Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục

Tình hình kinh tế:

Sau khi đƣợc tái lập, kể từ năm 1997 đến nay, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc có mức tăng trưởng cao và khá ổn định cụ thể:

Giai đoạn 1997 - 2004 mức tăng trƣởng bình quân đạt 16,6%/ năm. Giai đoạn 2005 - 2010 mức tăng trƣởng bình quân đạt 17,4%/ năm. Trong hai năm 2011, 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nƣớc gặp nhiều khó khăn nhƣng năm 2012 kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt mức tăng trƣởng 11,5%.

Năm 2013, kinh tế trong nƣớc và thế giới khủng hoảng chạm đáy, mức tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 7.89%, đứng thứ 3 trong các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, sau Hà Nội (10,2%; Bắc Ninh 8,25%).

GDP đầu ngƣời tăng dần qua các năm.

Năm 2011 đạt khoảng 2200 USD tăng 15 lần so với năm 1997. Năm 2012 đạt khoảng 2520 USD.

Năm 2013 đạt khoảng 2569 USD, Cao hơn 1,3 lần so với mức bình quân chung của cả nƣớc.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng CNH-HĐH, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp cụ thể:

Bảng 3.1. Tổng hợp về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến năm 2013

Năm/ Thời kỳ

Cơ cấu kinh tế chia theo ngành (%)

Công nghiệp Dịch vụ Nông, lâm,

ngƣ, nghiệp 1997 12 36 52 2004 49,7 26,2 24,1 2010 56,03 30,23 13,74 2011 54,08 29,6 15,6 2012 53,4 33,1 13,5 2013 60,39 28,92 10,69 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Về thu ngân sách Nhà nước, qua nhiều năm Vĩnh phúc luôn là địa phƣơng đạt khá, năm 2013 thu đạt 19.275 tỷ đồng, đứng thứ hai miền Bắc, thứ năm toàn quốc.

Ngành công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và phát triển các ngành dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến của các nƣớc phát triển, góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng NNL và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.

Ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh có tốc độ tăng trƣởng khá. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Hệ thống mạng lƣới khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Tiến bộ kỹ thuật đƣợc ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung đƣợc quan tâm đầu tƣ và bƣớc đầu phát triển.

Tuy nhiên, kinh tế Vĩnh Phúc có những hạn chế và yếu kém là:

Mức tăng trƣởng tuy đạt tốc độ cao nhƣng chƣa bền vững, chất lƣợng tăng trƣởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm từ doanh nghiệp địa phƣơng chƣa tốt. Cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thành phần kinh tế chƣa hợp lý ảnh hƣởng đến tính bền vững.

Trong sản xuất nông lâm, ngƣ nghiệp thì trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chƣa có mặt hàng nông sản đặc trƣng có giá trị cao. Việc khai thác và sử dụng đất đai còn hạn chế, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác chƣa cao. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chƣa qua đào tạo, khó chuyển đổi nghề nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung mới đƣợc hình thành, chƣa phát triển mạnh.

Tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ chậm hơn nhiều so với ngành công nghiệp do tỉnh chƣa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế ngành dịch vụ, trong những năm tới cần chú ý phát triển ngành này tƣơng xứng với quá trình CNH- HĐH của tỉnh.

Văn hoá - xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh cũng đạt đƣợc những kết quá khá. KHCN và môi trƣờng đƣợc quan tâm, nhiều đề tài khoa học đƣợc ứng dụng vào thực tiễn trực tiếp phục vụ đời sống của nhân dân, môi trƣờng các khu công nghiệp và nông thôn đƣợc cải thiện. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đƣợc coi trọng và đầu tƣ mạnh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện, quy mô và chất lƣợng giáo dục - đào tạo đƣợc nâng lên, năm 2011 có trên 6.000 học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng, nhiều cơ sở đào tạo đƣợc thành lập mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,9%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 31,8%. Liên tục trong 2 năm tỉnh Vĩnh Phúc duy trì vị trí thứ nhất cả nƣớc về điểm thi bình quân vào các trƣờng đại học.

