4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.3.4. Kỹ thuật trồng cây đối với đất trống đồi trọc
Những kỹ thuật chủ yếu từ đơn giản tới phức tạp:
- Biện pháp canh tác theo đường đồng mức: Đây là biên pháp rất cơ bản trong
canh tác đất dốc, hạn chế xói mòn đất. Đơn giản nhất trong trồng rừng là đào hố theo nanh sấu hoặc vẩy cá. Trồng theo hố hàng ngàn cây trên một ha sẽ hạn chế đáng kể xói mòn nhất là khi lấp đất hai bên bờ và phía dưới hố. Đối với một số cây trồng nông nghiệp trên đất dốc quá lớn, cấu trúc kém, cây trồng dễ bị vùi lấp, khó phát triển, người dân phải trồng cây dọc dốc thì cần các biện pháp khác để chống xói mòn.
- Ủ gốc: Khi vật liệu phủ đất và công lao động không đủ thì thường áp dụng
phương pháp Ủ gốc, vừa hạn chế xói mòn, giữ độ ẩm cho đất, vừa nâng cao hiệu quả của phân bón.
Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, thực vật có khả năng phục hồi môi trường, đặc biệt cây xanh ở thành thị có thể cải thiện chất lượng không khí một cách trực tiếp bởi cây cối có tác dụng chắn bụi, hấp thu các loại khí ô nhiễm, nâng cao khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm bằng cách thay đổi cấu trúc gió, hoặc tạo ra những vùng đảo nhiệt cục bộ để bẫy các chất ô nhiễm.
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thu bụi của một số loài cây ở vùng mỏ Quảng Ninh, với mục tiêu xác định khối lượng bụi mịn, bụi thô và bụi hạt
lớn được hấp thu trên bề mặt và trong sáp biểu bì của các loài cây trồng ven đường vận chuyển than ở Vàng Danh như: Cây keo lá tràm, cây si và cây chuối hột, thì cả 3 loại cây trên đều có khả năng hấp thu đáng kể bụi trên bề mặt lá và trong sáp biểu bì, góp phần hạn chế ô nhiễm không khí ở Vàng Danh. Ngoài ra, kích thước của bụi càng nhỏ thì khả năng tích tụ trên bề mặt lá và hấp thu trong sáp biểu bì lá cũng giảm. Nghiên cứu cũng đã chứng minh, sự khác biệt trong khả năng hấp thu bụi của các loại cây khác nhau, cụ thể: Cây si có khả năng tích tụ và hấp thu bụi tổng số cao nhất; chuối hột là loài có khả năng hấp thu bụi thô và bụi mịn cao nhất; keo lá tràm là loài ít hiệu quả nhất.
Khu vực thực hiện dư án, hàng năm bị ô nhiễm không khí do quá trình vận hành khai thác đá (khoan, nổ mìn, đặc biệt là vận chuyển đá). Đối với hoạt động khai thác của dự án, hàng năm sử dụng 48.840 kg thuốc nổ, 241.527 lít dầu nhớt. Hàng năm lượng bụi và khí thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án ở khu vực trong mỏ là: SO2 khoảng 234kg/năm, NO2 khoảng 11.724kg/năm, CO khoảng 4.689 kg/năm, bụi khoảng 476.125 kg/năm.
4.4. LỰA CHỌN CÁC LOẠI CÂY CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 4.4.1. Đặc tính một số loài cây có khả năng cải tạo đất
4.4.1.1. Cây Sanh có tên khoa học là Ficus indica L, thuộc hộ Morace.[34]
Cây Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp ở hầu hết trên các vùng đất của Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây các điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiện các điểm lồi trắn. Sanh cũng được trồng trên vùng đông lạnh.
Cây Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho cây sinh trưởng. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
4.4.1.2. Cỏ Lau
Cỏ lau là loài có thể sống tốt trên các đồi núi đá với điều kiện khí hậu khô, ít đất. Cỏ Lau sinh trưởng và phát triển tốt ở tất cả các mùa trong năm, có khả năng phân nhánh tốt. Là loài sống được trên đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nên có thể sống tốt trên các đồi núi đá với điều kiện khí hậu khô, ít đất với nhiệt độ 150C đến 450C, lượng mưa trong năm khoản từ 200mm đến 6.000mm.
