Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề

* Quan điểm

- Thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo (trong đó có dạy nghề) là quốc sách hàng đầu.

- Dạy nghề phải gắn với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Dạy nghề là sự nghiệp của toàn xã hội.

- Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua việc chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lƣợng.

* Mục tiêu phát triển công tác đào tạo nghề của các trường Cao đẳng nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Dự báo về nhu cầu học nghề, việc làm và xu hướng giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

a. Nhu cầu đào tạo nghề

Giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 150.000 ngƣời trong độ tuổi lao động cần đƣợc đào tạo nghề, trong đó có 12.381 ngƣời học cao đẳng nghề (chiếm 9,2%); 39.822 ngƣời học trung cấp nghề (chiếm 29,6%); 44.424 ngƣời học sơ cấp nghề (chiếm 33,1%) và 37.691 ngƣời học nghề dƣới 3 tháng (chiếm 28,1%). Đồng thời, theo kế hoạch phân luồng học sinh trung học, mỗi năm Vĩnh Phúc sẽ phân luồng 3 - 4 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS sang hệ bổ túc THPT + học nghề; 4 - 5 nghìn thanh niên tốt nghiệp THPT sang đào tạo nghề.

Đến 2020, dự báo số lao động có nhu cầu đào tạo trên 217.000 ngƣời; trong đó, đào tạo mới trên 128.000 nghìn ngƣời; đào tạo thay thế trên 39.000 ngƣời; số có nhu cầu bồi dƣỡng trên 100.000 ngƣời.

b. Nhu cầu việc làm

Dự báo dân số toàn tỉnh năm 2015 là 1.130.000 ngƣời, năm 2020 là 1.245.500 ngƣời. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 có 736.000 ngƣời (tăng thêm 85.000 ngƣời so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 17.000 ngƣời) kể cả số ngƣời hoàn thành nghĩa vụ quân sự hằng năm trở về địa phƣơng, học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng, lao động dôi dƣ, thất nghiệp; do đó nhu cầu lao động cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng 20.000 - 21.000 ngƣời.

Năm 2020, khoảng 817.000 lao động (tăng thêm 81.000 ngƣời so với năm 2015). Nhu cầu lao động cần giải quyết việc làm hàng năm 19.000 - 20.000 ngƣời.

c. Nhu cầu sử dụng lao động

Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp. cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ năm 2011 - 2015 gần 100.000 ngƣời. Trong đó,

trình độ cao đẳng nghề trên 11.000 ngƣời; trung cấp nghề trên 30.000 ngƣời; sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng gần 50.000 ngƣời.

Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ năm 2016 - 2020 (cả đào tạo mới, thay thế bồi dƣỡng) khoảng 217.500 ngƣời, bình quân mỗi năm là 43.500 ngƣời.

d. Dự tính loại hình, quy mô, năng lực cần đáp ứng của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu điều tra lao động đăng ký tham gia học nghề giai đoạn 2011 - 2015, bình quân mỗi năm các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cân đào tạo 26.863 ngƣời, trong đó học nghề dƣới 3 tháng 7.538 ngƣời. Sơ cấp nghề 8.884 ngƣời, trung cấp nghề 7.6945 ngƣời. CĐ nghề 2.476 ngƣời, trong đó sơ cấp nghề 35.761 ngƣời, trung cấp nghề 6.945 ngƣời, CĐ nghề 3.080 ngƣời, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu học nghề của ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2020 căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ năm 2016 đến 2020 (cả đào tạo mới, thay thế, bồi dƣỡng) dự tính 217.500 ngƣời; bình quân mỗi năm là 43.500 ngƣời; hiện nay các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh binh quân mỗi năm đào tạo 45.856 ngƣời.

Mục tiêu chung:

Đến năm 2020, công tác đào tạo nghề của các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Đồng thời, chất lƣợng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nƣớc phát triển trong khu vực Asean và trên thế giới.

* Mục tiêu cụ thể:

Phạm vi quốc gia:

- Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu ngƣời, sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng khoảng 7,5 triệu ngƣời.

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu ngƣời.

- Đến năm 2015 có 51.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 17.000 ngƣời dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập).

- Đến năm 2015 ban hành 130 chƣơng trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Phúc:

Chỉ tiêu phân luồng học sinh phổ thông và chuyển dịch lao động.

- Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sang bổ túc văn hóa có học nghề từ 25% - 30%/Năm; học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề từ 35% - 50%/năm.

- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang CN, XD, DV giai đoạn 2011 - 2015 đạt: 2,5 - 3%/Năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt: 2 - 2,5%/năm.

