8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là cần thiết và phải đi đôi với việc trang bị tri thức khoa học cho các em. Hơn nữa, dù ở thời đại nào nguồn nhân lực cũng luôn là
yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia. Học sinh, sinh viên là một lực lƣợng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao của những năm tới, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Do vậy, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Giúp cho mỗi học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn về các giá trị,
chuẩn mực đạo đức xã hội, biết hành động theo các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, công bằng và nhân ái, biết sống vì mọi ngƣời, vì sự phồn vinh của đất nƣớc và vì sự tiến bộ của xã hội. Đồng thời biết đấu tranh phê phán với những quan niệm, thái độ, hành vi sai trái, đi ngƣợc lại với các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Hình thành cho học sinh, sinh viên nhận thức, nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp với nền đạo đức mới, đạo đức XHCN.
- Xây dựng hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, tạo lập cho đối tƣợng giáo dục ý chí đạo đức vững vàng, thể hiện trong hoạt động hàng ngày nhƣ học tập, lao động và quan hệ với ngƣời xung quanh.
- Trang bị cho đối tƣợng giáo dục những hiểu biết và niềm tin về các chuẩn mực và quy tắc đạo đức, giáo dục ý thức và lối sống cá nhân, ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và ngoài xã hội, giáo dục ý thức về lao động sáng tạo, về nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ Quốc….
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa gồm 05 nhóm phản ánh các mối quan hệ chính mà con ngƣời phải giải quyết:
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tƣ tƣởng chính trị nhƣ: Có lý tƣởng XHCN, yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tự cƣờng, tự hào dân tộc, tin tƣởng vào Đảng và Nhà nƣớc.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức hƣớng vào sự hoàn thiện bản thân nhƣ: tự trọng, tự tin, tự lập. giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hƣớng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi ngƣời và dân tộc khác: Nhân nghĩa, hiếu đế, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôn trọng mọi ngƣời, thủy chung giữ chữ tín.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện, quan hệ thể hiện đối với công việc đó là: Trách nhiệm cao, có lƣơng tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trƣờng sống nhƣ: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng…. Mặt khác có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con ngƣời, môi trƣờng sống, bảo vệ hòa bình, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Nhƣ vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên không chỉ yêu cầu nắm vững các kiến thức về giáo dục mà quan trọng hơn là phải có kỹ năng vận dụng, thực hiện các nội dung và có thái độ tích cực khi tiếp nhận và thực hiện các nội dung đó.
1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong Nhà trường
1.3.4.1. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
Phƣơng pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên ngƣời học nhằm hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cần thiết. Về cơ bản phƣơng pháp giáo dục đạo đức gồm ba phƣơng pháp chính: phƣơng pháp thuyết phục; phƣơng pháp tổ chức hoạt động; phƣơng pháp kích thích những hành vi.
*. Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân
- Phương pháp đàm thoại: trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài giáo dục cho học sinh, sinh viên nhằm giúp đỡ họ phân tích đánh giá các sự kiện, hành vi các hiện tƣợng trong đời sống xã hội. Từ đó hình thành thái độ đạo đức cho học sinh, sinh viên.
- Phương pháp kể chuyện: là phƣơng pháp nhà giáo dục dùng lời nói, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.
Qua nội dung truyện kể, cách thức kể chuyện ngƣời đƣợc giáo dục sẽ hình thành phát triển tình cảm xúc cảm tích cực, niềm tin đúng đắn. Đồng thời, học tập những gƣơng tốt, tránh đƣợc những gƣơng phản diện với óc phê phán nhận xét, đánh giá.
- Phương pháp giảng giải: là phƣơng pháp trong đó nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội đã đƣợc qui định, nhằm giúp cho ngƣời đƣợc giáo dục hiểu và nắm đƣợc ý nghĩa, nội dung, qui tắc thực hiện các chuẩn mực này.
Qua giảng giải: Ngƣời đƣợc giáo dục nắm một cách tự giác với những chuẩn mực xã hội quy định; Hình thành niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội và tránh đƣợc các tình trạng: nắm các chuẩn mực xã hội, mù quáng, máy móc, hình thức dẫn đến hành vi không tự giác.
