8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Giáo dục đạo đức là một quá trình chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ các lực lƣợng tham gia công tác giáo dục, nhận thức của các lực lƣợng này, nội dung chƣơng trình, cách thức tổ chức, cách đánh giá nên các biện pháp đề xuất cần phải đƣợc thực hiện đồng bộ thì mới mang lại kết quả giáo dục cao. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, tƣơng tác lẫn nhau để công tác giáo dục đạo đức có thể đƣợc tiến hành thành công.
Bất cứ một hình thức giáo dục nào khi đã đƣợc nhận thức đúng đắn thì việc lập kế hoạch sẽ không bị chệch hƣớng và hiệu quả mang lại sẽ cao. Khi toàn bộ lực lƣợng giáo dục nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của mình về việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên thì họ sẽ lập những kế hoạch, xây dựng nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp tổ chức, hình thức triển khai công tác giáo dục. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên chính là chủ thể của hoạt động nên nếu các em không nhận thức đƣợc vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức thì việc giáo dục đạo đức cho các em sẽ gặp nhiều trở ngại. Do vậy, biện pháp đổi mới nội dung phƣơng pháp quản lý sẽ giúp cho học sinh, sinh viên phần nào thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức qua những hoạt động, hình thức đƣợc triển khai trong năm học. Chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên một cách khoa học, hợp lý là biện
pháp quyết định sự thành công của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên bởi khi có kế hoạch cụ thể, có nội dung chƣơng trình, cách thức triển khai hoạt động thì hoạt động ấy sẽ xuyên suốt cả quá trình thực hiện, các lực lƣợng tham gia hoạt động đều chủ động và đều hƣớng tới mục tiêu đã định.
Tăng cƣờng kinh phí cơ sở vật chất, trang thiết bị là những yêu cầu bắt buộc đối với việc triển khai công tác này. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ thì việc tiến hành hoạt động sẽ diễn ra thuận lợi bởi đây là những phƣơng tiện hỗ trợ đắc lực khi tổ chức công tác giáo dục đạo đức. Nếu cơ sở vật chất thiếu thốn thì hình thức tổ chức các hoạt động sẽ bị hạn chế, nội dung sẽ kém hấp dẫn và không lôi cuốn đƣợc học sinh, sinh viên tham gia hoạt động. Sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài Nhà trƣờng cũng là nhân tố quan trọng quyết định thành công của quản lý giáo dục bởi đây là những lực lƣợng có tiềm năng và họ sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể khi cùng phối hợp tham gia vào quá trình quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên.
Nhƣ vậy mỗi biện pháp tuy riêng biệt nhƣng lại có vai trò hỗ trợ nhau, biện pháp này lại góp phần thúc đẩy biện pháp khác thực hiện có hiệu quả. Việc sử dụng phối hợp các biện pháp đề xuất sẽ góp phần thành công trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong Nhà trƣờng.