Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng

nghề ở Vĩnh Phúc

3.3.1. Những thành tựu đạt được

Từ thực trạng nêu trên có thể khẳng định: từ năm 2008 đến nay, hoạt động đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là đúng hƣớng, phù hợp với chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Các trƣờng Cao đẳng nghề ở Vĩnh Phúc đã thực hiện phƣơng châm đa dạng hóa ngành nghề, hình thức, phƣơng pháp đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng lao động. Kết quả hoạt động đào tạo nghề của các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc không chỉ ở chỗ tạo ra lực lƣợng lao động có nghề mà còn gắn dạy nghề với vấn đề tạo việc làm. Đó cũng chính là hƣớng đi mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng.

Ngoài việc có sự định hƣớng tốt của các cấp quản lý Nhà nƣớc về dạy nghề, công tác đào tạo nghề của các trƣờng Cao đẳng nghề ở Vĩnh Phúc còn đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong thu hút đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề có trình độ cao, chất lƣợng; xây dựng đƣợc khung

chƣơng trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, thực tế của xã hội; xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất với quy mô và chất lƣợng ngày càng tốt hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời học... Công tác quản lý hoạt động dạy và học nghề, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đƣợc chú trọng, đã góp phần thiết thực nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Qua nghiên cứu, có thể rút ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua nhƣ sau:

- Mục tiêu đào tạo

Các trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc chƣa quan tâm đúng mức tới việc xác định mục tiêu (nhất là mục tiêu dài hạn), nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo của thị trƣờng lao động; chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo ngành, nghề, lĩnh vực theo truyền thống, thế mạnh của nhà trƣờng nên một bộ phận ngƣời lao động đào tạo ra không phù hợp với thị trƣờng lao động, tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao.

- Về đội ngũ giáo viên

Nhìn chung đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lƣợng, chất lƣợng giảng dạy còn hạn chế do chƣa đạt chuẩn về nghiệp vụ sƣ phạm, đây là một bất cập tác động không nhỏ ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo.

- Nội dung, chƣơng trình

Nội dung, chƣơng trình đào tạo của các trƣờng Cao đẳng nghề còn nhiều mặt hạn chế, chƣa đổi mới kịp thời phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các lĩnh vực về kỹ năng giao tiếp, ứng xử; đạo đức nghề nghiệp và các quy định pháp luật cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; chƣơng trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, chƣa chú trọng đến khâu thực

hành. Phƣơng pháp đào tạo nói chung còn lạc hậu, chƣa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học.

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị dạy nghề đã lạc hậu, chƣa theo kịp, ứng dụng đƣợc công nghệ hiện đại; chƣa đƣợc đầu tƣ, trang bị do kinh phí còn hạn hẹp.

- Công tác quản lý dạy và học nghề, thanh kiểm tra kết quả dạy nghề đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa có biện pháp cải tiến, cắt giảm thủ tục hành chính cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo.

3.3.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Trong một thời gian dài công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động ở nƣớc ta chƣa đƣợc các cấp, ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Đến nay các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác đào tạo nghề chƣa hình thành đƣợc hệ thống thông tin về thị trƣờng lao động một cách đầy đủ và đồng bộ, cập nhật theo thời gian, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc trƣng và biến động của thị trƣờng lao động để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa đào tạo cho từng cơ sở đào tạo, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trƣờng. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nƣớc thiếu các văn bản quy định về quản lý hoạt động đào tạo nghề, do đó nhiều doanh nghiệp còn ngại khi nhận sinh viên thực tập.

* Nguyên nhân chủ quan

Công tác nghiên cứu phân tích thị trƣờng, xác định nhu cầu của ngƣời học và nhu cầu của các cơ sở sử dụng lao động về cơ cấu, trình độ ngành nghề...chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức. Mặt khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện thu nhập và xử lý thông tin còn nhiều hạn chế, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đặc biệt là kế hoạch đào tạo dài hạn mang tính chiến lƣợc vẫn chƣa đƣợc coi trọng.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Ở VĨNH PHÚC

4.1. Bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động đào tạo nghề hiện nay động đào tạo nghề hiện nay

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong xu thế hội nhập quốc tế, cạnh tranh về nhân lực chất lƣợng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nƣớc đòi hỏi ngƣời lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trƣờng quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trƣờng lao động xác định.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Trƣớc xu thế phát triển của thế giới cùng với những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp CNH, HĐH đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã thúc đẩy Việt Nam không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Mặt khác, trƣớc những yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đang xây dựng Chiến lƣợc Công tác dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề của Việt Nam đến năm 2020 là tạo sự đột phá về chất lƣợng dạy nghề theo hƣớng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có kiến thức, năng lực thực hành nghề; có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động.

