Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

- Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu. Quán triệt và cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Nghị quyết Đại hội lần thứ XV tỉnh Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển hoạt động đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ tới.

- Đề tài dựa trên các vấn đề lý luận, luật pháp, cơ chế, chính sách liên quan tới đào tạo nghề. Kết hợp nghiên cứu định hƣớng - định tính - định lƣợng để đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, luận văn chọn địa điểm nghiên cứu là các trƣờng cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong hệ thống đào tạo nghề nói chung, thì các trƣờng cao đẳng nghề hiện nay có vai trò và vị trí rất quan trọng nhất là đối với địa phƣơng và cơ sở.

Các điểm nghiên cứu đi sâu là:

- Trƣờng cao đẳng nghề cơ khí Nông Nghiệp; - Trƣờng cao đẳng nghề Việt Xô số 1.

Một số nét đặc trƣng của 3 trƣờng cao đẳng nghề nói trên là:

i) Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.

Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc. Trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa chỉ, trụ sở chính hiện nay: Phƣờng Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

* Chức năng nhiệm vụ của nhà trƣờng:

Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định.

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho ngƣời lao động theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật.

Quá trình xây dựng và phát triển:

Tiền thân là trƣờng đào tạo nghề Vĩnh Phúc đƣợc thành lập 5/2000. Tháng 2/2007 thực hiện luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề. Nhà trƣờng đã đƣợc nâng cấp và đổi tên thành Trƣờng trung cấp nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.

Tháng 7/2007 Nhà trƣờng đƣợc nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc. Cơ quan chủ quản lúc này đƣợc chuyển từ Sở Lao động - TB&XH sang UBND Tỉnh quản lý.

Tổng số cán bộ, giáo viên hiện có là 220 ngƣời.

Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng gồm 7 phòng nghiệp vụ; 7 Khoa; 2 Trung tâm.

ii) Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp

Trƣờng cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là Trƣờng lái máy kéo Đồng Giao (Tam

Điệp - Ninh Bình). Sau nhiều lần thay đổi địa điểm và tên gọi, tháng 01/2007 trƣờng đƣợc nâng cấp thành Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, đóng trên địa bàn hai xã Tam Hợp và Hƣơng Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trƣờng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trƣờng; thực hiện ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực: Cơ điện nông nghiệp, Cơ khí, Động lực, Điện, Sƣ phạm dạy nghề làm trọng điểm.

Trƣờng hiện có 250 cán bộ công chức, viên chức trong đó có 185 giáo viên với 117 ngƣời có trình độ trên đại học.

Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, Nhà trƣờng luôn khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trong hệ thống đào tạo nghề; đã đào tạo trên 47.000 nhân viên trung cấp kỹ thuật, công nhân cơ điện nông nghiệp, giáo viên dạy nghề cơ khí nông nghiệp, cử nhân cao đẳng và đại học.

Năm 2009, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển trƣờng giai đoạn 2009 - 2015, tầm nhìn 2020.

Năm 2010, Trƣờng đã kiểm định chất lƣợng, đạt cấp độ cao nhất.

Năm 2011, Trƣờng đƣợc phê duyệt đề án Xây dựng - Phát triển trở thành trƣờng đạt đẳng cấp quốc tế.

Nhà trƣờng có mối liên hệ với trên 400 doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Điển hình nhƣ TOYOTA, HONDA, PRIME GROUP, VPIC1, NISSIN… để gửi học sinh thực tập.

iii) Trường cao đẳng nghề Việt - Xô số 1,

Trực thuộc Bộ Xây dựng, địa chỉ: Phƣờng Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tổng số cán bộ công nhân viên có 183 ngƣời. Trƣờng CĐ nghề Việt Xô số 1 là một trong những trƣờng trọng điểm quốc gia. Với 35 năm đào tạo nghề. Trƣờng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và thu hút đƣợc nhiều

thành tựu. Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo đƣợc mở rộng đáp ứng nhu cầu xã hội.

b. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp thu thập thông tin sau: - Phƣơng pháp thu thập thông tin “Nghiên cứu tại bàn”, để thu thập các thông tin đã có của các trƣờng dạy nghề, các sở ban ngành hữu quan, các nguồn thông tin khác.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin “Tại hiện trƣờng” bằng các bảng hỏi - điều tra xã hội học; phỏng vấn trực tiếp; lấy ý kiến chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đào tạo nghề.

c. Phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích sau: - Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch.

- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống.

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế - xã hội.

- Phƣơng pháp phân tích định hƣớng, định tính, định lƣợng và một số phƣơng pháp hữu quan khác (sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu thống kê, phân tổ thống kê…).

2.3. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu

a. Lựa chọn mục tiêu của đào tạo nghề

Mục tiêu của đào tạo nghề gắn chặt với vấn đề việc làm cho ngƣời lao động sau khi học nghề, đó chính là hƣớng đi mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng về lao động có tay nghề cao.

b. Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề

Năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy và đào tạo nghề, học sinh nắm đƣợc lý thuyết và kỹ năng nhanh hay chậm phần lớn phụ thuộc vào năng lực giáo viên dạy nghề.

c. Chương trình nội dung đào tạo nghề

Chƣơng trình nội dung đào tạo nghề càng sát với mục tiêu đào tạo nghề đặt ra bao nhiêu thì càng làm cho hiệu quả đào tạo cho ngƣời học càng cao bấy nhiêu.

d. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại theo sát đƣợc máy móc thiết bị phục vụ sản xuất bao nhiêu thì ngƣời học nghề có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu.

e. Hoạt động học tập của người học nghề

Hoạt động học tập của ngƣời học nghề ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đào tạo nghề. Ngƣời học nghề càng hăng say tích cực học tập, càng dễ dàng thích ứng nhanh với sự biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ (KHCN), càng dễ tiếp cận với những máy móc công nghệ hiện đại.

f. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác đào tạo nghề. Có kiểm tra mới đánh giá đúng đƣợc chất lƣợng tiếp thu kiến thức và kỹ năng làm việc của ngƣời học nghề.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG Ở VĨNH PHÚC

3.1. Đặc điểm chung tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1.231,7 km2, dân số trung bình (năm 2012) là 1.056.488 ngƣời. Có 9 đơn vị hành chính, tỉnh lỵ là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2; đƣờng cao tốc Nội bài - Lào Cai và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua Quốc lộ 18 thông với các cảng biển Quảng Ninh và Hải Phòng, Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và các nhu cầu về xã hội.

Vĩnh Phúc đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia đã đƣa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nƣớc nhƣ: Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội.

Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều điều kiện và cơ hội phát triển KT-XH, thu hút đầu tƣ và sử dụng một lực lƣợng lớn lao động. Với lực lƣợng lao động dồi dào nếu khai thác tốt sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát

triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH, đồng thời là nơi cung cấp đội ngũ lao động cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục

Tình hình kinh tế:

Sau khi đƣợc tái lập, kể từ năm 1997 đến nay, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc có mức tăng trưởng cao và khá ổn định cụ thể:

Giai đoạn 1997 - 2004 mức tăng trƣởng bình quân đạt 16,6%/ năm. Giai đoạn 2005 - 2010 mức tăng trƣởng bình quân đạt 17,4%/ năm. Trong hai năm 2011, 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nƣớc gặp nhiều khó khăn nhƣng năm 2012 kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt mức tăng trƣởng 11,5%.

Năm 2013, kinh tế trong nƣớc và thế giới khủng hoảng chạm đáy, mức tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 7.89%, đứng thứ 3 trong các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, sau Hà Nội (10,2%; Bắc Ninh 8,25%).

GDP đầu ngƣời tăng dần qua các năm.

Năm 2011 đạt khoảng 2200 USD tăng 15 lần so với năm 1997. Năm 2012 đạt khoảng 2520 USD.