Văn hoá xã hội, thể dục thể thao phát triển tích cực, tỷ lệ gia đình văn hóa, làng xã văn hoá tăng lên. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, công

tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt kết quả khá, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên, GDP bình quân đầu ngƣời tăng. An ninh quốc phòng đƣợc ổn định và giữ vững, các tệ nạn xã hội đƣợc kiềm chế và đẩy lùi đã tác động tích cực đến sự phát triển KT - XH nói chung và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói riêng.

Về lao động qua đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 2010

Bảng 3.2. Lao động qua đào tạo chia theo các cấp bậc đào tạo

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số nhân lực qua đào tạo 78.793 139.750 312.904

% so với tổng số lao động đang làm việc 16 25 51,2 Trong đó:

1) Hệ đào tạo nghề 39.633 86.152 233.427

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 50,3 61,65 74,6

Sơ cấp nghề 35.820 65.265 194.760

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 45,5 46,7 62,2

- Trung cấp nghề 3.813 14.355 35.760

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 4,8 10,3 11,4

- Cao đẳng nghề 2.907

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo - - 0,9

2) Hệ giáo dục và đào tạo 39.160 53.598 79.477

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 49,7 38,35 25,4

- Trung cấp chuyên nghiệp 22.392 26.825 29.659 % so với tổng số nhân lực qua đào tạo 28,4 23,9 9,5

- Cao đẳng 9.648 11.523 15.645

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 12,2 8,2 5

- Đại học 7.041 14.998 33.234

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 8,9 10,7 10,6

- Trên đại học 79 252 939

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 0,1 0,2 0,3

3) Tỷ lệ lao động được đào tạo theo trình độ chung ở cả 2 hệ

- Trung cấp 26.205 41.179 65.419

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 33,3 29,47 20,9

- Cao đẳng 9.648 11.523 18.552

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 12,2 8,2 5,9

Dự tính cơ cấu nhân lực qua đào tạo tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020 là 800 000 ngƣời, trong đó qua đào tạo cao đẳng nghề là 41 220 ngƣời bằng 6,4 % so với tổng nhân lực qua đào tạo, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.3. Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo của toàn bộ nền kinh tế đến năm 2020

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Tổng số lao động đang làm việc trong nền KTQD 611.140 705.000 800.000

Tổng số nhân lực qua đào tạo 312.904 462.300 640.000

% so với tổng số lao động đang làm việc 51 66 80

1) Hệ đào tạo nghề 233.427 358.290 512.000

% so với tổng sốnhân lực qua đào tạo 74,6 77 80

- Sơ cấp nghề 194.760 268.710 340.120

% so với tổng sốnhân lực qua đào tạo 62,2 58,1 53,1

- Trung cấp nghề 35.760 73.760 130.660

% so với tổng sốnhân lực qua đào tạo 11,4 16,0 20,4

- Cao đẳng nghề 2.907 15.820 41.220

% so với tổng sốnhân lực qua đào tạo 0,9 3,4 6,4

2) Hệ giáo dục và đào tạo 79.477 104.010 128.000

% so với tổng sốnhân lực qua đào tạo 25,4 22,5 20,0

- Trung cấp chuyên nghiệp 29.659 34.076 38.600

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 9,5 7,4 6,0

- Cao đẳng 15.645 17.543 19.400

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 5,0 3,8 3,0

- Đại học 33.234 50.530 66.160

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 10,6 10,9 10,3

- Trên đại học 939 1.861 3.840

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 0,3 0,4 0,6

3) Tỷ lệ lao động được đào tạo theo trình độ

chung ở cả 2 hệ

- Trung cấp 65.419 109.836 172.260

% so với tổng sốnhân lực qua đào tạo 20,9 23,8 26,9

- Cao đẳng 18.552 35.363 63.620

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 5,9 7,6 9,9

(Nguồn: Tài liệu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)