4.4.1.3. Cây Si (Weeping fig)[36]
Si là một loài cây trong giống Ficus, có nguồn gốc tại Đông Nam Á và Australia. Cây được Thái Lan nhận làm cây “biểu tượng” cho Thành phố Bangkok. Cây Si có đặc tính thực vật: Cây thuộc loại đại mộc, có thể mọc cao đến 30m, nhưng kích thước thay đổi tùy theo môi trường trồng. Thân màu nâu nhạt hay xám. Cành mọc ngang từ gốc. Không có rễ buông từ trên nhánh. Toàn cây có nhựa mủ. Phiến lá hình trái xoan, đầu nhọn và đáy tà; hai mặt đều nhẵn không lông, dài 5-9 cm rộng 3-6 cm, có cuống dài 5-15 mm. Quả mọc từng đôi trên cành non, hình cầu hay hình trứng, không có cuống, đường kính 10-15 mm, khi chín có màu đỏ tươi rồi sau đó xậm đen. Theo ‘Đông Y’, Lá Si có các tác dụng tiêu viêm (chống sưng), tán ứ, tiêu thũng chữa được ứ huyết do chấn thương, va chạm, bị đánh đập. Nhựa Si có vị chát, tính hàn nhẹ, tác dụng làm tan máu ứ, chữa đau nhức đầu, kinh nguyệt không đều. Vỏ và Rễ rủ Si có vị đắng, tính ôn, trị sưng đau nhức chân tay, đau xương; lở ngứa; trị ho và làm ngưng cơn suyễn. Trong Nam dược: Dược liệu là nhựa trích từ thân cây, Rễ phụ thu hái và sao cho hơi vàng. Rễ Si được ngâm rượu (40 gram rễ tươi trong 30 ml rượu trắng hay vodka), uống trị đau nhức, hay thoa bóp bên ngoài chống sưng đau. Lá Si (100 gram), lá bưởi (100g) và muối ăn (5g): lá thái nhỏ, trộn muối rồi sao nóng, gói trong vải để chườm trị tụ máu, bầm tím do va đập, té ngã.
Một số hình ảnh về cây Si, cây Cỏ lau mọc rất tốt tại khu vực mỏ và khu vực xung quanh, thể hiện tại hình 4.4 và 4.5.
Hình 4.4. Cây si khu vực gần dự án Hình 4.5. Cây Cỏ lau mọc gần dự án 4.4.2. Lựa chọn các giống cây phục vụ công tác phục hồi môi trường
Trong điều kiện môi trường khai thác chủ yếu là đá gốc, đất mặt ít, không có chất dinh dưỡng, khô hạn, ở độ dốc cao sói mòn lớn, cần lựa chọn các loài cây có thể thích nghi được. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu để tìm ra loài cây phù hợp với điều kiện thực tế của khai thác đá, các loài ưu thế được lựa chọn chủ yếu là cây bản địa đã phát triển thích hợp với điều kiện tự nhiện của khu vực. Để tiết kiệm chi phí, tại sườn tầng và đáy mỏ khai thác kết hợp trồng xen kẽ cỏ Lau với cây Sanh. Khu vực văn phòng, mặt bằng sân công nghiệp, đường nội bộ mỏ trồng cây Si xen kẽ với cây cỏ Lau. Trồng cây để cải tạo khu khai thác và khu chế biến là một hướng tiếp cận mới đã được áp dụng tại một số mỏ và đạt hiệu quả cao trong việc cải tạo cảnh quan môi trường vùng khai thác. Quy trình trồng cây, tái tạo cảnh quan môi trường sau khai thác đá (bản đồ cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác phụ lục 6) như sau:
4.4.2.1.Giai đoạn 1, thời gian từ khi xây dựng dự án và trong quá trình khai thác
thác, lượng đất này được dồn về để san gạt làm đường giao thông nội bộ, mặt bằng sân công nghiệp và khu văn phòng. Vì thế trong giai đoạn này lựa chọn cây Si để trồng xung quanh khu vực đường giao thông nội bộ, khu vực mặt bằng sân công nghiệp, khu văn phòng để cải thiện vi khí hậu, môi trường ô nhiễm bụi tại khu vực mỏ trong hoạt động khai thác sau này. Trong quá trình sản xuất khi kết thúc một tầng khai thác tiến hành trồng cây Sanh, xen kẽ với cây Cỏ Lau.
4.4.2.2. Giai đoạn 2, Phục hồi thảm thực vật
Giai đoạn này tiến hành trồng phủ kín thực vật trên toàn bộ khu vực mỏ. Đây là công đoạn cuối trong giai đoạn khai thác. Khi các công đoạn như: hạ thấp độ cao tầng khai thác, xây mương thoát nước, hồ điều hòa nước mưa của khu vực, trồng cỏ phủ xanh và tạo độ phì cho đất… đã cơ bản hoàn thành, nên tiến phục hồi thảm thực vật và tái tạo cảnh quan. Các loại thực vật được chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Nhanh chóng quen với khí hậu và có sức chịu đựng lâu dài với những dao động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (nhiệt độ cao, thời gian khô hạn kéo dài) và những đặc tính lý hoá của đất đá không thuận lợi trên bãi thải.
- Sinh trưởng nhanh đặc biệt là trong những năm đầu mới trồng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hoá. Có hệ rễ mạnh có khả năng chống được những biến động lớn. Có khả năng hình thành rừng trẻ, phát triển nhanh dễ tái sinh bằng hạt.
Các loại cây trồng đã được nghiên cứu thử nghiệm trồng trên khu vực kết thúc khai thác mỏ đá của Công ty Cổ phần Chương Dương (thể hiện hình 4.6) đã thu được một số thành quả tốt đảm bảo đủ các yêu cầu trên và kinh phí cho trồng trọt và chăm sóc nhỏ là: cây Sanh, cỏ Lau, sắn dây rừng,…
Phục hồi môi trường bằng cây cỏ Lau Phục hồi môi trường bằng cây Sanh
Hình 4.6. Phục hồi môi trường mỏ của Công ty Cổ phần Chương Dương 4.5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.5.1. Chương trình quản lý môi trường
Trong quá trình thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường luôn có cán bộ, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng công trình. Cơ cấu tổ chức quản lý trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường được thể hiện tại hình 4.8.
Sau khi thực hiện xong công tác cải tạo, phục hồi môi trường sẽ bàn giao lại cho địa phương để quản lý.
Hình 4.8. Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường
Ban giám đốc
Bộ phận trực tiếp Bộ phận gián tiếp
B ộ phậ n t hu don, thá o dỡ c ông B ộ phậ n s an ủi m ặt B ộ phậ n vậ n chuyể n đấ t phủ B ộ phậ n t rồng và ch ăm só c cây B ảo vệ K ỹ t huậ t – vậ t t ư K ế hoạ ch -kế to án B ộ phậ n ki ểm tr a, g iám s át
Để quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận. Công ty sẽ xây dựng hàng rào và đặt biển báo để cho người và gia súc không vào phá hoại đồng thời để cho mọi người trong khu vực và người qua lại đều biết. Đồng thời Công ty còn bố trí cán bộ hàng ngày đi kiểm tra để bảo vệ công trình và sớm phát hiện các hoạt động phá hoại.
4.5.2. Chương trình giám sát môi trường
Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý môi trường. Giám sát môi trường là một phức hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ và tổ chức nhằm kiểm soát, theo dõi một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường. Giám sát chất lượng môi trường có thể định nghĩa như là một quá trình “quan trắc - đo đạc - ghi nhận -
phân tích - xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất
lượng môi trường”. Giám sát chất lượng môi trường là công cụ không thể thiếu
được để các nhà quản lý, các nhà chuyên môn quản lý chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, điều chỉnh các kế hoạch sản xuất và giảm nhẹ các chi phí khắc phục, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường nói chung một cách hữu hiệu nhất.
