Cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi ông voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường (Trang 47 - 112)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

Để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn, tất cả các nguồn thông tin, số liệu thu thập và phân tích bao gồm:

- Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án bao gồm hiện trạng dân sinh, kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên như điều kiện địa chất khu vực mỏ, sử dụng đất đai, sinh thái,... điều kiện chế độ thủy văn khu vực, các thông số vật lý hóa học về hiện trạng môi trường nước, không khí khu vực thực hiện dự án.

- Các thông số về đặc tính kỹ thuật khai thác của mỏ, nguyên nhiên liệu sử dụng trong hoạt động khai thác mỏ.

- Thông số về đặc tính cây trồng lựa chọn để trồng tại khu vực cần cải tạo phục hồi môi trường.

- Các số liệu về đơn giá xây dựng, đơn giá vật liệu xây dựng đến chân công trình, định mức kinh tế kỹ thuật trồng cây khoanh nuôi xúc tiến tái sinh cây và bảo vệ cây.

2.4. NHỮNG KẾT LUẬN

Tình trạng khai thác hiện tại là không bền vững, sự tuỳ tiện sử dụng tài nguyên của xã hội đang đứng trước khủng hoảng và càng ngày càng có nhiều rào cản. Qua cơ sở lý thuyết phát sinh từ thực tế dự án và từ đó tính toán khảo sát đưa ra được các dữ liệu kỹ thuật của dự án như đặc điểm địa chất khu vực, chất lượng đá, công

nghệ khai thác,...từ đó áp dụng các công thức để đánh giá đúng hiện trạng môi trường, nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực mỏ, từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp khôi phục môi trường và hệ thống giám sát nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện môi trường khu vực mỏ đá, có những vấn đề:

- Mỏ có tuổi đời hoạt động lâu khiến cho hình thành những cộng đồng dân cư mới và tự phát triển của cộng đồng tại đây. Đây là những đối tượng chịu nhiều áp lực kinh tế khi đóng cửa các mỏ.

- Do đặc thù khai thác mỏ đá tạo ra các sườn dốc với góc nghiêng sườn tầng từ 75 - 80 độ vì thế độ dốc cao, việc thoát nước tốt nhưng sẽ gây sói mòn mạnh khi đổ đất trồng cây. Vì thế việc cải tạo phục hồi phải kết hợp ngay từ giai đoạn đang khai thác, trồng cây bụi xen kẽ với cây bậc cao.

- Khai thác đá vôi phát thải khí độc vào khí quyển không bằng một số ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu hóa thạch nhưng phát thải lượng bụi silic lớn, ngoài ra khai thác đá vôi lại tạo rủi ro đáng kể làm biến dạng bề mặt trái đất và ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm.

- Khôi phục lại khu vực khai thác như ban đầu là một thách thức lớn, tốn kém và phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu khai thác.

Chương 3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC MỎ ĐÁ VÔI NÚI ÔNG VOI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC ĐÁ

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1.1. Điều kiện về địa lý - địa chất

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực mỏ khai thác có diện tích 10 ha, thuộc địa phận núi Ông Voi, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4 có toạ độ theo hệ toạ độ VN.2000 kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 30 theo bảng 3.1 (Sơ đồ vị trí dự án phụ lục 3):

Bảng 3.1: Bảng toạ độ các điểm góc 1, 2, 3, 4 hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 30 khu khai thác và khu phụ trợ

Điểm góc Hệ toạ độ VN2000 X(m) Y(m) 1 2266419.17 590186.82 2 2266596.15 590636.86 3 2266304.51 590652.70 4 2266271.33 590212.26

Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ đávôi làm VLXD thông thường tại núi Ông Voi, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam Công ty TNHH Sơn Hữu

Toàn bộ địa hình khu mỏ là dải núi đá vôi điển hình của dạng địa hình karst có đường sống núi kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Bề mặt địa hình thường bị phân cắt mạnh mẽ, sườn núi dốc thường tạo thành nhiều vách đá dốc đứng, chiều cao vách đá thường cao từ 5 - 10 m.

Khu vực mỏ xin khai thác có ranh giới như sau: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp thung Cổ Chầy;

- Phía Đông giáp núi đá là khu vực cấm khai thác và trạm nghiền sàng; - Phía Nam giáp thung nhỏ và núi Ông là khu vực cấm khai thác; - Phía Tây giáp thung trồng cây của nhân dân địa phương.

Hình 3.1. Vị trí mỏ đá núi Ông Voi Hình 3.2. Di tích lịc sử Đền Thượng gần vị trí dự án

Hình 3.3. Các mỏ khai thác gần dự án Hình 3.4. Khu dân cư gần dự án

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất

Thành phần khoáng vật tạo đá, kiến trúc, cấu tạo đá vôi có trong diện tích thăm dò gồm đá vôi dolomit, đá vôi bị dolomit hoá, phân lớp từ mỏng, trung bình đến dày dạng khối, màu xám, xám tro đến xám sáng, bị dập vỡ, có chỗ dạng dăm. Thành phần khoáng vật tạo đá vôi dolomit gồm: dolomit và calcit, trong đó dolomit chiếm 80% đến 95%; calcit từ 1% - 15%; tạo đá vôi bị dolomit hoá gồm dolomit (60% - 65%) và calcit (25% - 30%).

Các khoáng vật khác như tạp chất sét ít hạt thạch anh và ít hạt khoáng vật quặng. Thành phần khoáng vật tạo đá có sự phân bố khá đồng nhất. Đặc tính cơ lý, các chỉ số thí nghiệm mẫu cơ lý đá toàn diện thân đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò như sau:

- Độ ẩm khô gió W: Nhỏ nhất 0,08%, lớn nhất 0,19%, trung bình 0,11%. - Độ hút nước Whn: Nhỏ nhất 0,12%, lớn nhất 0,24%, trung bình 0,16%. - Khối lượng riêng ρ(g/cm3): Nhỏ nhất 2,73 g/cm3, lớn nhất 2,76 g/cm3

, trung bình 2,747 g/cm3. - Khối lượng thể tích γ: - Khô gió γnhỏ nhất 2,68 g/cm3, lớn nhất 2,72 g/cm3 , trung bình 2,70 g/cm3. - Bão hoà γbhnhỏ nhất 2,68 g/cm3, lớn nhất 2,72 g/cm3 , trung bình 2,71 g/cm3. - Khô tuyệt đối γc nhỏ nhất 2,68 g/cm3, lớn nhất 2,72 g/cm3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

, trung bình 2,70 g/cm3.

- Cường độ kháng nén ở trạng thái bão hoà σnbh: Nhỏ nhất 718 kG/cm2, lớn nhất 1005 kG/cm2, trung bình 873 kG/ cm2.

- Cường độ kháng nén ở trạng thái khô gió σnk: Nhỏ nhất 767 kG/cm2, lớn nhất 1026 kG/cm2

, trung bình 902.9 kG/cm2.

- Cường độ kháng kéo ở trạng thái bão hoà σkbh: Nhỏ nhất 70 kG/cm2, lớn nhất 99 kG/cm2, trung bình 87 kG/cm2.

- Cường độ kháng kéo ở trạng thái khô gió σk: Nhỏ nhất 76 kG/cm2, lớn nhất 103 kG/cm2, trung bình 90 kG/cm2. - Hệ số kiên cố f : Nhỏ nhất 7,1; lớn nhất 9,9; trung bình 8,58. - Hệ số biến mềm k: Nhỏ nhất 0,94; lớn nhất 0,98; trung bình 0,966. - Góc ma sát trong ϕ: Nhỏ nhất 350, lớn nhất 380, trung bình 36036’. - Lực dính kết C: Nhỏ nhất 140 kG/cm2, lớn nhất 152 kG/cm2, trung bình 145 kG/cm2.

Từ các thông số chỉ tiêu thí nghiệm mẫu cơ lý đá toàn diện nêu trên cho thấy đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cơ lý đá để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường.

3.1.1.3. Đặc tính hóa học

Kết quả phân tích mẫu hoá đơn đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò có hàm lượng hoá học của CaO, MgO, CKT (cặn không tan), MKN (mất khi nung), nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình như sau:

- CaO (%) nhỏ nhất 30.84%, lớn nhất 33.45%, trung bình 32.06%. - MgO (%) nhỏ nhất 18.74%, lớn nhất 21.46%, trung bình 19.88%. - CKT (%) nhỏ nhất 0.40%, lớn nhất 3.62%, trung bình 1.51%. - MKN (%) nhỏ nhất 42.59%, lớn nhất 44.55%, trung bình 43.60%.

