Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ và thương mại - tsc (Trang 32 - 53)

III. Công tác quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp

2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán

Vốn lưu động thường xuyên phản ánh lượng tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và ổn định trong kinh doanh.

Để đánh giá khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn, ngoài vốn lưu động thường xuyên ta còn cần phân tích qua các chỉ tiêu sau:

Hệ số thanh toán hiện thời =

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Đây là công cụ đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn. Nếu hệ số này tăng phản ánh tình hình tài chính hiện thời của doanh nghiệp có thể đảm bảo tốt hơn cho công việc chi trả nợ ngắn hạn nhưng cũng có thể là biểu hiện của sự ứ đọng hàng tồn kho. Thực tế cho thấy hệ số này tốt nhất khi bằng 2 song điều này chỉ là tương đối và còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, thực trạng cụ thể từng doanh nghiệp:

Hệ số thanh toán nhanh =

Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Nợ phải thu Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời =

Tiền + ĐTTC ngắn hạn Nợ ngắn hạn đến hạn trả

Hai chỉ tiêu này nếu sấp sỉ bằng 1 là tốt, doanh nghiệp có thể thanh toán nợ

ngắn hạn và nợ đã đến hạn trả.

Các hệ số này phản ánh khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn từ việc dùng tài sản lưu động và ĐTNH của doanh nghiệp. Hệ số náy khi > 1 và trong khoảng từ 2 đến 2,5 thì tình hình của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, nếu < 1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn để trả nợ ngắn hạn.

3. ý nghĩa của công tác quản lý công nợ trong doanh nghiệp thương mại

Không hẳn lúc nào nhắc đến công nợ cũng làm đau đầu các nhà quản trị mà công nợ phải trả tạo cho doanh nghiệp một khoản vồn chiếm dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi người ta đề cao khoản tín dụng và được xem như giải pháp tài chính tạm thời của một số doanh nghiệp trong lúc thiếu vốn. Song cũng chính vì mang tính chất tạm thời mà doanh nghiệp phải có chế độ quản lý riêng đối với khoản này.

Việc quản lý các khoản phải thu giúp doanh nghiệp theo dõi được tình trạng bị chiếm dụng vỗn của mình, kịp thời ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý cho từng đối tượng. Như vậy, quản lý tốt công nợ giúp cho nguồn tài chính của doanh nghiệp ở trong tình trạng lành mạnh, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cũng như bất chợt của doanh nghiệp khi bị phát sinh các quan hệ thanh toán. Nếu không quản lý tốt công nợ doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và nhiều trường hợp không tránh khỏi bị phá sản.

4. Các biện pháp nhằm quản lý tốt công nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

Việc tổ chức tốt thanh toán và quản lý công nợ trong doanh nghiệp đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đủ và kịp thời đồng thời đảm bảo chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp đúng thời hạn.

Quản lý tốt công nợ phải trả không phải lúc nào cũng có nghĩa là tìm cách thanh toán càng sớm càng tốt các hoá đơn mua hàng và các khoản phải trả có liên quan mà là tìm được thời điểm thanh toán hợp lý sao cho có lợi cho doanh nghiệp đối với các bạn hàng. Còn quản lý tốt công nợ phải thu là làm thế nào thu hồi được nợ càng nhanh càng tốt với điều kiện không làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để quản lý tốt công nợ, doanh nghiệp có thế áp dụng các biện pháp cụ thể với công nợ phải thu và phải trả như sau:

Đối với công nợ phải thu:

- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp thường xuyên đôn đốc để thu hôì nợ.

- Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro, không được thanh toán (lựa chọn khách hàng giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc…).

- Có chính sách bán hàng chịu đúng đắn đối với từng khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế.

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng.

- Phân loại các khoản nợ quá hạn : tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng…

- Gắn chặt trách nhiệm vật chất với nhiệm vụ của cán bộ quản lý công nợ. - Vận dụng linh hoạt các phương thức thanh toán như Séc, uỷ nhiệm thu, … và các hình thúc thanh toán trả trước, trả ngay, trả sau…

Cụ thể hoá một số chính sách như sau: * Chính sách tín dụng khách hàng:

- Tiêu chuẩn tín dụng: Là nguyên tắc chỉ đạo rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu. Theo nguyên tắc này những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thì sẽ bị từ chối cấp chối tín dụng.

- Chiết khấu tiền mặt: là một phần tiền chiết khấu đối với những giao dịch mua hàng bằng tiền. Chiết khấu tiền mặt nhằm khuyến khích thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng.

* Thời hạn bán chịu: là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài.

* Chính sách thu tiền: Là cách thức xử lý các khoản tín dụng thương mại quá lớn.