4.1.3. Thời cơ và thách thức

* Thời cơ đối với dạy nghề:

Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng theo hƣớng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển dạy nghề, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nhất là đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Mặt khác, hội nhập quốc tế sâu, rộng đang tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề Việt Nam tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại; mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển dạy nghề.

* Thách thức đối với đào tạo nghề:

Có thể thấy chất lƣợng lao động của Việt Nam còn thấp, xếp thứ 11 trong 12 nƣớc Châu Á đƣợc tham gia xếp hạng (năm 2008). Điều đó có thể thấy rằng, Việt Nam còn thiếu rất nhiều lao động hành nghề. Bên cạnh đó, thị trƣờng lao động trong nƣớc và thế giới đòi hỏi ngƣời lao động phải đạt đƣợc chuẩn nghề nghiệp, nhƣng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới đang xây dựng và mới bƣớc đầu hƣớng tới chuẩn khu vực và thế giới.

4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

4.2.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề

* Quan điểm

- Thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo (trong đó có dạy nghề) là quốc sách hàng đầu.

- Dạy nghề phải gắn với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Dạy nghề là sự nghiệp của toàn xã hội.

- Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua việc chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lƣợng.

* Mục tiêu phát triển công tác đào tạo nghề của các trường Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Dự báo về nhu cầu học nghề, việc làm và xu hướng giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

a. Nhu cầu đào tạo nghề

Giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 150.000 ngƣời trong độ tuổi lao động cần đƣợc đào tạo nghề, trong đó có 12.381 ngƣời học cao đẳng nghề (chiếm 9,2%); 39.822 ngƣời học trung cấp nghề (chiếm 29,6%); 44.424 ngƣời học sơ cấp nghề (chiếm 33,1%) và 37.691 ngƣời học nghề dƣới 3 tháng (chiếm 28,1%). Đồng thời, theo kế hoạch phân luồng học sinh trung học, mỗi năm Vĩnh Phúc sẽ phân luồng 3 - 4 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS sang hệ bổ túc THPT + học nghề; 4 - 5 nghìn thanh niên tốt nghiệp THPT sang đào tạo nghề.

Đến 2020, dự báo số lao động có nhu cầu đào tạo trên 217.000 ngƣời; trong đó, đào tạo mới trên 128.000 nghìn ngƣời; đào tạo thay thế trên 39.000 ngƣời; số có nhu cầu bồi dƣỡng trên 100.000 ngƣời.

b. Nhu cầu việc làm

Dự báo dân số toàn tỉnh năm 2015 là 1.130.000 ngƣời, năm 2020 là 1.245.500 ngƣời. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 có 736.000 ngƣời (tăng thêm 85.000 ngƣời so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 17.000 ngƣời) kể cả số ngƣời hoàn thành nghĩa vụ quân sự hằng năm trở về địa phƣơng, học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng, lao động dôi dƣ, thất nghiệp; do đó nhu cầu lao động cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng 20.000 - 21.000 ngƣời.

Năm 2020, khoảng 817.000 lao động (tăng thêm 81.000 ngƣời so với năm 2015). Nhu cầu lao động cần giải quyết việc làm hàng năm 19.000 - 20.000 ngƣời.

c. Nhu cầu sử dụng lao động

Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp. cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ năm 2011 - 2015 gần 100.000 ngƣời. Trong đó,

trình độ cao đẳng nghề trên 11.000 ngƣời; trung cấp nghề trên 30.000 ngƣời; sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng gần 50.000 ngƣời.

Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ năm 2016 - 2020 (cả đào tạo mới, thay thế bồi dƣỡng) khoảng 217.500 ngƣời, bình quân mỗi năm là 43.500 ngƣời.

d. Dự tính loại hình, quy mô, năng lực cần đáp ứng của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu điều tra lao động đăng ký tham gia học nghề giai đoạn 2011 - 2015, bình quân mỗi năm các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cân đào tạo 26.863 ngƣời, trong đó học nghề dƣới 3 tháng 7.538 ngƣời. Sơ cấp nghề 8.884 ngƣời, trung cấp nghề 7.6945 ngƣời. CĐ nghề 2.476 ngƣời, trong đó sơ cấp nghề 35.761 ngƣời, trung cấp nghề 6.945 ngƣời, CĐ nghề 3.080 ngƣời, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu học nghề của ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2020 căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ năm 2016 đến 2020 (cả đào tạo mới, thay thế, bồi dƣỡng) dự tính 217.500 ngƣời; bình quân mỗi năm là 43.500 ngƣời; hiện nay các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh binh quân mỗi năm đào tạo 45.856 ngƣời.