Từ các thông số phân tích hoá học nêu trên, đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò có hàm lượng hoá học MgO cao hơn hàm lượng trung bình cho phép của đá vôi nguyên liệu sản xuất xi măng (MgO≤3%). Đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò đáp ứng tiêu chuẩn đá làm vật liệu xây dựng thông thường, không đảm bảo tiêu chuẩn của đá vôi nguyên liệu sản xuất xi măng.

3.1.1.4. Đặc điểm địa chất công trình

Địa hình khu thăm dò có bề mặt gồm các đỉnh có đường sống núi chạy theo phương Đông Đông Bắc - Tây Tây Nam và các thung lũng. Công tác khảo sát, đo vẽ địa chất thủy văn - địa chất công trình cho thấy lớp đất phủ trên mặt mỏng, thảm thực vật che phủ khoảng 30% đến 50% diện tích bề mặt địa hình, đôi chỗ hoàn toàn lộ đá vôi nguyên liệu nên không có hiện tượng trượt lở đất phủ tự nhiên xảy ra.

Đá vôi ở 2 bên sườn các đỉnh núi lộ thành vách dựng đứng, phần dưới có nhiều khối tảng kích thước từ 0,5 m đến 1 m hoặc lớn hơn, sườn núi dốc, các tảng đá lộ có khả năng trượt lở hoặc gây ra đá đổ, đá lăn khi nổ mìn khai thác.

3.1.2. Điều kiện về khí tượng thủy văn

3.1.2.1. Điều kiện khí tượng

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa đông và mùa hè.

Về mưa: Hà Nam thuộc khu vực có lượng mưa trung bình. lượng mưa hàng năm khoảng gần 2.000 mm, năm mưa nhiều khoảng 2.400 mm, năm mưa ít khoảng 1.200 mm. Có hai mùa, mùa mưa và mùa khô.

Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,5oC đến 24oC. Về mùa

đông, nhiệt độ trung bình là 18,9o C.

Về nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm là 1.276 giờ. Mùa đông

số giờ nắng chiếm trung bình 28% tổng số giờ nắng cả năm.

Về ẩm độ: Độ ẩm trung bình ở Hà Nam khoảng 84%. Độ ẩm trung bình giữa

các tháng chênh lệch không lớn, giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất chênh lệch khoảng 12%.

Về gió: Hướng gió thay đổi theo mùa. Tốc độ gió trung bình 2 - 2,5 m/s. Mùa

đông có hướng gió thịnh hành là đông bắc, với tần suất 60-70%. Mùa hè có hướng gió thịnh hành là hướng đông nam, vớitần suất 50-70%.

3.1.2.2. Điều kiện thuỷ văn

Tỉnh Hà Nam có tổng lượng mưa trung bình của các năm gần đây khoảng 2.000mm/năm. Dòng chảy nước mặt từ Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Nhuệ hàng năm đưa vào tỉnh khoảng 87,6 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua địa bàn cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác.

Theo số liệu của trạm thủy văn Phủ Lý, chế độ thủy văn sông Đáy như sau: Mực nước trung bình: Htb = +0,84m ; Mực nước báo động cấp 1: +2,9 m; cấp 2: +3,5 m; và cấp 3: 4,1 m (Theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước)

Mực nước phân lũ sông Đáy: +5,54m ; Vận tốc trung bình mùa kiệt: v = 0,6m/s; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

3.1.3.1. Môi trường không khí

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí ngày 14 tháng 2 năm 2012 tại khu vực mỏ được thể hiện tại bảng 3.2 và bảng 3.3 (Sơ đồ vị trí đo hiện trạng môi trường phụ lục 4).