* Chỉ tiêu dạy nghề:

- Bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho 100.000 lƣợt lao động. - Dạy nghề cho 175.000 ngƣời lao động.

* Chỉ tiêu giải quyết việc làm:

- Giai đoạn 2011 - 2015: mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 20- 24.000 lao động (trong đó làm việc trong tỉnh khoảng 18.000 ngƣời, ở tỉnh ngoài 4.000 ngƣời; xuất khẩu lao động 2.000 ngƣời; chuyển dịch lao động từ 2,5- 3%, tƣơng đƣơng 15.000 - 16.000 ngƣời).

- Giai đoạn 2016 - 2020: Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5%/năm, đến 2020 còn khoảng 2% hộ nghèo (Theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020).

Một số nhiệm vụ cụ thể:

a. Giai đoạn 2011 - 2015

* Bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho ngƣời dân

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức cho ngƣời dân trong tỉnh về các chủ trƣơng, chính sách Đảng, Nhà nƣớc và Tỉnh về phát triển KT-

XH; về sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập, cạnh tranh quốc tế; bảo vệ môi trƣờng, an sinh xã hội.

- Tƣ vấn và cung cấp thông tin về nghề nghiệp; việc làm. Hƣớng dẫn nông dân kỹ thuật lựa chọn cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện. Tƣ vấn để nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

* Dạy nghề cho ngƣời đến tuổi lao động (40.000 - 50.000 ngƣời).

Đối tƣợng bao gồm: học sinh phổ thông phân luồng sau THCS (cả thanh niên đến độ tuổi lao động ngoài nhà trƣờng); sau THPT.

- Học sinh tốt nghiệp THCS (14.000 - 15.000 ngƣời). Tổ chức cho học nghề hoặc học văn hóa bổ túc THPT vừa học trung cấp nghề; tập trung vào các nhóm nghề CN, XD, DV. Sau hơn 3,5 - 5 năm, có bằng tốt nghiệp bổ túc THPT vừa có bằng nghề (có thể liên thông cao đẳng nghề), đƣợc bố trí làm việc.

- Học sinh THPT (18.000 - 20.000 ngƣời): Đào tạo nghề trình độ cao đẳng là 12.000; trung cấp là 8.000; các nhóm nghề CN, XD, DV(khoảng 90%); Số còn lại đào tạo nghề để cung ứng nguồn lao động kỹ thuật cho nông nghiệp (có thể liên thông đại học nghề), đƣợc bố trí làm việc.

- Thanh niên trong độ tuổi nhƣng chƣa qua đào tạo (do bỏ học sao TH, THCS, THPT) đang lao động ngoài xã hội (dự kiến 9.000 - 10.000 ngƣời); tùy theo trình độ văn hóa sẽ tổ chức học nghề theo hình thức BTVH + Nghề hoặc học nghề phù hợp trình độ.

* Dạy nghề cho lao động trong độ tuổi (khoảng 70.000 - 80.000 ngƣời) Dạy nghề cho lao động cần chuyển dịch khỏi nông nghiệp, phi nông nghiệp không có việc làm:

- Dạy nghề và tổ chức học giáo dục định hƣớng (ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp…) cho khoảng 10.000 lao động xuất khẩu (độ tuổi 20 - 39).

+ Nam là xây dựng, hàn, mộc…

- Dạy nghề cho khoảng 50.000 lao động làm CN - XD, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, du lịch. Trong đó trung cấp nghề khoảng 5.000 ngƣời; sơ cấp nghề khoảng 45.000 ngƣời.

- Dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ (4.000 - 5.000 ngƣời); tổ chức đào tạo nghề trình độ CĐ, TC, ngắn hạn theo quản lý của quân đội.

Nâng cao tay nghề, tạo việc làm cho lao động còn lại ở khu vực nông nghiệp - Đào tạo bồi dƣỡng, tập huấn nghề cho khoảng 15.000 lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, để nâng cao tay nghề, tạo dựng một lực lƣợng lao động kỹ thuật; tự tạo việc làm mới. Trong đó, trung cấp khoảng 200 - 300 ngƣời, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn 7 ngày, 10 ngày tuy theo nhóm nghề.

- Tập trung vào các ngành nghề: thú ý, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp… * Tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm.

Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 - 24.000 lao động, trong 5 năm khoảng 120.000 - 125.000 lao động, trong đó:

- Lao động trong tỉnh khoảng 90.000 - 95.000 ngƣời tăng thêm ở các lĩnh vực:

+ Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề khoảng 18.000 ngƣời. + Khu công nghiệp 15.000 - 20.000 ngƣời.

+ Thƣơng mại và dịch vụ - du lịch 30.000 ngƣời.

+ Lao động phục vụ công nghiệp - xây dựng 20.000 ngƣời. + Lao động trong nông nghiệp và tại gia 8.000 - 10.000 ngƣời. + Giúp việc gia đình 2.000 ngƣời.

- Lao động xuất khẩu 10.000 ngƣời. - Lao động ngoài tỉnh 20.000 ngƣời.

Ƣu tiên giải quyết việc làm cho hầu hết học sinh phân luồng đƣợc đào tạo nghề, lao động thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất, bộ đội xuất ngũ.

b. Giai đoạn 2016 - 2020

Đào tạo nghề cho khoảng 153.000 ngƣời; trong đó trình độ sơ cấp nghề và ngắn hạn khoảng 71.000 ngƣời, trung cấp nghề khoảng 57.000 ngƣời, cao đẳng nghề 25.000 ngƣời.

Tăng số học sinh phân luồng sau THCS và THPT tham gia học nghề. Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp hoặc lao động chƣa có việc làm; đào tạo lại, tập huấn chuyển nghề cho lao động đã qua đào tạo giai đoạn 2011 - 2015.

4.2.2. Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề

- Phát triển quy mô trên cơ sở đảm bảo các điều kiện đào tạo và khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo.

- Xác định số lƣợng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo điều kiện đào tạo của các trƣờng Cao đẳng nghề.

- Trong quá trình đào tạo nghề, hệ thống các trƣờng Cao đẳng nghề cần phải xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chƣơng trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nghề.

- Chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện.

4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.1. Nhóm giải pháp chung

4.3.1.1. Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp quán triệt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và tuyên truyền, tƣ vấn, hƣớng nghiệp.

- Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho ngƣời học nghề.

4.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về dạy nghề theo hƣớng phân định rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin dạy nghề.

- Thực hiện liên thông trong đào tạo và phân luồng mạnh mẽ vào dạy nghề. - Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề.

4.3.1.3. Xây dựng khung chương trình nghề quốc gia

- Xây dựng khung chƣơng trình nghề quốc gia tƣơng thích với khung trình độ giáo dục ở các trƣờng Cao đẳng nghề.

- Hoàn thiện khung kỹ năng nghề quốc gia.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến. - Tiếp nhận, chuyển giao các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nghề đƣợc đầu tƣ trọng điểm ở các cấp độ khu vực và quốc tế.

- Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo để áp dụng có hiệu quả vào các trƣờng Cao đẳng nghề.

4.3.1.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề

- Các trƣờng cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cƣờng phối hợp quốc tế về dạy nghề, lực chọn các đối tác chiến lƣợc trong lĩnh vực dạy nghề là những nƣớc thành công trong phát triển dạy nghề trong khu vực Asean và Châu Á (nhƣ Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản...), EU (nhƣ Cộng hòa Liên bang Đức, Vƣơng quốc Anh...) và Bắc Mỹ.

- Hợp tác với các nƣớc Asean để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nƣớc, hƣớng tới cộng đồng Asean vào năm 2015.

- Đồng thời, các trƣờng Cao đẳng nghề cần tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến.

4.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.2.1. Đề ra mục tiêu đào tạo cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo và từng trình độ của người học nghề

Cần phải xây dựng mục tiêu đào tạo đảm bảo sát với yêu cầu của thực tế sản xuất hiện nay tại các doanh nghiệp xây dựng, thực tế yêu cầu của thị trƣờng lao động, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành nghề. Đồng thời, đề ra các mục tiêu cụ thể đối với từng môn học áp dụng phù hợp với trình độ của từng đối tƣợng học nghề.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Cần phải bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng giáo viên về phẩm chất, tƣ tƣởng và chính trị. Ngƣời giáo viên phải là những ngƣời có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Đồng thời biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lƣơng tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gƣơng mẫu trong việc chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cần phải bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời giáo viên đạt trình độ chuẩn do Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định.

4.3.2.3. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo

Thực hiện đổi mới, hiện đại hóa chƣơng trình, nội dung đào tạo theo hƣớng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công nghề và thực tế sản xuất. Trên cơ sở chƣơng trình khung do cơ quan quản lý nhà nƣớc đã ban hành, các trƣờng

Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần xin ý kiến của các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục đào tạo khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ về chƣơng trình, nội dung đào tạo đối với từng ngành nghề cụ thể để làm cơ sở xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền điều chỉnh chƣơng trình nội dung cho phù hợp.

4.3.2.4. Hoàn thiện tổ chức - bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của các trường Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)