8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
Đây là 1 trong 4 chức năng quan trọng của công tác quản lý. Muốn quản lý đạt kết quả đề ra, thì việc xây dựng kế hoạch phải thực hiện đầu tiên và kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và những điều kiện thực tế.
*. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh, sinh viên một cách khoa học cụ thể để từ đó triển khai các hoạt động một cách có định hƣớng và hiệu quả cao nhất.
*. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức đƣợc dựa trên Nghị quyết lãnh đạo công tác tƣ tƣởng chính trị của Đảng bộ. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trƣớc hết phải thể hiện cụ thể trong kế hoạch năm học. Cần phải bám sát các yêu cầu trong từng thời điểm, từng năm học, phải phù hợp với đặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh, sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, phù hợp với các điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực của Nhà trƣờng, phải chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó, Hiệu trƣởng chỉ đạo phòng Quản lý học sinh, sinh viên phối hợp với các cơ quan hữu quan, các tổ chức đoàn thể cụ thể hóa vào nhiệm vụ công tác của đơn vị mình, xây dựng các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho từng học kỳ, từng năm học.
Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên không nên chung chung mà cần phải rất cụ thể, chỉ rõ: mục tiêu cần đạt, nội dung giáo dục cụ thể, các hoạt động giáo dục, thời gian thực hiện, ngƣời chịu trách nhiệm, sản phẩm cần đạt,…
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của Nhà trƣờng cần tập trung vào một số công việc cụ thể sau đây:
- Tổ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên khóa mới, phối hợp sắp xếp ổn định học tập, tiếp nhận học sinh, sinh viên ở Ký túc xá.
- Nắm bắt diễn biến tƣ tƣởng, tìm hiểu học sinh, sinh viên qua các tài liệu hồ sơ nhập học để phân loại đối tƣợng học sinh, sinh viên đề xuất các nội dung biện pháp giáo dục theo mục tiêu giáo dục.
- Tổ chức học tập "Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên" để quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc tới học sinh, sinh viên; giới thiệu về Nhà trƣờng, tìm hiểu truyền thống phát triển xây
dựng và trƣởng thành của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Kiên toàn công tác tổ chức ban cán sự lớp trong toàn trƣờng.
- Theo dõi nề nếp sinh hoạt, kiểm tra vệ sinh, trật tự nội quy an ninh học đƣờng và Ký túc xá, giáo dục học sinh, sinh viên nâng cao tinh thần cảnh giác, đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội...
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có môi trƣờng thực hành nghề, rèn luyện thuận lợi và an toàn.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nhà trƣờng tổ chức các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức các phong trào hoạt động của thanh niên để giáo dục ý thức tinh thần trách nhiệm và lôi cuốn họ vào các hoạt động thực tiễn bổ ích.
- Phối hợp với phòng chức năng Nhà trƣờng để chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nhất là các môn: giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức và các môn khoa học cơ bản khác.
*. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để việc xây dựng kế hoạch đạo đức cho học sinh, sinh viên có tính hiệu quả cao thì nội dung của nó không tách rời trong kế hoạch năm học của Nhà trƣờng. Kế hoạch đó phải thống nhất đồng bộ từ Nhà trƣờng đến các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các lớp học sinh, sinh viên. Muốn vậy phải có sự phân công trách nhiệm đối với từng tổ chức, từng bộ phận, từng cá nhân. Mặt khác phải lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn có thể xảy ra để chủ động có biện pháp khắc phục, phải tạo đƣợc một nguồn kinh phí tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch, khi đi vào triển khai thực hiện dựa vào điều kiện khả năng thực tế của Nhà trƣờng.
3.2.3. Tăng cường nội dung giáo dục gắn với cộng đồng, địa phương và đa dạng các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
*. Mục tiêu của biện pháp:
Tại văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá 8 đã khẳng định: “Chúng ta tiếp thu tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng giá trị
truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” vì vậy cần phải: “Đặc biệt quan tâm giữ gìn nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc ”.
Chính vì vậy mà biện pháp này góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên. Mặt khác biện pháp này còn gián tiếp giúp các em nắm đƣợc hệ thống giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam từ đó giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, định hƣớng giáo dục tƣ tƣởng tình cảm hành động con ngƣời Việt Nam. Giúp các em mặc dù tiếp cận với những khoa học hiện đại nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Chính từ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà giúp các em vƣợt qua những khó khăn, thử thách trong học tập, lao động rèn luyện sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc với tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thiết tha.
Giáo dục cho học sinh những giá trị đạo đức truyền thống “truyền thống ” là những giá trị tinh thần của con ngƣời đƣợc hình thành trong hoạt động, quan hệ ứng xử và đƣợc truyền từ đời này sang đời khác, đƣợc mọi ngƣời nhận thức, thừa nhận, tự giác thực hiện, tự điều chỉnh nhờ dƣ luận của xã hội.
Đa dạng các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho các em.
*. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hệ thống đạo đức truyền thống cần giáo dục cho học sinh, sinh viên bao gồm:
Truyền thống yêu nước nồng nàn: Là sự biểu hiện tình cảm, ý chí, hành động của con ngƣời Việt Nam từ thế hệ này truyền sang thế hệ sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Truyền thống nhân nghĩa: Đây là đạo lý cao thƣợng của dân tộc ta đó là lòng nhân ái, sự giúp đỡ yêu thƣơng giúp đỡ lẫn nhau... lòng vị tha cả với kẻ thù.
Các truyền thống trong giáo dục như: Tôn sƣ trọng đạo, truyền thống hiếu học, uống nƣớc nhớ nguồn…
Làm cho mọi ngƣời nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, sinh viên nhất là hiện nay khi mặt trái của cơ chế thị Trƣờng đang gây một số những hậu quả nghiêm trọng đó là lối sống thực dụng, quên mất quá khứ, không có niềm tin lý tƣởng ở tƣơng lai. Đó là sự suy thoái đạo đức, chạy đua với thị hiếu tầm thƣờng, đó là sự tham nhũng...
Tổ chức triển khai kế hoạch, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá quan tâm duy trì và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, sinh viên.
Thời gian qua trong Nhà trƣờng nội dung giáo dục mới chỉ đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống nhƣ: Tinh thần yêu nƣớc, độc lập, tự chủ, đoàn kết, nhân ái, tiết kiệm... Còn các truyền thống tiêu biểu nhƣ: Lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, sự tôn sƣ trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia đình cộng đồng, ... chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà Nhà trƣờng phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống để cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục đòi hỏi:
- Ban giám hiệu phải có kế hoạch chỉ đạo tốt nhằm nâng cao nhận thức cho từng thành viên trong Nhà trƣờng.
- Đối với mỗi cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, cán bộ nhân viên không những làm tốt công tác giảng dạy, trau dồi cho học sinh, sinh viên tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về các lĩnh vực khoa học mà còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục và đạo đức nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:
+ Sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
+ Sử dụng sách báo với nội dung về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc... để giáo dục học sinh, sinh viên. Đặc biệt các tác phẩm đang gây tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc trẻ tuổi nhƣ là “Sống mãi tuổi 20” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”.
+ Tiến hành đồng thời với việc giáo dục truyền thống cần phải chú ý tới việc xây dựng dƣ luận cộng đồng. Thông qua dƣ luận có thể điều chỉnh các hành vi của học sinh, sinh viên.
- Đổi mới nội dung, phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục:
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục trong Nhà trƣờng nhằm giáo dục tri thức về các giá trị đạo đức truyền thống. Nó là khởi đầu xây dựng cho học sinh, sinh viên những thói quen tốt đối với các giá trị đạo đức truyền thống.
+ Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đặt biệt hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lƣu, du lịch, hội thảo nhằm giúp các em có dịp rèn luyện các hành vi tốt, phòng ngừa các hành vi xấu qua hoạt động thực tiễn đó.
+ Lồng ghép nội dung giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống vào các môn học, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên.
+ Tạo môi trƣờng thuận lợi giúp cho việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của đất nƣớc và địa phƣơng.
Việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là phù hợp với định hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay. Quá trình đổi mới này phải đƣợc thực hiện dƣới sự chỉ đạo của Hiệu trƣởng và đƣợc quán triệt tới toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, cán bộ nhân viên.