Về thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng, đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn sản phẩm dễ bị hư hao, mất phẩm chất khó bảo quản. Doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh: Mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp…

Đối với công nợ phải trả:

Để quản lý công nợ phải trả thì trước hết doanh nghiệp phải chú trọng đến lưọng tiền mặt thường xuyên, đây là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Việc duy trì một mức độ tiền mặt đủ lớn đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày, dự phòng đáp ứng với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán trước được và còn làm tăng hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Lý do này khiến các nhà quản lý doanh nghiệp đặt ra vấn đề quản trị vốn tiền mặt. Việc quản trị vốn tiền mặt thông thường bao gồm xác định mức tồn quỹ tối thiểu và dự đoán quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ. Mức tồn quỹ tối thiểu được xác định sao cho doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro: không có khả năng thanh toán ngay, trả lãi cao hơn với các khoán thanh toán được ra hạn, mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp, không có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt.

Việc quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng yếu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việc thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy

tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, do đó doanh nghiệp còn cần chú trọng đến các biện pháp sau:

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải trả với khả năng trả của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. - Lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối

với doanh nghiệp như thanh toán trực tiếp hay qua trung gian, trả trước hay trả sau…

- Vận dụng một cách đa dạng các phương thức thanh toán khi mua như Séc, uỷ nhiệm chi, điện chuyển tiền, thư chuyển tiền… Song cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp đẻ giảm thiểu chi phí phục vụ cho công tác thanh toán.

- Tổ chức theo dõi để kế hoạch hoá các đồng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp, đảm bảo khả năng trả nợ.

Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán và quản lý công nợ tại công ty Dịch vụ và Thương mại –TSC

Giới thiệu tổng quan về Công ty Dịch vụ và Thương mại – TSC

1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của TSC

Công ty Dịch vụ và Thương mại – TSC tiền thân là bộ phận kinh doanh dịch vụ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (Vietnam Chamber of Commercce and Industry-VCCI) ra đời tháng 8/1989. Căn cứ theo mô hình tổ chức tại văn bản số 283/CP ngày 16/01/1993, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam thành lập công ty và lấy tên là Công ty Dịch vụ và Thương mại – TSC (Trade and Service Company), đặt trụ sở tại 33 Bà triệu – Hà nội.

Trong suốt 15 năm qua, Công ty Dịch vụ và Thương mại – TSC đã tiếp nhiều đoàn khách nước ngoài, tổ chức, sắp xếp hàng chục ngàn cuộc tiếp xúc và làm việc tại Việt nam. Năm 2002, TSC đã tiếp 1612 đoàn khách, hơn 9500 lượt người. TSC giúp bạn hàng trong và ngoài nước hiểu nhau hơn, tạo cơ hội làm ăn. hàng trăm ngàn thư giao dịch của các doanh nghiệp từ khắp các châu lục gửi đến muốn được TSC giơí thiệu bạn hàng nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, hợp tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hợp tác khoa học kỹ thuật, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm tại Việt nam và nước ngoài, trong đó có nhiều thư đề nghị TSC phối hợp tổ chức đoàn ra đoàn vào, tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi với nhau, tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

Thông qua TSC, các công ty bạn hàng nước ngoài đã đến nước ta đặt mối quan hệ làm ăn ... cùng nhau khai thác đối bên cùng có lợi. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài muốn giúp đỡ các tổ chức và doanh nghiệp Việt nam giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa dưới hình thức như: hợp tác lao động, hợp tác dạy nghề, tổ chức xínghiệp thu hút công nhân và các hình thức thích hợp khác. TSC ý thức được trách nhiệm của mình, muốn làm nhịp cầu tin cậy cho bạn hàng gần xa để hiểunhau hơn, hợp tác rộng rãi hơn, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển theo chính sách đổi mới của đất nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, TSC đã không ngừng tăng cường và cải thiện tốt hơn việc cung cấp thông tin thương mại và tổ chức tốt các đoàn ra đoàn vào có hiệu quả, nhanh và hợp lý nhất, tất cả các thành viên của TSC đang cùng nhau cải tiến, rút kinh nghiệm qua các bài học trong nước và quốc tế để xứng đáng sự tin cậy của các bạn hàng gần xa, phục vụ mục đích của VCCI là xúc tiến thương mại và đầu tư vào Việt nam.

Trong quá trình hoạt động để phù hợp với chức năng của mình, TSC đã cómột số đổi mởi trong tổ chức. Cuối năm 1998 đội xe đã tách ra khỏi sự quản lý vĩ mô của các ban lãnh đạo công ty và bước đầu đi vào làm ăn theo kiểu tự tổ chức và nộp ngân sách theo định mức.