- Phương pháp nêu gương: đây là phƣơng pháp quan trọng để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, sinh viên. Việc hình thành ý thức của học sinh, sinh viên phải thƣờng xuyên đƣợc dựa vào những mẫu mực cụ thể, sống động, biểu hiện những tƣ tƣởng và lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa.
*. Nhóm các phương pháp tổ chức các hoạt động xã hội và hình thành các kinh nghiệm ứng xử xã hội
Đây là phƣơng pháp đƣa con ngƣời vào các hoạt động thực tiễn để tập dƣợt, rèn luyện tạo nên hành vi thói quen đạo đức. Nó bao gồm:
- Phương pháp đòi hỏi sư phạm: là phƣơng pháp nêu lên các đòi hỏi về mặt sƣ phạm, đề ra các yêu cầu về đạo đức đối với học sinh, sinh viên.
- Phương pháp giao công việc: là cách thức lôi cuốn học sinh, sinh viên vào các hoạt động đa dạng của tập thể, nhờ đó họ thu lƣợm đƣợc những kinh nghiệm trong quan hệ đối xử giữa ngƣời với ngƣời theo nguyên tắc đạo đức XHCN thông qua việc thực hiện những nghĩa vụ xã hội.
- Phương pháp tạo dư luận xã hội: là phƣơng pháp dùng sự phản ánh những đòi hỏi tập thể, nó trở thành một phƣơng tiện giáo dục mạnh mẽ của tập thể đối với cá nhân học sinh, sinh viên. Dƣ luận xã hội trở thành một phƣơng pháp giáo dục khi đánh giá các hành vi của các thành viên hoặc nhóm tập thể. Để tạo ra dƣ luận xã hội lành mạnh, chúng ta cần lôi cuốn học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thảo luận tập thể, các sự kiện tiêu biểu trong đời sống của môi trƣờng giáo dục, hƣớng dẫn các em nhận xét các sự kiện đó đúng hay sai.
- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: là những tình huống của lựa chọn tự do. Đặt trong tình huống đó học sinh, sinh viên nhất thiết phải lựa chọn một giải pháp nhất định trong số các phƣơng án khác nhau. Trong khi lựa chọn giải pháp học sinh, sinh viên phải biết phân tích xem xét hành động của mình có phù hợp với chuẩn mực đạo đức không?
*. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh, sinh viên
- Phương pháp thi đua: là phƣơng pháp kích thích phƣơng hƣớng tự khẳng định ở mỗi học sinh, sinh viên thúc đẩy học, đua tài, gắng sức, hăng hái vƣơn lên hàng đầu, lôi cuốn ngƣời khác cùng tiến lên dành đƣợc những thành tích cao nhất. Thi đua là kích thích sự lỗ lực, phát huy sáng tạo, đề cao ý thức trách nhiệm, thực hiện sự tƣơng trợ tập thể.
- Phương pháp khen thưởng: là biểu hiện sự đánh giá tích cực của xã hội đối với cá nhân và tập thể.
- Phương pháp trách phạt: biểu thị thái độ không tán thành, lên án, phủ định của nhà giáo dục, của gia đình, xã hội đối với các hành vi sai trái, giúp cho học sinh, sinh viên tự chỉnh bản thân với chuẩn mực đã định.
Nhƣ vậy: giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, đòi hỏi nhà giáo dục cần phối hợp có hiệu quả các phƣơng pháp giáo dục để nó trở thành nhƣ một nghệ thuật nhằm quyết định phần lớn sự thành công chất lƣợng giáo dục - đào tạo của Nhà trƣờng.
