CHƯƠNG XIV: NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 131 - 134)

Câu 1: Chỉ dùng H2O và CO2 có thể nhận biết được mấy chất bột sau: Na2SO4, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: D.

HD giải:

- Lấy mỗi chất ra một ít để làm mẫu thử.

- Hòa tan 4 mẫu thử vào nước H2O  Mẫu thử tan → Na2SO4, Na2CO3 (1).  Mẫu thử không tan → BaCO3, BaSO4 (2).

- Dẫn khí CO2 dư vào (2) + H2O  Kết tủa tan → BaCO3

 Không tan → BaSO4

BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2

- Lấy dung dịch thu được + 2 mẫu thử (1) → sản phẩm + CO2 dư  Kết tủa tan dần → Na2CO3

 Kết tủa không tan là Na2SO4

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → NaHCO3 + BaCO3 ↓ BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo -121- SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → NaHCO3 + BaSO4↓.

Câu 2: Nếu chỉ dùng H2O có thể nhận biết được tối đa mấy chất bột sau đây: NaCl, AlCl3, BaCO3, MgCO3

A. 0. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: D.

HD giải:

- Lấy mỗi chất ra một ít để làm mẫu thử (MT).

- 4MT + H2O

 Tan → NaCl, AlCl3 (1).

 Không tan → BaCO3, MgCO3 (2).

- Lấy 2MT (2) đem đun → sản phẩm + H2O  Tan → BaCO3

 Không tan → MgCO3 BaCO3 → BaO + CO2 MgCO3 → MgO + CO2 BaO + H2O → Ba(OH)2

- Lấy dung dịch Ba(OH)2 thu được cho vào 2 MT (1)  Xuất hiện kết tủa rồi tan → AlCl3

 Không hiện tượng → NaCl.

Câu 3: Lựa chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3.

A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. Quỳ tím. D. NH3.

Đáp án: B.

Câu 4: Có thể nhận biết các chất rắn sau: Al, Al2O3, BaO, Fe2O3 chỉ dùng thêm một hóa chất duy nhất. Hóa chất đó là:

A. H2O. B. NaOH. C. HCl. D. HNO3.

Đáp án: A.

Câu 5: Hóa chất nào được dùng để nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.

A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. Quỳ tím. D. AgNO3.

Đáp án: B.

Câu 6: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng (không dùng hoá chất nào khác kể cả nước) có thể nhận biết được mấy kim loại trong các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ba.

t0

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo -122- SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: D.

HD giải:

- Lấy mỗi chất ra một ít để làm mẫu thử (MT).

- 4MT + H2SO4

 Xuất hiện kết tủa + khí bay lên là Ba Ba + H2SO4 →BaSO4 + H2

 Xuất hiện khí là: Mg, Zn, Fe. Mg+ H2SO4 →MgSO4 + H2 Zn + H2SO4 →ZnSO4 + H2 Fe + H2SO4 →FeSO4 + H2

- Dùng lượng dư Ba vừa nhận được ở trên cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đến khi không còn kết tủa xuất hiện nữa (kết tủa hết ion SO42-) thì lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Ba(OH)2.

Ba + H2SO4 →BaSO4 + H2 Ba + 2H2O →Ba(OH)2 + H2

- Dùng dung dịch Ba(OH)2 vừa điều chế tác dụng với các dung dịch muối thu được sau khi tác dụng với dung dịch H2SO4 ở trên,

 Thấy xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan là Zn.

 Kết tủa màu trắng xanh để lâu trong không khí thấy chuyển sang màu nâu đỏ là Fe

 Kết tủa trắng là Mg

Câu 7: Chỉ dùng thêm quỳ tím có thể nhận được bao nhiêu chất: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: D.

Câu 8: Chỉ dùng thêm phenolphtalein có thể nhận được bao nhiêu chất trong các chất sau: KOH, KCl, H2SO4, BaCl2.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: D.

HD giải.

- 4MT + phenolphtalein

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo -123- SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

 Không hiện tượng: KCl, H2SO4, BaCl2

- Sau đó cho dung dịch hóa hồng của KOH vào 3MT còn lại làm mất màu hồng của phenolphtalein là H2SO4.

H2SO4 + 2KOH  K2SO4 + 2H2O

- Cho H2SO4 vừa nhận vào 2 MT còn lại thấy xuất hiện kết tủa là: BaCl2 H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl

- Còn lại là KCl.

Câu 9: Chỉ dùng duy nhất một dd nào sau đây để tách riêng lấy Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, FeO và Fe3O4 mà khối lượng Al không thay đổi.

A. NaOH. B. H2SO4đặc, nguội.

C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng.

Đáp án: B.

Câu 10: Chỉ dùng nước có thể phân biệt được các chất trong dãy:

A. Na, Ba, NH4Cl, NH4NO3. B. Na, Ba, NH4Cl, (NH4)2SO4 C. Na, K, NH4NO3, (NH4)2SO4 D. Na, K, NH4Cl, (NH4)2SO4.

Đáp án: B.

Câu 11: Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dung dịch muối X. Người ta phân biệt 4 lọ khí riêng biệt: O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí(1) làm tàn lửa cháy bùng lên, khí (2) làm màu của giấy màu bị nhạt, khí (3) làm giấy tẩm dung dịch X có màu đen. Kết luận sai là:

A. Khí (1) là O2, X là muối CuSO4.

B. Khí (1) là O2, khí (2) là Cl2.

C. X là muối CuSO4, khí (3) là Cl2.

D. X là muối Pb(NO3)2, khí (2) là Cl2

Đáp án: C.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)