5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Qua nghiên cứu, có thể rút ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua nhƣ sau:
- Mục tiêu đào tạo
Các trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc chƣa quan tâm đúng mức tới việc xác định mục tiêu (nhất là mục tiêu dài hạn), nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo của thị trƣờng lao động; chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo ngành, nghề, lĩnh vực theo truyền thống, thế mạnh của nhà trƣờng nên một bộ phận ngƣời lao động đào tạo ra không phù hợp với thị trƣờng lao động, tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao.
- Về đội ngũ giáo viên
Nhìn chung đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lƣợng, chất lƣợng giảng dạy còn hạn chế do chƣa đạt chuẩn về nghiệp vụ sƣ phạm, đây là một bất cập tác động không nhỏ ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo.
- Nội dung, chƣơng trình
Nội dung, chƣơng trình đào tạo của các trƣờng Cao đẳng nghề còn nhiều mặt hạn chế, chƣa đổi mới kịp thời phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các lĩnh vực về kỹ năng giao tiếp, ứng xử; đạo đức nghề nghiệp và các quy định pháp luật cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; chƣơng trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, chƣa chú trọng đến khâu thực
hành. Phƣơng pháp đào tạo nói chung còn lạc hậu, chƣa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học.
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị dạy nghề đã lạc hậu, chƣa theo kịp, ứng dụng đƣợc công nghệ hiện đại; chƣa đƣợc đầu tƣ, trang bị do kinh phí còn hạn hẹp.
- Công tác quản lý dạy và học nghề, thanh kiểm tra kết quả dạy nghề đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa có biện pháp cải tiến, cắt giảm thủ tục hành chính cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo.