DPRR là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng thương mại; DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Bảng 11. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ DN VVN 366 486 498 Trích lập dự phòng rủi ro 6.6 7.0 5.3 Tỷ lệ trích lập DPRR 2% 1% 1%
Có thể nhận thấy tỉ lệ phải trích lập DPRR của Chi nhánh trong 3 năm vừa qua là rất thấp, điều đó cho thấy Ngân hàng không phải sử dụng quá nhiều tiền cho việc trích lập DPRR và có thể sự dụng nguồn tiền huy động được tiếp tục cho vay nhằm tăng lợi nhuận hoạt động, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của cả hệ thống.
2.2.2.4. Tỉ lệ thu nhập từ cho vay DN VVN
Thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động cho vay đến chủ yếu từ thu lãi và một phần từ các phí dịch vụ khác. Đặc biệt đối với chi nhánh có hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng lớn như Vietcombank Hoàn Kiếm thì việc xem xét tỉ lệ này lại càng cần thiết:
Bảng 12: Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DN VVN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số Mức tăng so với 2008 (%) Doanh số Mức tăng so với 2009 (%) Doanh số Mức tăng so với 2010 (%) Tổng thu 349 24% 422 21% 401 -5%
Thu từ cho vay DN VVN 132 26% 176 33% 180 2%
Tỉ trọng 38% 42% 45%
Có thế thấy cho vay DN VVN ngày càng đóng góp tỉ trọng lớn trong doanh thu của Chi nhánh Hoàn Kiếm, trong giai đoạn 2009 – 2011, tỉ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DN VVN tăng nhanh và ổn định qua các năm (lần lượt chiếm 38%, 42% và 45%). Điều này hợp lí với việc doanh số cũng như tỉ trọng cho vay của chi nhánh đối với phân khúc DN VVN tăng mạnh trong 3 năm vừa qua. Không chỉ thế, cho vay DN VVN còn thể hiện là hoạt động đem lại thu nhập cao cho chi nhánh khi tốc độ tăng của thu từ DN VVN cao hơn rất nhiên so với tốc độ tăng của tổng thu (năm 2010, tổng thu tăng 21%, thu từ cho vay DN tăng 33%). Đặc biệt trong năm 2011, khi mà Ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tổng thu âm thì thu nhập từ việc cho vay vẫn tiếp tục tăng trưởng dương (2%), một kết quả đem lại triển vọng tiếp tục mở rộng cho vay đối với mảng DN VVN trong thời gian tới.
2.2.2.5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay:
Bảng 10. Hiệu suất sử dụng vốn vay tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 1,184 1552 1383
Tổng nguồn huy động vốn 2,782 3,620 3,136
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn huy động sẽ được Ngân hàng sử dụng bao nhiêu để cho vay, nếu tỉ số này cao tức là NH có thể cho vay nhiều trên 1 đồng vốn huy động, điều đó phần nào cho thấy chất lượng tín dụng tốt của Ngân hàng, NH không phải chi nhiều tiền cho việc trích lập DPRR hay các chi phí khác mà có thể tập trung cho vay để thu lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng vốn vay tăng của chi nhánh nằm ở mức hợp lí và giữ ổn định qua các năm (nằm ở mức 0,43), điều này cho thấy chi nhánh chủ trương giữ nguyên cơ cấu tín dụng, không tăng trưởng ồ ạt mà nhằm vào mục đích nâng cao chất lượng tín dụng.