Mục tiêu chung:

Đến năm 2020, công tác đào tạo nghề của các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Đồng thời, chất lƣợng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nƣớc phát triển trong khu vực Asean và trên thế giới.

* Mục tiêu cụ thể:

Phạm vi quốc gia:

- Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu ngƣời, sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng khoảng 7,5 triệu ngƣời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu ngƣời.

- Đến năm 2015 có 51.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 17.000 ngƣời dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập).

- Đến năm 2015 ban hành 130 chƣơng trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Phúc:

Chỉ tiêu phân luồng học sinh phổ thông và chuyển dịch lao động.

- Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sang bổ túc văn hóa có học nghề từ 25% - 30%/Năm; học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề từ 35% - 50%/năm.

- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang CN, XD, DV giai đoạn 2011 - 2015 đạt: 2,5 - 3%/Năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt: 2 - 2,5%/năm.

* Chỉ tiêu dạy nghề:

- Bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho 100.000 lƣợt lao động. - Dạy nghề cho 175.000 ngƣời lao động.

* Chỉ tiêu giải quyết việc làm:

- Giai đoạn 2011 - 2015: mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 20- 24.000 lao động (trong đó làm việc trong tỉnh khoảng 18.000 ngƣời, ở tỉnh ngoài 4.000 ngƣời; xuất khẩu lao động 2.000 ngƣời; chuyển dịch lao động từ 2,5- 3%, tƣơng đƣơng 15.000 - 16.000 ngƣời).

- Giai đoạn 2016 - 2020: Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5%/năm, đến 2020 còn khoảng 2% hộ nghèo (Theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020).

Một số nhiệm vụ cụ thể:

a. Giai đoạn 2011 - 2015

* Bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho ngƣời dân

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức cho ngƣời dân trong tỉnh về các chủ trƣơng, chính sách Đảng, Nhà nƣớc và Tỉnh về phát triển KT-

XH; về sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập, cạnh tranh quốc tế; bảo vệ môi trƣờng, an sinh xã hội.

- Tƣ vấn và cung cấp thông tin về nghề nghiệp; việc làm. Hƣớng dẫn nông dân kỹ thuật lựa chọn cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện. Tƣ vấn để nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

* Dạy nghề cho ngƣời đến tuổi lao động (40.000 - 50.000 ngƣời).

Đối tƣợng bao gồm: học sinh phổ thông phân luồng sau THCS (cả thanh niên đến độ tuổi lao động ngoài nhà trƣờng); sau THPT.

- Học sinh tốt nghiệp THCS (14.000 - 15.000 ngƣời). Tổ chức cho học nghề hoặc học văn hóa bổ túc THPT vừa học trung cấp nghề; tập trung vào các nhóm nghề CN, XD, DV. Sau hơn 3,5 - 5 năm, có bằng tốt nghiệp bổ túc THPT vừa có bằng nghề (có thể liên thông cao đẳng nghề), đƣợc bố trí làm việc.

- Học sinh THPT (18.000 - 20.000 ngƣời): Đào tạo nghề trình độ cao đẳng là 12.000; trung cấp là 8.000; các nhóm nghề CN, XD, DV(khoảng 90%); Số còn lại đào tạo nghề để cung ứng nguồn lao động kỹ thuật cho nông nghiệp (có thể liên thông đại học nghề), đƣợc bố trí làm việc.

- Thanh niên trong độ tuổi nhƣng chƣa qua đào tạo (do bỏ học sao TH, THCS, THPT) đang lao động ngoài xã hội (dự kiến 9.000 - 10.000 ngƣời); tùy theo trình độ văn hóa sẽ tổ chức học nghề theo hình thức BTVH + Nghề hoặc học nghề phù hợp trình độ.

* Dạy nghề cho lao động trong độ tuổi (khoảng 70.000 - 80.000 ngƣời) Dạy nghề cho lao động cần chuyển dịch khỏi nông nghiệp, phi nông nghiệp không có việc làm:

- Dạy nghề và tổ chức học giáo dục định hƣớng (ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp…) cho khoảng 10.000 lao động xuất khẩu (độ tuổi 20 - 39).

+ Nam là xây dựng, hàn, mộc…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 94)