LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 158 - 159)

phần về phương pháp giảng dạy, cũng như chủ động tham khảo các tài liệu tham khảo khác có liên quan, tôi đã hệ thống hóa được các nội dung sau:

- Vài nét về lịch sử và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá giáo dục.

- Các khái niệm về: trắc nghiệm khách quan, bài tập trắc nghiệm.

- Phân loại các bài tập trắc nghiệm khách quan, các yêu cầu khi kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm.

- Nêu ra được khi nào thì sử dụng trắc nghiệm khách quan, bên cạnh đó cũng nêu ra những ưu và khuyết điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan.

2. XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Phương pháp chủ yếu là tham khảo nội dung sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo khác để rút ra đâu là kiến thức trọng tâm của chương từ đó lựa chọn các câu trắc nghiệm khách quan phù hợp với nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương đề ra, hoặc tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm trong các đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học qua các năm để đánh giá mức độ hiểu biết của các em. Ngoài ra một số bài tập khác là tôi tự thiết kế dựa vào xu hướng sắp tới là các câu trắc nghiệm dạng tích hợp. Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm mới được phổ biến những năm gần đây. Muốn làm được câu hỏi dạng này đòi hỏi học sinh phải nắm tất cả các kiến thức của chương thì mới làm đúng được. Bên cạnh đó, đối với những câu trắc nghiệm chưa được hay lắm thì tôi mạnh dạn sửa đổi theo ý mình như các đáp án không có đáp án nhiễu hay các đáp án mà học sinh có thể nhận ra dễ dàng….

Số lượng bài tập xây dựng trung bình 20 bài tập/chương tổng cộng có 303 câu trắc nghiệm đa tuyển. Cụ thể.

Lớp 10: 7 chương, gồm 160 câu hỏi trắc nghiệm đa tuyển Lớp 11: 3 chương, gồm 63 câu hỏi trắc nghiệm đa tuyển.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo -148- SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

Lớp 12: 4 chương, gồm 80 câu trắc nghiệm đa tuyển.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 158 - 159)