Tình hình quản lý công nợ phải thu của công ty TSC

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ và thương mại - tsc (Trang 63 - 74)

III. Tình hình quản lý cộng nợ tại TSC

1.Tình hình quản lý công nợ phải thu của công ty TSC

Công nợ phải thu được Công ty theo dõi bằng việc mở sổ theo dõi chi tiết trên các tài khoản tương ứng với từng đối tượng phải thu như sau:

TK131: Phải thu khách hàng TK136: Phải thu các đơn vị nội bộ TK1388: Phải thu khác

TK141: Phải thu tạm ứng

Tất cả bốn trung tâm của Công ty và bộ phận văn phòng Công ty đều sử dụng các tài khoản trên để theo dõi công nợ phải thu. Xét về ngành kinh doanh của các trung tâm khác nhau nên khoản thu chủ yếu của các trung tâm này là khác nhau. Ví dụ trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ thủ tục hải quan thì phải thu khách hàng là chủ yếu song với toàn Công ty thì khoản phải thu khác và phải thu nội bộ là lớn.

Công tác quản lý công nợ phải thu của Công ty xuất phát từ chính việc quản lý công nợ ở các trung tâm với các cách thức khác nhau cho từng đối tượng khách hàng vốn cũng khách nhau của họ.

Tại trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ thủ tục hải quan như ta đã biết khách hàng truyền thống là Nhật Bản. Từ năm 1991 đến nay, quan hệ thương mại Việt nam – Nhật Bản đã có nhiều bước phát triển tốt đẹp. Như đã nói ở trên, ngành hàng kinh doanh là hàng thủ công mỹ nghệ – loại mặt hàng được Nhật bản rất ưa chuộng và tín nhiệm, do đó trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng là điều không đáng ngại. Nhật là người làm việc rất sòng phẳng và uy tín. Hầu hết mọi hợp đồng đều được thanh toán đúng hạn. Trung tâm luôn chú ý gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng này nhằm duy trì tính sòng phẳng trong thanh toán của họ. Để làm được điều này, trung tâm rất lưu ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu. ý thực được rằng “chữ tín quý hơn vàng”, hàng hoá được các cán bộ phụ trách kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi giao hàng, ví dụ với hàng thêu ren, đặc điểm nổi bật là những hoa văn riêng biệt, do đó hàng này thường xuyên mắc những lỗi về chỉ đứt, lọng thiếu ... nên mặt hàng này có được

kiểm tra kỹ trước khi giao hay không là một trong những yếu tố quyết định nó có thể được tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản “khó tính”.

Trung tâm giao dịch thương mại và lữ hành quốc tế, khách hàng là những người mua vé máy bay và các đoàn ra, đoàn vào. Trong mỗi hợp đồng bán vế máy bay, trung tâm cho phép thời hạn nợ tối đa 10 ngày. Đối với những khách hàng đến hạn mà chưa chủ động thanh toán, phòng vé sẽ gửi giấy đòi tiền, chưa có trường hợp nào số phải thu từ khách có nguy cơ trở thành nợ quá hạn khó đòi đòi hỏi phòng vé phải dùng các biện pháp cứng rắn để đòi nợ. Thực chất, gia hạn trả chậm thực chất cũng là biện pháp để thu hút khách hàng đối với trung tâm.

Với trung tâm tư vấn đầu tư & hỗ trợ kinh doanh, mỗi khách hàng khi ký hợp đồng với trung tâm về một dự án nghiên cứu thị trường phải trả trước 70% giá trị dự án cho trung tâm. Phần lớn khách hàng giữ chữ tín, sau khi dự án hoàn thành, họ trả nốt 30% còn lại song một số trường hợp Công ty không được hoàn trả số còn lại. Vậy không lẽ Công ty chịu thiệt?, làm sao để đảm bảo vẫn có lãi khi không được thanh toán như thoả thuận?. Thực chất 70% giá trị hợp đồng trả trước đã được trung tâm tính cả một phần lợi nhuận. Nếu không được thanh toán 100%, số lợi nhuận của trung tâm sẽ chỉ bị giảm đi mà không bị lỗ.

Để đánh giá được cụ thể tình hình quản lý công nợ phải thu của TSC, ta xem xét qua tỷ lệ sau:

Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn

Tổng giá trị

= các khoản phải thu Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ này năm 2002 và năm 2003 như sau: 10.792.145.759 Năm 2002 14.839.901.482 ≈ 0,73 Năm 2003 11.828.439.039 ≈ 0,58

20.412.680.521

Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Công ty năm 2003 (0,58) thấp hơn năm 2002 (0,73) cho ta thấy một cách tổng quan là tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trên tổng nguồn vốn năm 2003 giảm so với năm 2002.