Bảng 3.2: Các yếu tố vi khí hậu tại khu vực mỏ

TT Vị trí Thông số Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s)

1 Khu vực phía Đông Nam mỏ (đầu

trạm nghiền sàng của công ty) 33,7 72,1 0,8

2 Khu vực chân đền Thượng cách dự

án 250m về phía Nam 35 65,6 0,9

3 Khu vực phía Nam mỏ 34,6 68,2 0,7

4 Khu vực đường vào mỏ (phía Đông

công ty) 35,7 63,4 0,8

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Bảng 3.3: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực mỏ

TT Vị trí Kết quả ĐVT 26:2010/BTNMT QCVN

1 Khu vực phía Đông Nam mỏ (đầu

trạm nghiền sàng của công ty) 53,9 dBA

70

2 Khu vực chân đền Thượng cách

dự án 250m về phía Nam 51,8 dBA

3 Khu vực phía Nam mỏ 50,1 dBA

4 Khu vực đường vào mỏ (phía

Đông khu mỏ) 59,5 dBA

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Kết quả khảo sát cho thấy 04/04 mẫu có giá trị tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép, tiếng ồn tại vị trí khu vực ngã 3 đường vào dự án cao hơn so với các vị trí

khác do tại thời điểm đo có một số phương tiện giao thông của các dự án xung quanh đang hoạt động.

Bảng 3.4: Kết quả đo bụi và khí độc tại khu vực thực hiện mỏ

TT Vị trí Thông số (mg/m

3)

TSP SO2 NO2 CO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Khu vực phía Đông Nam mỏ (đầu trạm

nghiền sàng của công ty) 0,28 0,25 0,06 2,56

2 Khu vực chân đền Thượng cách dự án

250m về phía Nam 0,23 0,24 0,05 2,51

3 Khu vực phía Nam mỏ 0,21 0,21 0,05 2,14

4 Khu vực đường vào mỏ (phía Đông khu mỏ) 0,35 0,2 0,06 2,18 5 Khu vực đường ĐT494C, gần trạm đập

của công ty xi măng Hòa Phát 0,318 0,149 0,067 0,42

QCVN 05:2009 (trung bình 1h) 0,3 0,35 0,2 30

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Ghi chú: QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về khí đều nằm trong giới hạn cho phép (so với QCVN 05:2009-trung bình 1h). Tuy nhiên tại khu vực đầu đường vào mỏ do tại thời điểm lấy mẫu một số phương tiện giao thông đang hoạt động (lưu lượng xe 30 xe/h) nên chỉ tiêu bụi vượt quy chuẩn quy định 1,17 lần.

3.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước

Vào mùa mưa tại khu vực dự án trữ lượng nước mặt khá dồi dào và chất lượng cũng tương đối tốt. Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ suối để phục vụ cho sinh hoạt và phun nước giảm bụi (Vị trí suối nước cách dự án khoảng 350m). Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng 3.5.

Qua kết quả phân tích nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt có dấu hiệu bị ô nhiễm, thể hiện các chỉ tiêu Coliform, Amonia tính theo N (NH3-N) và Nitrit tính theo N (NO2-N) vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1).

Nguyên nhân gây ô nhiễm là do mó nước chảy lộ thiên, gần khu vực hoạt động của công nhân, bụi đường vận chuyển, bụi do các hoạt động sản xuất nổ mìn tác động tới nguồn nước này.

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực

TT Thông số Đơn vị tính Kết quả đo ngày

14/12/2010 Kết quả đo ngày 10/4/2012 QCVN 08:2008/BTNMT (Loại B1) 1 Nhiệt độ oC 24,3 24,8 - 2 pH - 6,96 7,14 5,5 - 9

3 Ôxy hoà tan (DO) mg/l 6,56 5,3 >4

4 Nhu cầu ô xy hoá học (COD) mg/l 29 26 30

5 Nhu cầu ô xy sinh hoá ( BOD5)* mg/l 12 13,4 15

6 Phôtphat (PO43-) mg/l 0,214 0,12 0,3

7 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 21 37 50

8 Nitrit tính theo N (NO2-N) mg/l 0,641 0,08 0,04

9 Nitrat tính theo N (NO3-) mg/l 3,472 2,7 10

10 Amonia tính theo N (NH3-N) mg/l 1,45 0,1 0,1

11 Coliform MPN/

100ml 27.653 24.800 7.500

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Công ty CP kỹ thuật và phân tích môi trường - Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - Loại B1.

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ THANH THỦY 3.2.1. Điều kiện về kinh tế

3.2.1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi ông voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường (Trang 47 - 112)