2. Chức năng và nhiệm vụ của TSC

TSC là một thành viên của VCCI hoạt động theo những chức năng chủ yếu là xúc tiến thương mại, tư vấn đầu tư trong và ngoài nước tại Việt nam. Vì là một doanh nghiệp đoàn thể nên TSC phải tự chủ trong việc tổ chức và kinh doanh sao cho tăng khả năng hạch toán kinh doanh trong công ty vừa tận mỗi trung tâm, vừa tạo điều kiện cho VCCI có nhiều thời gian hơn trong công việc trọng yếu của nó là xúc tiến thương mại và đầu tư nghiên cứu các chính sách kinh tế, các hướng đầu tư cho các tổ chức trong và ngoài nước.

Mặc dù là một công ty thuộc tổ chức phi chính phủ nhưng TSC phải tiến hành kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước cùng những điều lệ chung của VCCI, ngoài ra TSC còn phải thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

•Chủ động xây dựng và tổ chức có hiệu quả kế hoạch kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và phù hợpvới mục đích thành lập doanh nghiệp.

•Bảo toàn, sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn vốn điều lệ được giao, tạo hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường cơ sở vật chất cho doanhnghiệp ngày càng phát triển vững chắc.

•Thực hiện các nghĩa vụ thuế theo luật định

•Thực hiện phân phối lao động đối với các cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty và đảm bảo quyền cho họ được pháp luật Việt nam thừa nhận.

•Thực hiện nguyên tắc hạch toán kế toán theo hệ thống kế toán Việt nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước.

•Thực hiện nghĩa vụ nộp lợi nhuận để bổ sung cho kinh phí hoạt động của VCCI. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định khác của Pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty.

Từ khi hình thành, trong quá trình hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, tập thể cán bộ công ty thấy cần thiết phải tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó Trung tâm xuất nhập khẩu ra đời năm 1995. Cho tới nay, chức năng xúc tién đã tạo cho Trung tâm những cơ hội tốt, một lợi thế mà công ty khác không có, đó là từ hoạt động xúc tiến đem lại cho Trung tâm những thông tin cần thiết về thị trường trong và ngoài nước, hiểu biết chính sách của nước sở tại, có điều kiện hơn về quảng cáo, bảo vệ chữ tín đối với khách nước ngoài.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong khuôn khổ của Pháp luật và quy chế quản lý của Phòng THương mại và Công nghiệp Việt nam, TSC có các quyền hạn sau đây:

•Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh và phát triển công ty.

•Tuyển dụng và thôi việc, đề bạt và bãi nhiệm cán bộ công mhân viên chức theo Luật lao động

•Chủ động đa dạng hoá dịch vụ, tìm kiếm thị trường, bạn hàng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước trong các lĩnh vực được phép của ccông ty và phù hợp với các quy định của Pháp luật.

•Tổ chức sắp xếp hợp lý các phòng, ban và ácc bộ phận trực thuộc khác phù hợp với phương án kinh doanh của công ty.

•Thành lập và giải thể các chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện của công ty ở trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật Việt nam và nươcs sở tại. 3. Đặc điểm kinh doanh của công ty TSC

Hoạt động kinh doanh của công ty TSC hiện nay không chỉ bó hẹp trong việc tổ chức tiếp xúc, giới thiệu tiềm năng của đất nước mà còn thực hiện những hoạt

động dịch vụ, tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác nhằm đem lại và trang trải hoạt động xúc tiến mậu dịch của Phòng Thương mại và Công ngiệp Việt nam.

Do sự phát triển về dân cư và kinh tế không đều tạo ra một số nước thì thiếu lao động còn một số nước lại thừa lao động, từ đó thị trường sức lao động quốc tế lao động ra đời và có xu hướng ngày càng phát triển. Xuất phát từ những thông tin về nhu cầu lao động của nước ngoài, Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam đã giao cho TSC một trong những hoạt động kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ xuất khẩu sức lao động: là việc sức lao động được xuất khẩu từ các nước dư thừa lao động sang các nước thiếu lao động thông qua các tổ chức trung gian và được sự đồng ý của Chính phủ các nước. TSC thực hiện hoạt động theo hình thức xuất khẩu trực tiếp sức lao động sang Đài Loan với các công việc như lắp ráp điện tử, dệt may theo dây chuyền tại các nhà máy, lao động giúp việc gia đình..., ngoài ra còn xuất khẩu lao động theo làm thuyền viên cho tàu đánh cá , tàu du lịch cho công ty Alliance Co., Ltd- đại lý tuyển dụng nhân sự của STRADA MARITIME CORP

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ và thương mại - tsc (Trang 32 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w