Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 84 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Nhóm giải pháp chung

4.3.1.1. Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp quán triệt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và tuyên truyền, tƣ vấn, hƣớng nghiệp.

- Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho ngƣời học nghề.

4.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về dạy nghề theo hƣớng phân định rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin dạy nghề.

- Thực hiện liên thông trong đào tạo và phân luồng mạnh mẽ vào dạy nghề. - Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề.

4.3.1.3. Xây dựng khung chương trình nghề quốc gia

- Xây dựng khung chƣơng trình nghề quốc gia tƣơng thích với khung trình độ giáo dục ở các trƣờng Cao đẳng nghề.

- Hoàn thiện khung kỹ năng nghề quốc gia.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến. - Tiếp nhận, chuyển giao các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nghề đƣợc đầu tƣ trọng điểm ở các cấp độ khu vực và quốc tế.

- Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo để áp dụng có hiệu quả vào các trƣờng Cao đẳng nghề.

4.3.1.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề

- Các trƣờng cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cƣờng phối hợp quốc tế về dạy nghề, lực chọn các đối tác chiến lƣợc trong lĩnh vực dạy nghề là những nƣớc thành công trong phát triển dạy nghề trong khu vực Asean và Châu Á (nhƣ Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản...), EU (nhƣ Cộng hòa Liên bang Đức, Vƣơng quốc Anh...) và Bắc Mỹ.

- Hợp tác với các nƣớc Asean để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nƣớc, hƣớng tới cộng đồng Asean vào năm 2015.

- Đồng thời, các trƣờng Cao đẳng nghề cần tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến.

4.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.2.1. Đề ra mục tiêu đào tạo cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo và từng trình độ của người học nghề

Cần phải xây dựng mục tiêu đào tạo đảm bảo sát với yêu cầu của thực tế sản xuất hiện nay tại các doanh nghiệp xây dựng, thực tế yêu cầu của thị trƣờng lao động, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành nghề. Đồng thời, đề ra các mục tiêu cụ thể đối với từng môn học áp dụng phù hợp với trình độ của từng đối tƣợng học nghề.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Cần phải bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng giáo viên về phẩm chất, tƣ tƣởng và chính trị. Ngƣời giáo viên phải là những ngƣời có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Đồng thời biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lƣơng tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gƣơng mẫu trong việc chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cần phải bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời giáo viên đạt trình độ chuẩn do Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định.

4.3.2.3. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo

Thực hiện đổi mới, hiện đại hóa chƣơng trình, nội dung đào tạo theo hƣớng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công nghề và thực tế sản xuất. Trên cơ sở chƣơng trình khung do cơ quan quản lý nhà nƣớc đã ban hành, các trƣờng

Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần xin ý kiến của các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục đào tạo khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ về chƣơng trình, nội dung đào tạo đối với từng ngành nghề cụ thể để làm cơ sở xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền điều chỉnh chƣơng trình nội dung cho phù hợp.

4.3.2.4. Hoàn thiện tổ chức - bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của các trường Cao đẳng nghề

Tạo điều kiện để cán bộ quản lý đƣợc bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, khoa học công nghề và phƣơng pháp giảng dạy mới. Xây dựng kế hoạch đƣa cán bộ đi đến các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất mới hiện đại để bồi dƣỡng khoa học và công nghệ mới nâng cao trình độ, khuyến khích cán bộ tham gia mô hình tự đào tạo từ xa trên mạng, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và thời gian để đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học.

4.3.2.5. Quản lý công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Đảm bảo trang thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo tỏng thời gian tới, đầu tƣ nâng cao chất lƣợng trang thiết bị cho đào tạo lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề theo yêu cầu đạt chuẩn và theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.

4.3.2.6. Đổi mới công tác tuyển sinh

Chất lƣợng của công tác tuyển chọn học sinh thể hiện ở 3 khâu của yêu cầu: Tuyển đủ chỉ tiêu Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định; tuyển đúng cơ cấu ngành học; Lựa chọn đúng những học sinh vùa đủ tiêu chuẩn đạo đức, trình độ và cơ cấu vùng, miền.