Hơn nữa, với hiệu suất ở mức này, chi nhánh có thể đảm bảo tốt khả năng thanh khoản trước các tình huống xấu phát sinh bất ngờ. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn ở mức hơi thấp nếu so với các NH khác, làm giảm hiệu quả hoạt động của chi nhánh, trong thời gian tới khi chính sách tín dụng có thể được nới lỏng, chi nhánh cần có những biện pháp mở rộng tín dụng nhằm tăng lợi nhuận, bởi lợi nhuận biên từ hoạt động tín dụng như đã phân tích là rất khả quan.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DN VVNTẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực DN VVN, bám sát chủ trương phát triển DNVVN của Đảng và Nhà nước, Chi nhánh Hoàn Kiếm NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DNVVN một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DNVVN, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với cả DN VVN và cả chi nhánh. Sau 4 năm đi vào hoạt động Vietcombank Hoàn Kiếm đã đạt được những bước tiến đáng kể, quy mô của Chi nhánh ngày càng được mở rộng, chất lượng hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác ngày càng được nâng cao. Sự hoạt động hiệu quả của Chi nhánh đã góp phần quan trọng cho thành tích kinh doanh của
Vietcombank. Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh được thể hiện qua những kết quả sau đây:
• Đối với DN VVN
Qua phần phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DN VVN ta thấy doanh số cho vay và tổng dư nợ tín dụng với DN VVN đều tăng trong 2 năm 2009 và 2010. Quy mô tín dụng mở rộng tính đến đầu năm 2012 chi nhánh đã cho vay 119 khách hàng doanh nghiệp và huy động tiền gửi từ 534 doanh nghiệp tất cả đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thời gian hoạt động của chi nhánh tuy ngắn( 4 năm ) hơn nữa so với những ngân hàng khác đóng trên địa bàn trước đó từ rất lâu thì Vietcombank Hoàn Kiếm đã có những nỗ lực và phấn đấu trong việc tiếp thị và bán hàng khá thành công nên số lượng khách hàng gia tăng nhanh chóng. Việc cung cấp tín dụng của chi nhánh đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DN VVN đáp ứng được nhu cầu vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, phần nhiều doanh nghiệp đã mua sắm được vật tư thiết bị, máy móc công nghệ, nguyên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động….Đăc biệt chi nhánh đã là ngân hàng đầu tiên cung cấp tín dụng cho khối các doanh nghiệp tư nhân làng nghề xung quanh địa bàn giúp các doanh nghiệp này mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm thêm cho các lao động trong địa phương.
• Đối với ngân hàng
Quy mô hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng thể hiện bởi các con số doanh số cho vay ngày càng lớn thêm, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn cũng như trung và dài hạn đều tăng liên tục qua các năm chứng tỏ hiệu quả việc đầu tư vốn tín dụng tăng lên. Nhờ vậy mà nhiều DN VVN đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị phần…kết quả là lợi nhuận của các công ty tăng lên, không những đủ trả nợ mà còn tạo ra lượng tích lũy cho bản thân doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín ngày càng đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày một khăng khít hơn. Cơ cấu các khoản vay đã có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với tình hình kinh tế. Tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn có xu hướng tăng nhằm giảm thiểu rủi ro do
sự biến động kinh tế và lãi suất. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân cũng có xu hướng tăng. Đây là nhóm khách hàng kinh doanh rất năng động và hiệu quả, do đó chất lượng tín dụng của Chi nhánh cũng từng bước được nâng cao.
Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN vẫn ở mức cao (trên 4%) tuy nhiên cần phải thấy đây đều là những tỷ lệ thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại trong những năm vừa qua (và VCB Hoàn Kiếm đã cải thiện đáng kể tỉ lệ này qua 3 năm). Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 2,5% trong khi năm 2011 con số này là 3,3%. Mặt khác, Chi nhánh tiếp tục cố gắng nâng cao chất lượng thông tin và dự báo rủi ro trong kinh doanh. Các cán bộ tín dụng luôn sát sao trong việc xử lý và thu hồi nợ gốc đến hạn, đôn đốc doanh nghiệp trả lãi hàng tháng để giảm nợ quá hạn tới mức thấp nhất, nâng cao chất lượng tín dụng. Cho đến cuối 2011, chưa phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn đa phần là lãi chậm trả hoặc đã được phê duyệt gia hạn, một kết quả tốt mà Chi nhánh đạt được.
