đồ khai thác kèm dòng thải tại hình 3.7, 3.8.

Hình 3.5. Khai thác lớp xiên Hình 3.6. Khai thác lớp bằng

Hình 3.7: Sơ đồ khai thác lớp xiên gạt

3.3.3. Phương pháp nổ mìn

Để đảm bảo chất lượng đập vỡ đất đá nổ mìn (giảm tỷ lệ đá quá cỡ) chọn sơ đồ bố trí mạng lưới lỗ khoan theo mạng tam giác đều, cạnh là khoảng cách giữa các lỗ khoan. Đồng thời để giảm chi phí nổ mìn, dự kiến áp dụng phương pháp nổ mìn sử dụng kíp điện vi sai. Sơ đồ đấu ghép mạng nổ theo sơ đồ nổ một hoặc 2 mặt thoáng tuỳ theo từng điều kiện cụ thể. Thuốc nổ sử dụng là thuốc nổ có phản ứng cháy cân bằng oxy dương để giảm tác động tiêu cực tới môi trường.

Phương tiện nổ sử dụng là mồi nổ và kíp vi sai điện, kíp điện kích nổ, máy nổ mìn điện và dây điện. Tần suất nổ mìn lỗ khoan lớn, cứ 5 ngày nổ mìn một đợt.

3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH

Các hoạt động ô nhiễm môi trường chính của hoạt động khai thác

3.4.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Trong hoạt động khai thác và chế biến đá có các nguyên nhân gây ô nhiễm được thể hiện tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Nguồn phát sinh ô nhiễm của dự án STT Nguồn gây

ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị

Khu vực phát sinh

Hoạt động khai thác Hoạt động cải tạo phục hồi

1 Nước mưa

chảy tràn TSSmỡ, độ đục, … , KLN, dầu

- Khu vực khai trường (mỏ khai thác đá vôi); - Trên các tuyến đường giao thông. - Khu vực chế biến nghiền sàng đá vôi; Bốc xúc sản phẩm.

- Khu vực mỏ - Khu vực mặt bằng sân công nghiệp

2

Nước thải sinh hoạt của công nhân

TSS, BOD, COD, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∑N, P, vi khuẩn… - nhà ăn ca công nhân Khu vực văn phòng,

- Khu vực lán trại công nhân ở tạm trong giai đoạn phục hồi môi trường

3.4.1.1. Lượng nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn của hai giai đoạn khai thác và giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường là giống nhau vì diện tích đường phân thủy của khu vực khai thác và mặt bằng sân công nghiệp, văn phòng giống nhau. Nước mưa chảy tràn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước khu vực, áp dụng (công thức 2.10) để tính toán lượng nước mưa chảy tràn khu vực dự án: Qm = 119.000 m2 x 0,8 x 0,75 x 2.000mm = 142.800 m3/năm.

Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo bụi đất đá, rác thải sinh hoạt, kim loại, dầu mỡ,...rơi rớt xuống hệ thống thoát nước khu vực. Áp dụng (công thức 2.11) tính toán lượng chất bẩn tích tụ trong toàn khu vực dự án trong 15 ngày khoảng 3.272,5 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận cũng như môi trường đất xung quanh.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5-1,5mgN/l; 0,004-0,03mgP/l; 10- 20mg COD/l và 10- 20 mg TSS/l; Fe 0,0001- 0,0005 mg/l.

3.4.1.2. Nước thải sinh hoạt

Áp dụng (công thức 2.12), với tổng cán bộ công nhân viên làm việc của công ty trong giai đoạn khai thác là 52 người[7], lượng nước sử dụng 45 lít/người/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất có thể phát sinh là 2,34m3

/ngày (100% lượng nước cấp cho sinh hoạt), lượng nước thải sinh phát sinh trong năm khoảng 659 m3/năm . Tính toán cho lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường 6 người[7] là 0,27 m3

/ngày.

- Nước thải không có chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết

bị vệ sinh như bồn tắm, chậu giặt, chậu rửa mặt...: Loại nước thải này chứa chủ yếu

chất rắn lơ lửng, các chất tẩy giặt và thường gọi là nước "xám". Nồng độ các chất hữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường khó phân hủy sinh học. Trong nước thải chứa nhiều tạp chất vô cơ.

- Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh (toilet) còn được gọi là

hôi thối. Hàm lượng chất hữu cơ (BOD5) và các chất dinh dưỡng như: Nitơ (N), Photpho (P) cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và dễ làm nhiễm bẩn đến nguồn nước tiếp nhận. Tuy nhiên, loại nước thải này thích hợp xử lý bằng biện pháp sinh học.

- Nước thải nhà bếp: Loại nước thải này chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5,

COD) và các nguyên tố dinh dưỡng khác (N, P). Các chất bẩn trong nước thải loại này dễ tạo khí sinh học.

Áp dụng (công thức 2.13) tính được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) của hai giai đoạn sản xuất và cải tạo phục hồi môi trường thể hiện tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên khai thác mỏ núi Ông Voi

STT Chất ô

nhiễm

Tải lượng (kg/ngày)

Một phần của tài liệu nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi ông voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường (Trang 54 - 112)