4.3.2.7. Hoàn thiện cơ cấu quản lý hoạt động giảng dạy và học tập

Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra giáo án, dự giờ, đánh giá giờ giảng của giáo viên. Khuyến khích giáo viên viên thực hiện đổi mới, hiện đại hóa phƣơng pháp dạy học để phát huy năng lực của giáo viên và tăng cƣờng tính chủ động, tích cực của học sinh. Tổ chức trao đổi phƣơng pháp giảng dạy

mới, giúp giáo viên chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Đồng thời, xây dựng quy định về việc quản lý thời gian thực tập của học sinh tại các doanh nghiệp, đảm bảo học sinh vừa thực hiện tốt các quy định của cơ sở đào tạo vừa chấp hành tốt kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

4.3.2.8. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá

Tăng cƣờng giám sát việc thực hiện các quy chế kiểm tra, thi, xếp loại học sinh không để xảy ra các trƣờng hợp tiêu cực hoặc chạy theo thành tích. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, bằng cho học sinh phải thực hiện nghiêm túc theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, của Tổng Cục dạy nghề.

4.4.Kiến nghị khác

Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề nhƣ sau:

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

1. Xây dựng và ban hành các Nghị định của Chính phủ, các văn bản dƣới luật nhằm cụ thể hóa Luật dạy nghề.

2. Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về Quỹ hỗ trợ dạy nghề (do Chính phủ ra quyết định), Quỹ quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động khi đóng góp vào quỹ.

3. Xây dựng và ban hành quy định về liên thông giữa học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên Đại học.

4. Xây dựng thang bảng lƣơng tƣơng xứng với trình độ đào tạo nghề nhằm khuyến khích ngƣời học nghề.

5. Sửa đổi các thông tƣ quy định về học bổng, học phí, trợ cấp ƣu đãi nhằm khắc phục những bất cập đã nêu trong tiểu luận.

6. Xây dựng ngạch giảng viên dạy nghề riêng, nhằm khuyến khích giáo viên tham gia dạy nghề.

7. Sửa đổi quy định về học phí học nghề và định mức cấp chi phí đào tạo học sinh học nghề nhằm đáp ứng chi phí đào tạo nghề hiện tại.

Đối với các Trường cao đẳng nghề:

1. Chủ động huy động các nguồn lực để đầu tƣ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên.

2. Chủ động liên doanh, liên kết với tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài mở các cơ sở đào tạo nghề tại Việt Nam. Bằng cách này các cơ sở đào tạo nghề có điều kiện tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, phƣơng thức đào tạo tiên tiến.

3. Quan tâm thích đáng đến công tác marketing trong đào tạo nhằm tạo thƣơng hiệu của riêng mình.

Những giải pháp trọng yếu trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trƣớc mắt, vừa có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài nhằm phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là những bƣớc đi vững chắc về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2020, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ ngành giáo dục nói riêng và thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

KẾT LUẬN

Công tác đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển thì hệ thống đào tạo nghề có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề kỹ năng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc. Hơn thế nữa, vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động càng trở nên cấp thiết để đáp ứng đƣợc đòi hỏi cao của thị trƣờng lao động với tính cạnh tranh gay gắt. Nhờ có quá trình đào tao nghề mà ngƣời lao động chính là một yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm làm ra. Với trái tim, khối óc và bàn tay mà ngƣời lao động đƣợc trải quy quá trình đào tạo chính là sự bảo đảm vững chắc nhất cho các sản phẩm đƣợc làm ra với chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, đào tạo nghề nhằm giúp cho ngƣời học nghề có đƣợc các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp ở trình độ chuyên môn nhất định để có thể làm việc theo nghề đó sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, qua dạy nghề ngƣời học cũng có đƣợc các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có đƣợc kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ lao động để có thể tự lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tƣơng lai.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung và hệ thống đào tạo nghề tại các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn rất nhiều những tồn tại và bất cập, chẳng hạn nhƣ trong tổ chức thực hiện quá trình đào tạo ở các trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế về nội dung, chƣơng trình đào tạo chƣa đổi mới kịp thời, nội dung còn nặng nề về lý thuyết, chƣa chú trọng đến kỹ năng thực hành; phƣơng pháp đào tạo còn lạc hậu, chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học; mặt khác đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy ở một số trƣờng chƣa đạt chuẩn, số giáo viên chƣa có nghiệp vụ sƣ phạm bậc II còn khá cao; ngoài ra cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành của một số trƣờng dạy nghề