1.3.4.2. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên đƣợc tiến hành thông qua những hình thức chủ yếu sau:
Hình thức thứ nhất: Giáo dục thông qua dạy học các bộ môn trong Nhà trƣờng. Nhà trƣờng là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội dung chƣơng trình, có phƣơng tiện và phƣơng pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sƣ phạm đã đƣợc đào tạo chu đáo thực hiện. Nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục thuận lợi, có một tập thể học sinh, sinh viên cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dƣỡng. Thông qua dạy học các bộ môn khoa học xã hội nhân văn trong Nhà trƣờng, sẽ giúp học sinh, sinh viên không những đƣợc trang bị một khối lƣợng lớn tri thức khoa học, mà còn đƣợc tiếp thu những những tri thức đạo đức quan trọng nhƣ: khái niệm đạo đức, những quy tắc, những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội. Các môn khoa học tự nhiên cũng góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, giúp các em hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, phƣơng pháp tƣ duy lôgíc, hợp lý, coi trọng nhân quả. Các môn khoa học khác nhƣ: giáo dục thể chất, quốc phòng tạo cơ hội để ngƣời học phát triển cảm xúc rèn luyện ý chí kiên cƣờng, lòng dũng cảm, bổn phận và nghĩa vụ của ngƣời công dân. Nhƣ vậy có thể nói: Dạy học là con đƣờng quan trọng để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Hình thức thứ hai: Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, hoạt động thực tiễn xã hội phong phú và đa dạng: Toàn bộ cuộc sống của con ngƣời là một hệ thống liên tục hoạt động và con ngƣời lớn lên cùng các hoạt động đó. Vì thế, đƣa học sinh, sinh viên vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đƣờng giáo dục quan trọng và có hiệu quả, đặc biệt trong việc giáo dục thái độ và hành vi đạo đức cho học sinh, sinh viên. Có nhiều dạng hoạt động giáo dục đạo đức, ví dụ nhƣ: vui chơi, văn hóa, thể dục thể thao, hoạt động nhân đạo, hoạt động bảo vệ môi trƣờng, hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội,… Mỗi dạng hoạt động đều có những nét đặc thù và có tác dụng giáo dục…
Hình thức thứ ba: Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên bằng tập thể học sinh, sinh viên và thông qua tập thể học sinh, sinh viên. Đây là con đƣờng giáo dục đạo đức quan trọng của Nhà trƣờng. Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích chung tốt đẹp. Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục đạo đức to lớn là chế độ sinh hoạt tập thể và dƣ luận tập thể. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chí và nghị lực. Dƣ luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con ngƣời nhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi đạo đức trong cuộc sống. Trong cuộc sống tập thể lành mạnh, một mặt các cá nhân tác động tích cực lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của các nhà sƣ phạm qua tập thể, tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục rất lớn. Tập thể vừa là môi trƣờng, vừa là phƣơng tiện giáo dục con ngƣời. Tổ chức tốt chế độ sinh hoạt tập thể và xây dựng dƣ luận tập thể tích cực là con đƣờng đúng đắn. hiệu quả để giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên.
Hình thức thứ tư: tự rèn luyện tu dƣỡng và tự giáo dục của học sinh, sinh viên. Đạo đức đƣợc hình thành bằng nhiều con đƣờng trong đó có tự tu dƣỡng hay còn gọi là tự giáo dục. Tự tu dƣỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống. Tự tu dƣỡng đƣợc thực hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tích lũy đƣợc những kinh nghiệm sống, những tri thức phong phú. Tự tu dƣỡng vừa là con đƣờng vừa là là kết quả của quá trình giáo dục đạo đức.
Thực tiễn cho thấy muốn đạt kết quả thì các hình thức phải thực hiện một cách đồng bộ. Trong đó phải giáo dục việc tự giác, tự giáo dục là hình thức, con đƣờng cơ bản. Có nhƣ vậy mục tiêu của giáo dục đạo đức sẽ đạt kết quả cao.
1.3.5. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên
Mục đích đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh, sinh viên là nhằm: - Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đƣa ra đƣợc những định hƣớng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trƣờng, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có môi trƣờng rèn luyện.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các mặt khác của nhân cách.
- Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý học sinh, sinh viên trong Nhà trƣờng.
- Làm căn cứ để đánh giá và xếp loại học sinh, sinh viên trong từng học kỳ, từng năm học, khóa học, xét cấp học bổng khuyến khích học tập, thi đua khen thƣởng và các phần thƣởng khác.
Nội dung đánh giá đạo đức học sinh, sinh viên đƣợc dựa trên Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện ban hành theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
1.4.1. Vai trò, chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
*. Vai trò quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
Vai trò quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong xã hội nói chung, trong các Nhà trƣờng nói riêng là làm cho các khách thể quản lý (CBQL, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và các lực lƣợng tham gia giáo dục khác của Nhà trƣờng) hƣớng tới sự phát triển toàn diện nhân cách cho ngƣời học, làm cho quá trình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đồng thời làm cho quá trình giáo dục đạo đức tác động tới ngƣời học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức, tạo lập những thói quen hành vi đạo đức cụ thể:
- Về nhận thức: làm cho mọi lực lƣợng tham gia giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển