225,81 26,86 8 Các khoản phải trả, phải nộp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ và thương mại - tsc (Trang 74 - 79)

III. Tình hình quản lý cộng nợ tại TSC

9225,81 26,86 8 Các khoản phải trả, phải nộp

8. Các khoản phải trả, phải nộp

khác 3.413.824.063 39,78 4.498.030.261 31,07

1.084.206.19

II. Nợ dài hạn III. Nợ khác 261.059.244 3,04 88.893.970 0,61 -172.165.274 -65,95 -2,43 Tổng cộng 8.582.278.724 100,00 14.475.258.22 6 100,0 0 5.892.979.50 2 68,66

Tổng cộng công nợ phải trả của TSC năm 2003 so với năm 2002 tăng 68,66%, số tuyệt đối tăng 5.892.979.502 (đ), điều này do ảnh hưởng tăng chủ yếu của các khoản phải trả đơn vị nội bộ, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả, phải nộp khác, trong khi đó các khoản chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng công nợ phải trả lại giảm, đó là khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Công ty không áp dụng phương pháp vay nợ dài hạn nên các khoản nợ phải trả là các khoản nợ ngắn hạn và một số nợ phải trả khác. Như đã nói về tình hình vay vốn và trả nợ,các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là vay từ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu tiền bất chợt trong một thời gian ngắn. Và do đó nợ vay ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng công nợ phải trả (năm 2002 chiếm 3,56%, năm 2003 chiếm 0,63%), tỷ trọng của khoản này giảm 2,93% năm 2003 so với năm 2002, tức là đã giảm 70,14%, số tuyệt đối giảm 214.225.365 (đ).

Khoản phải trả người bán năm 2003 giảm 40,05% với năm2002, tỷ trọng giảm 14,04%, số tuyệt đối giảm 748.451.748 (đ). Đây là khoản Công ty mua chịu, đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền.

Khoản người mua trả tiền trước năm 2003 lại tăng so với năm 2002 và tỷ lệ tăng khá lớn (442,42%), số tuyệt đối tăng 565.248.153 (đ) làm cho tỷ trọng tăng 3,30%. Số tiền này có thể là có lợi cho Công ty vì nhờ đó, Công ty đã tận dụng được một khoản tiền lớn từ việc ký kết các hợp đồng với người mua, đây là khoản mà Công ty đang chiếm dụng một cách hợp pháp của người mua để giảm tối đa các khoản nợ vay ngắn hạn của mình.

Năm 2003, khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất (55,70%), tăng 225,81% so với năm 2002, số tuyệt đối tăng 5.588.265.879 (đ). Khoản này phản ánh số phải trả cho các trung tâm do thu hộ và con số nói rằng năm 2003 số thu hộ lớn hơn so với năm 2002.

Các khoản phải trả, phải nộp khác cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 (39,78%) song lại giảm vào năm 2003 (31,07%). Khoản này giảm 31,76%, số tuyệt đối giảm 1.084.206.198 (đ). Các khoản phải trả, phải nộp khác là con số

phát sinh trong quan hệ giữa TSC với VCCI, phải trả tiền điện, nước, điện thoại...

Các khoản nợ khác giảm 65,95%, số tuyệt đối giảm 172.165.274 (đ)

Các khoản thuế phải nộp Nhà nước giảm 160,89%, số tuyệt đối giảm 209.898.341 (đ), tỷ trọng trên tổng công nợ phải trả giảm 2,07%. Khoản này giảm mạnh vì số thuế phải nộp năm 2003 là -79.439.772 (đ) và sẽ được hoàn lại. Hoạt động chính của TSC là xuất nhập khẩu nên khi nhập hàng về, phát sinh VAT đầu vào được khấu trừ, song thuế suất VAT cho hàng xuất khẩu lại bằng 0 nên có sự chênh lệch khá lớn giữa VAT đầu vào và VAT đầu ra.

Như vậy, mặc dù có một số khoản nợ phải trả giảm vào năm 2003, nhưng các khoản chiếm tỷ trọng lớn lại tăng làm cho tổng công nợ phải trả năm 2003 tăng, điều này phải chăng nói lên rằng nhìn chung năm 2003, Công ty quản lý công nợ phải trả chưa tốt bằng năm 2002.

Nhìn vào bảng công nợ phải trả của Công ty ta thấy nợ ngắn hạn là chủ yếu, vì vậy để đánh giá một cách chính xác và đầy đủ khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn của Công ty TSC, ta không chỉ đơn thuần phân tích số liệu quan bảng cân đối kế toán mà còn phân tích qua cả các chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời tại thời điểm cuối năm 2003 so với năm 2002 để thấy được khả năng thanh toán nợ của TSC có tốt hay không.

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Để xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn của một Công ty người ta thường xem xét vốn luân chuyển của Công ty đó diễn ra như thế nào. Vốn luân chuyển tuy không thuộc chỉ tiêu hệ số thanh toán, nhưng nó cũng là một căn cứ để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty.

B

ả n g 7 : V ố n lu â n c h uy ể n ở C ôn g t y TS C n ă m 2 0 0 2 - 2 0 0 3

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

1. TSLĐ & ĐTNH 13.442.775.899 19.479.311.258 2. Nợ ngắn hạn 8.321.219.480 14.386.364.256

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ và thương mại - tsc (Trang 74 - 79)