còn thiếu, máy móc hỏng, lạc hậu, ngƣời học muốn đƣợc thực hành tay nghề sau khi học lý thuyết cũng không đạt đƣợc hiệu quả học tập.

Công tác đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong hệ thống các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng có vị trí vai trò đặc biệt quan trong việc xây dựng một đội ngũ ngƣời lao động có chất lƣợng cao cho xã hội. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo nghề, đó là những giải pháp: phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác dạy nghề, bởi có nhƣ vậy mới góp phần làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội trƣớc đây ai cũng chỉ thích làm “thầy” không thích làm “thợ”. Mặt khác, giải pháp từ phía Nhà nƣớc là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý trong lĩnh vực dạy nghề nhằm làm cho công tác đào tạo nghề thực sự đƣợc quan tâm, chú trọng để nâng cao chất lƣợng. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tƣơng thích với khung trình độ giáo dục ở các trƣờng Cao đẳng nghề để giúp các trƣờng Cao đẳng nghề áp dụng có hiệu quả trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, nhóm giải pháp từ phía các trƣờng Cao đẳng nghề cũng rất quan trọng trong quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Giải pháp thứ nhất là phải đề ra đƣợc mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo nghề và từng trình độ của ngƣời học nghề, có nhƣ vậy quá trình đào tạo nghề mới thực sự có hiệu quả, ngƣời học nghề dễ dàng tiếp cận với kiến thức chuyên môn, với các kỹ năng thực hành nghề. Giải pháp thứ hai là cần phải nâng cao chất lƣợng đôi ngũ giáo viên, điều đó góp phần đào tạo ra đƣợc một đội ngũ những trò vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tay nghề. Giải pháp thứ ba là cần đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo vì đây là một trong những hạn chế lớn nhất ở các trƣờng Cao đẳng nghề, khi chƣơng trình nội dung lạc hậu thì ngƣời học nghề không thể nắm bắt đƣợc những kỹ thuật hiện đại của xu thế phát triển. Giải pháp thứ tƣ là cần hoàn thiện tổ chức - bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo quản lý của các trƣờng Cao đẳng nghề. Giải pháp thứ năm là cần quản lý công tác đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiệu quả bởi ngƣời học nghề có đƣợc tay nghề cao hay không chính là nhờ có quá trình thực hành tay nghề và điều đó phụ thuộc rất lớn vào các trang thiết bị thực hành. Giải pháp thứ sáu là cần đổi mới công tác tuyển sinh nhằm làm nâng cao hơn nữa chất lƣợng đầu vào của ngƣời học nghề. Giải pháp thứ bảy là hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy và học tập để góp phần giáo dục thái độ, động cơ, ý thức học tập, ý thức kỷ luật lao động cho ngƣời học nghề. Và giải pháp thứ tám đó là cần đổi mới và tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, có nhƣ vậy ngƣời dạy học mới đánh giá đúng chất lƣợng của ngƣời học nghề.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, mong đƣợc các Thầy, các bạn đồng nghiệp góp ý, để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng (2002), Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật lao động 2012.

3. Bộ lao động - TB&XH (1999), Đề án quy hoạch các trường dạy nghề trên phạm vi toàn quốc, Hà nội.

4. Bộ lao động TB&XH (2009), Hệ thống các quy định mới về công tác đào tạo dạy nghề và tiêu chuẩn chất lượng trường dạy nghề năm 2009,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

5. Bộ xây dựng (28/7/2003), Quyết định số 21/2003/QĐ- BXD về việc ban

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)