4.5.2.1. Mục đích thực hiện quan trắc môi trường
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, tiến hành chương trình quan trắc môi trường tại mỏ đá vôi núi Ông Voi với mục các đích:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường; từ đó xác định xu thế diễn biến chất lượng môi trường theo thời gian và không gian. Theo dõi thường xuyên và có hệ thống sự biến động các thành phần môi trường (không khí, nước, đất) tại khu vực hoạt động của cơ sở.
+ Đánh giá chính xác các tác động môi trường do hoạt động sản xuất lên các hệ tiếp nhận (đối tượng chịu tác động). Xác lập và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến
môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất của các cơ sở. Kịp thời phát hiện các trường hợp ô nhiễm môi trường khẩn cấp và dự báo rủi ro môi trường.
+ Theo dõi tính hiệu quả của các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường; Phục vụ xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
+ Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cho mạng lưới quan trắc môi trường của địa phương, ngành.
Đối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường như bảng 4.6 (sơ đồ vị trí giám sát môi trường kèm theo phụ lục 7)
Bảng 4.6: Chương trình quan trắc môi trường
TT Các thành phần Các thông số quan trắc Quy chuẩn so sánh
1
Môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung
Nhiệt độ, độ ẩm, gió, áp suất, tiếng ồn, mức rung, khí độc (CO2, SO2, NO, NO2...)
QCVN 05:2009/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT và các quy định hiện hành 2 Môi trường nước
- Nước mặt TSS, dầu mỡ, pH, BOD, COD, độ dẫn, muối, độ đục, Fe, Mn, Hg, Pb, As, Cd… QCVN 08:2008/BTNMT và các quy định hiện tại
- Nước ngầm TSS, dầu mỡ, pH, BOD, COD, Hg, Pb, As, Cd, độ dẫn, muối, độ đục, Fe, Mn… QCVN 09:2008/BTNMT và các quy định hiện hành 3 Tình hình xói lở và bồi lắng
4.5.2.2. Giám sát chất lượng không khí
- Thông số giám sát: CO, SO2, NOx, bụi tổng cộng và tiếng ồn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ.
- Các vị trí giám sát (quan trắc, thu mẫu) căn cứ vào điểm phát thải và điểm chịu tác động của dự án, có thể thay đổi tùy theo hướng gió mỗi mùa. Thực hiện đo đạc, lấy mẫu trong giờ sản xuất. Địa điểm và tần suất quan trắc đo đạc, thu mẫu (công tác giám sát) được tổng hợp trong bảng 4.7.
Bảng 4.7: Vị trí giám sát chất lượng không khí
TT Mô tả vị trí Số lượng (điểm) Số hiệu Mẫu (tháng/lần) Tần suất
1 Khu vực mặt bằng mỏ 01 KK1 3
2 Khu vực mặt bằng sân công
nghiệp 01 KK2 3
3 Đường giao thông nối giữa khu mỏ
và mặt bằng sân công nghiệp 01 KK3 3
4 Khu vực xung quanh 02 KK4,5 6
- Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT- 10/10/2002.
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
4.5.2.3. Giám sát chất lượng nước
Mỗi địa điểm: 02 mẫu
+ 01 mẫu nước thải sinh hoạt của dự án + 01 mẫu tại hồ điều hòa
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT
4.5.2.4. Các chương trình giám sát khác
Ngoài công tác giám sát môi trường không khí và nước, chủ dự án sẽ thường xuyên thực hiện các giám sát về công tác bảo vệ môi trường khác tại mỏ. Các công tác bao gồm:
- Giám sát các công tác quản lý chất thải rắn, các công tác khống chế rung động và các sự cố.
- Giám sát các công tác về các biện pháp giảm thiểu tác động đến dân cư, các