B

ả n g 4 : P h â n tíc h c á c kho ả n p h ả i t h u

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%)

1 2 3 4 5 6 7 8

1. Phải thu của khách hàng 723.810.159 6,71 423.659.706 3,58 -300.150.453 -41,47 -3,13 2. Trả trước cho người bán 60.025.500 0,56 52.564.329 0,44 -7.461.108 -12,43 -0,12 3. Phải thu nội bộ 4.082.537.369 37,83 2.213.436.631 18,71 -1.869.100.738 -45,78 -19,12 4. Các khoản phải thu khác 4.327.316.066 40,10 6.242.861.299 52,78 1.915.545.233 44,27 12,68 5. Phải thu tạm ứng 1.598.456.665 14,81 2.895.971.011 24,48 1.297.514.346 81,17 9,67 Tổng cộng 10.792.145.759 100,00 11.828.493.039 100,00 1.036.347.280 9,60

Trước hết, nhìn một cách tổng quát: công nợ phải thu năm 2003 tăng so với năm 2002, tỷ lệ tăng 9,6%, số tuyệt đối tăng 1.036.347.280 (đ).

Nhìn chung, tất cả các khoản nợ phải thu đều giảm, chỉ có các khoản phải thu khác và phải thu tạm ứng tăng năm 2003 so với năm 2002. Đây cũng là các khoản chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số công nợ phải thu cả năm 2002 và năm 2003. Các khoản phải thu khác tăng cả về tỷ lệ và tỷ trọng: tỷ lệ tăng 44,27%, tỷ trọng tăng 12,68%, số tuyệt đối tăng 1.915.545.233 (đ). Khoản này lớn và chiếm tỷ trọng cao trên tổng các khoản phải thu của Công ty vì nó bao gồm phần lớn vốn TSC đã điều chuyển cho Phòng Thương mại Công nghiệp Việt nam phục vụ cho việc xây dựng toà nhà VCCI (Số 9 - Đào Duy Anh ) năm 1998.

Do mối quan hệ kinh doanh giữa Công ty với các đối tác kinh doanh diện ra trên nhiều tỉnh thành trong cả nước nên để tạo điều kiện cho việc mua hàng hoá thuận lợi, Công ty trích tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi hàng, đi công tác. Năm 2003, phải thu tạm ứng chiếm 24,48% trên tổng nợ phải thu, tăng 9,67% về tỷ trọng so với năm 2002 (14,81%). Khoản này tăng 81,17% về tỷ lệ và số tuyệt đối tăng 1.297.514.346 (đ)

Xét khoản phải thu nội bộ: Năm 2003, khoản này giảm 45,78% so với năm 2002, số tuyệt đối giảm 1.896.100.738 (đ) hay giảm về tỷ trọng là 19,12%. Như vậy có thể nói tình hình tài chính năm 2003 của các trung tâm khá hơn so với năm 2002 hay công tác quản lý công nợ của chính họ đã tốt hơn, mang lại khả năng tự chi trả nhiều hơn, làm cho các khoản chi hộ của Công ty đối với trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ thủ hải quan năm 2003 giảm 26,96% so với năm 2002, trung tâm hợp tác nhân lực quôc tế và đào tạo giảm 80,30%.

Phải thu khách hàng quả thực rất ổn định nên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng công nợ phải thu toàn Công ty. Năm 2003 so với năm 2002, khoản này giảm 41,47%, số tuyệt đối giảm 300.150.453 (đ), tỷ trọng giảm 3,13%. Phải thu khách hàng nhiều nhất vẫn là trung tâm xuất nhập khẩu, rồi đến trung tâm giao dịch thương mại và lữ hành quốc tế.

Như ta đã biết, ngành hàng kinh doanh của TSC thuộc loại có giá trị nhỏ nên không thường xuyên đòi hỏi phải trả trước cho người bán khoản

tiền lớn và cũng vì uy tín của Công ty mà ít khi phải đặt cọc, vì vậy tỷ trọng của khoản trả trước người bán nhỏ trên tổng số nợ phải thu cũng là điều hợp lý. Nam 2003, khoản này giảm 12,43% so với năm 2002, số tuyệt đối giảm 7.461.108 (đ), tỷ trọng giảm 0,12%. Chỉ đôi khi thực hiện một lô hàng thì Công ty mới phải trả trước trong đó không chỉ đơn thuần là trả trước cho người cung cấp hàng hoá mà cả bên cung cấp dịch vụ vận tải.

Vậy, có thể đưa ra nhận xét chung là việc quản lý công nợ phải thu trong năm 2003 chưa tốt, cần chú ý giảm các khoản thu khác và phải thu tạm ứng.

Để phân tích nợ phải thu ngoài ra ta còn cần phải phân tích các chỉ tiêu hệ số thu nợ và tốc độ thu nợ của các khoản nợ phải thu của khách hàng qua bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B

ả n g 5 : P h â n tí c h t ố c đ ộ t h u h ồ i n ợ

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch So sánh (%)

1 2 3 4 5

1. Số dự nợ đầu kỳ 886.224.053 723.810.159 -162.413.894 -18,33

2. Nợ phát sinh trong kỳ 5.800.382.551 6.249.588.785 449.206.234 7,74

3. Nợ thu được trong kỳ 5.962.796.445 6.549.739.238 586.942.793 9,84

4. Số dự nợ cuối kỳ 723.810.159 423.659.706 -300.150.453 -41,47

5. Số dư nợ bình quân (=[(1)+(4)]/2) 805.017.106 573.734.933 -231.282.173 -28,73

6. Vòng thu hồi nợ (=(3)/(5)) 7,41 11,42 4,01 54,12

7. Mức thu hồi nợ bình quân/ ngày (=(3)/365) 16.336.429 17.944.491 1.608.062 9,84

Hệ số thu nợ

(Vòng thu hồi nợ)

Nợ phải thu khách hàng đã thu được trong kỳ

= Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng n t h n S ố d ư n ợ b ì n h q u â n n ợ p h ả i t h u k h á c h h à n g = Mức thu nợ khách hàng bình

q n M t h n qu ng Nợ phải thu khách hàng đã = thu được trong kỳ Số ngày trong kỳ phân tích Từ những số liệu ở bảng ta thấy:

Số dư nợ bình quân năm 2003 giảm 231.282.174 (đ) tức giảm 28,73% so với năm 2002 làm cho mức thu nợ năm 2003 tăng so với nawm 2002 là 9,84%, số tuyệt đối tăng 1.608.062 (đ). Do đó hệ số thu nợ năm 2003 so với năm2002 tăng 4,01 vòng và số ngày thu hồi nợ giảm 17,30 ngày.

Như vậy năm 2003, TSC đã tiết kiệm vốn do giảm được số nợ đọng trong khâu tha nh toá n, kh ôn g bị các khách hàng chiếm dụng là: 17.944.491 x (-17) = -305.056.347 (đ)

Qua tình hình phân tích vòng thu nợ và tốc độ thu nợ trên chứng tỏ năm 2003 việc quản lý và thu hồi công nợ khách hàng của TSC là tốt.

2. Tình hình quản lý công nợ phải trả của công ty TSC

Giống như công nợ phải thu, công nợ phải trả của TSC cũng được theo dõi bằng cách mở các sổ chi tiết trên máy song công tác này sử dụng các tài khoản:

TK311: Vay ngắn hạn TK336: Phải trả nội bộ TK3388: Phải trả khác

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán công nợ cho các đối tác cũng như giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, TSC mở tài khoản tại các ngân hàng sau:

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội. - Ngân hàng Chinfon

- Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK)

Trong nền kinh tế thị trường, việc làm ăn của các doanh nghiệp không thể tránh khỏi nợ nần dù ít dù nhiều, dù là dài hạn hay ngắn hạn, vì thế như bao doanh nghiệp khác, việc quản lý theo dõi nợ phải trả rất được Ban lãnh đạo TSC chú trọng quan tâm. Do đặc thù kinh doanh của mình, TSC hiếm khi phải vay dài hạn và với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải trả, kế toán các trung tâm phản ánh ngày vào các tài khoản 331, 336, 338 ... và trên các sổ theo hệ thống phần mềm kế toán Acsoft.

Các khoản nợ phải trả tại Công ty TSC chủ yếu là các khoản: phải trả nhà cung cấp, nộp Ngân sách Nhà nước, phải trả đơn vị nội bộ, phải trả tiền vay ngắn hạn và các khoản phải trả, phải nộp khác.

Để đánh giá tổng quát tình hình quản lý các khoản phải trả của TSC, ta xem xét qua hệ số nợ:

Tổng công nợ phải trả Hệ số nợ =

Tổng tài sản Hệ số này qua hai năm 2002, 2003 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2002 8.582.278.725

14.839.901.482 14.475.258.226 Năm 2003

20.412.680.521

≈ 0,71

Trước hết, phải nhận xét rằng hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa nguồn nợ phải trả và tổng nguồn vốn kinh doanh. Hệ số này càng nhỏ (<0,5) và giảm là tốt. Như vậy theo đánh giá một cách tổng quát thì tình hình công nợ phải trả của TSC là chưa được tốt. Tỷ lệ nợ trả trên tổng nguồn vốn năm 2003 (0,71) cao hơn năm 2002 (0,58) cho thấy tình trạng nợ nần tăng.

Vậy để đánh giá một cách chi tiết tình hình công nợ phải trả của TSC, ta đi sâu phân tích cụ thể các khoản trong nợ phải trả:

B

ả n g 6 : Ph â n tíc h k ế t c ấ u c ô n g n ợ ph ả i t r ả

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) TT(%)

1 2 3 4 5 6 7 8 I. Nợ ngắn hạn 8.321.219.480 96,96 14.386.364.25 6 99,39 6.065.144.77 6 72,89 2,43 1. Vay ngắn hạn 305.421.240 3,56 91.195.875 0,63 -214.225.365 -70,14 -2,93 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả người bán 1.868.991.718 21,78 1.120.539.970 7,74 -748.451.748 -40,05 -14,04 4. Người mua trả tiền trước 127.763.678 1,49 693.011.831 4,79 565.248.153 442,42 3,30 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 130.458.569 1,52 -79.439.772 -0,55 -209.898.341 -160,89 -2,07

6. Phải trả công nhân viên

7. Phải trả các đơn vị nội bộ 2.474.760.212 28,84 8.063.026.091 55,70 5.588.265.87

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ và thương mại - tsc (Trang 63 - 74)