Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1.231,7 km2, dân số trung bình (năm 2012) là 1.056.488 ngƣời. Có 9 đơn vị hành chính, tỉnh lỵ là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2; đƣờng cao tốc Nội bài - Lào Cai và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua Quốc lộ 18 thông với các cảng biển Quảng Ninh và Hải Phòng, Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và các nhu cầu về xã hội.

Vĩnh Phúc đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia đã đƣa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nƣớc nhƣ: Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội.

Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều điều kiện và cơ hội phát triển KT-XH, thu hút đầu tƣ và sử dụng một lực lƣợng lớn lao động. Với lực lƣợng lao động dồi dào nếu khai thác tốt sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát

triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH, đồng thời là nơi cung cấp đội ngũ lao động cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)