Năm 2013 đạt khoảng 2569 USD, Cao hơn 1,3 lần so với mức bình quân chung của cả nƣớc.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng CNH-HĐH, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp cụ thể:

Bảng 3.1. Tổng hợp về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến năm 2013

Năm/ Thời kỳ

Cơ cấu kinh tế chia theo ngành (%)

Công nghiệp Dịch vụ Nông, lâm,

ngƣ, nghiệp 1997 12 36 52 2004 49,7 26,2 24,1 2010 56,03 30,23 13,74 2011 54,08 29,6 15,6 2012 53,4 33,1 13,5 2013 60,39 28,92 10,69 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Về thu ngân sách Nhà nước, qua nhiều năm Vĩnh phúc luôn là địa phƣơng đạt khá, năm 2013 thu đạt 19.275 tỷ đồng, đứng thứ hai miền Bắc, thứ năm toàn quốc.

Ngành công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và phát triển các ngành dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến của các nƣớc phát triển, góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng NNL và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.

Ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh có tốc độ tăng trƣởng khá. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Hệ thống mạng lƣới khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Tiến bộ kỹ thuật đƣợc ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung đƣợc quan tâm đầu tƣ và bƣớc đầu phát triển.

Tuy nhiên, kinh tế Vĩnh Phúc có những hạn chế và yếu kém là:

Mức tăng trƣởng tuy đạt tốc độ cao nhƣng chƣa bền vững, chất lƣợng tăng trƣởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm từ doanh nghiệp địa phƣơng chƣa tốt. Cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thành phần kinh tế chƣa hợp lý ảnh hƣởng đến tính bền vững.

Trong sản xuất nông lâm, ngƣ nghiệp thì trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chƣa có mặt hàng nông sản đặc trƣng có giá trị cao. Việc khai thác và sử dụng đất đai còn hạn chế, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác chƣa cao. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chƣa qua đào tạo, khó chuyển đổi nghề nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung mới đƣợc hình thành, chƣa phát triển mạnh.

Tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ chậm hơn nhiều so với ngành công nghiệp do tỉnh chƣa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế ngành dịch vụ, trong những năm tới cần chú ý phát triển ngành này tƣơng xứng với quá trình CNH- HĐH của tỉnh.

Văn hoá - xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh cũng đạt đƣợc những kết quá khá. KHCN và môi trƣờng đƣợc quan tâm, nhiều đề tài khoa học đƣợc ứng dụng vào thực tiễn trực tiếp phục vụ đời sống của nhân dân, môi trƣờng các khu công nghiệp và nông thôn đƣợc cải thiện. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đƣợc coi trọng và đầu tƣ mạnh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện, quy mô và chất lƣợng giáo dục - đào tạo đƣợc nâng lên, năm 2011 có trên 6.000 học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng, nhiều cơ sở đào tạo đƣợc thành lập mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,9%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 31,8%. Liên tục trong 2 năm tỉnh Vĩnh Phúc duy trì vị trí thứ nhất cả nƣớc về điểm thi bình quân vào các trƣờng đại học.

Văn hoá xã hội, thể dục thể thao phát triển tích cực, tỷ lệ gia đình văn hóa, làng xã văn hoá tăng lên. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, công

tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt kết quả khá, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên, GDP bình quân đầu ngƣời tăng. An ninh quốc phòng đƣợc ổn định và giữ vững, các tệ nạn xã hội đƣợc kiềm chế và đẩy lùi đã tác động tích cực đến sự phát triển KT - XH nói chung và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói riêng.

Về lao động qua đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 2010

Bảng 3.2. Lao động qua đào tạo chia theo các cấp bậc đào tạo

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số nhân lực qua đào tạo 78.793 139.750 312.904

% so với tổng số lao động đang làm việc 16 25 51,2 Trong đó:

1) Hệ đào tạo nghề 39.633 86.152 233.427

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 50,3 61,65 74,6

Sơ cấp nghề 35.820 65.265 194.760

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 45,5 46,7 62,2

- Trung cấp nghề 3.813 14.355 35.760

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo 4,8 10,3 11,4

- Cao đẳng nghề 2.907

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo - - 0,9

2) Hệ giáo dục và đào tạo 39.160 53.598 79.477

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)