Nhà trƣờng yêu cầu các bộ phận liên quan đến công tác giáo dục đạo đức xây dựng nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức ngay từ đầu năm học và thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục theo chƣơng trình kế hoạch đã xây dựng.
*. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch thống nhất và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức.
Việc tổ chức, triển khai thực hiện có kế hoạch chặc chẽ, phù hợp. Bộ máy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Nhà trƣờng phải đƣợc vận hành
thƣờng xuyên. Kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên phải đạt hiệu quả cao.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên sinh, sinh viên
*. Mục tiêu của biện pháp
Đây là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý, đó là kiểm tra đánh giá. Đảng ta đã khẳng định: "Lãnh đạo mà không kiểm tra thì không phải là lãnh đạo".
Biện pháp này nhằm giúp cho việc kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên đƣợc khách quan, công bằng, chính xác, có tác dụng động viên khích lệ học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện đạo đức, giúp Nhà trƣờng phát hiện và điều chỉnh những điểm còn tồn tại và hạn chế trong công tác giáo dục để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra.
*. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Đổi mới kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên bao gồm:
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên của trƣờng và các cá nhân, đơn vị trong trƣờng.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên trƣớc hết phải đổi mới mục đích kiểm tra đánh giá đạo đức học sinh, sinh viên. Việc đánh giá kết quả phải nhằm các mục đích sau:
- Xác định thực trạng mức độ đạt đƣợc về đạo đức của học sinh, sinh viên so với mục tiêu đặt ra.
- Giúp học sinh, sinh viên nhận ra sự tiến bộ cũng nhƣ tồn tại về đạo đức của bản thân, khuyến khích, thúc đẩy việc rèn luyện đạo đức của các em.
- Tìm ra nguyên nhân của mức độ đạo đức mà học sinh, sinh viên đạt đƣợc, phán đoán những khả năng phát triển về mặt đạo đức mà học sinh, sinh viên có thể đạt đƣợc trong giai đoạn tiếp theo.
- Giúp Nhà trƣờng, học sinh, sinh viên điều chỉnh việc tổ chức giáo dục đạo đức cho phù hợp, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Việc đánh giá đạo đức học sinh, sinh viên cần dựa trên những tiêu chí đánh giá cụ thể. Nhà trƣờng cần xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá cụ thể và quy trình đánh giá phù hợp. Quy trình đánh giá cần đảm bảo khách quan, kịp thời và toàn diện. Đồng thời, việc đánh giá cần đƣợc thực hiện từ dƣới lên, tức là từ cá nhân học sinh, sinh viên tự đánh giá, đến tập thể học sinh, sinh viên đánh giá, Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập đánh giá và đánh giá của các lực lƣợng giáo dục khác. Trên cơ sở đó tìm đƣợc nhân tố tích cực để động viên, khen thƣởng và nhân điển hình, đồng thời phát hiện những hạn chế, yếu kém để tập trung khắc phục.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên của trƣờng và các đơn vị, cá nhân trong trƣờng là rất quan trọng và phải nhằm mục đích tổng kết, đánh giá những thành công và hạn chế, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, phát hiện các cá nhân tiêu biểu, tập thể gƣơng mẫu để nhân rộng.
Việc kiểm tra, đánh giá cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, công khai và khách quan và cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
- Đánh giá sự hợp lý của các nội dung giáo dục đạo đức trong Nhà trƣờng. - Đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. - Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục các hoạt động giáo dục đạo đức.
- Đánh giá việc quản lý quy trình, tiêu chuẩn đánh giá, vai trò chức năng của các đơn vị trực tiếp đƣợc Nhà trƣờng phân công đảm nhận các phần việc và kết quả đạt đƣợc.
- Đánh giá việc chỉ đạo phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài trƣờng trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, rút kinh nghiệm và tìm ra các biện pháp hữu hiệu hơn.
- Cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí đánh giá, kiện toàn ban giáo dục đạo đức trong Nhà trƣờng và phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc của ban công tác này.
- Giao cho phòng Quản lý học sinh, sinh viên thƣờng trực giúp Nhà