Hoạt động tín dụng đã có đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Doanh thu từ hoạt động tín dụng thường chiếm khoảng 75-80% tổng doanh thu của Chi nhánh. Hoạt động tín dụng có hiệu quả và góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên canh đó, số lượng các sản phẩm tín dụng ngày càng được đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh. Hàng tháng, hàng quý Chi nhánh đã tổ chức cho nhân viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, qua đó chất lượng nguồn nhân lực trong Chi nhánh đã từng bước được cải thiện.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Những hạn chế
Trong quá trình phát triển của mình, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục như:
- Thứ nhất: Việc tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro
cơ hội tiếp cận với những dự án lớn, có thời gian đầu tư dài hạn.
- Thứ hai: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã được mở rộng, tuy nhiên hiệu
suất sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng lại chưa cao. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí về vốn trong Ngân hàng
- Thứ ba: Quy trình giải ngân còn bộc lộ nhiều bất cập, các phương pháp tính
toán chưa được thống nhất dẫn đến việc thẩm định còn mắc sai sót.
- Thứ năm: Công tác marketing ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt
Chi nhánh vẫn chưa có phòng marketing. Việc không có phòng marketing khiến Chi nhánh gặp khó khăn trong việc quảng bá và giới thiệu hình ảnh của mình đến với khách hàng. Thông qua hoạt động marketing Chi nhánh có thể chào mời khách hàng đến với Ngân hàng, qua đó mở rộng số lượng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh.
b) Nguyên nhân
• Nguyên nhân khách quan
Những tồn tại mà Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hoàn Kiếm gặp phải do những nguyên nhân khách quan sau đây:
- Thứ nhất: Tình hình kinh tế trong vài năm gần đây có nhiều diễn biến bất lợi.
Nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, tỉ lệ lạm phát duy trì ở mức cao. Chính những điều này đã gây khó khăn cho cả Ngân hàng lẫn các doanh nghiệp cần vay vốn.
- Thứ hai: Sức ép của việc kiềm chế lạm phát khiến NHNN thắt chặt chính sách
tín dụng và lãi suất, cụ thể năm 2011 NHNN đã giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, gây rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng dư nợ tín dụng.
- Thứ ba: Năng lực quản lý tài chính, hiệu quả sản xuất các doanh nghiệp tại
Việt Nam vẫn chưa tốt; điều này đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc giải quyết các thủ tục vay vốn cũng như làm tăng rủi ro cho các khoản vay.
- Thứ tư: Độ trễ từ khi chính sách công bố tới khi có hiệu quả là khá dài, trong
lợi trong việc huy động vốn.
- Thứ năm: Sức ép cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong khu vực diễn ra gay
gắt, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc duy trì và mở rộng thị trường tín dụng.
- Thứ sáu: Rủi ro về mặt đạo đức của khách hàng vay vốn vẫn còn khá phổ
biến. Tình trạng làm giả hồ sơ, giấy tờ nhằm qua mắt cán bộ tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp còn cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Tất cả những điều này đã làm giảm chất lượng tín dụng ngân hàng.
• Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, trong Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hoàn Kiếm còn tồn tại những nguyên nhân chủ quan cần được khắc phục:
- Thứ nhất: Số lượng nhân lực phục vụ cho công tác tín dụng của Chi nhánh vẫn còn thiếu, một số cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm hai vị trí công tác cùng lúc. Điều này đã khiến cho tốc độ giải quyết công việc bị hạn chế, ngoài ra còn dễ xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục vay vốn.
- Thứ hai: Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ Chi nhánh đã từng bước
được nâng cao nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu công việc. Đa số cán bộ còn trẻ do vậy kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích thông tin khách hàng còn hạn chế.
- Thứ ba: Do đã quen với nhóm khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp
nhà nước, nên khi mở rộng đối tượng khách hàng sang phân khúc DN VVN ngoài quốc doanh vẫn tồn tại tâm lý dễ dãi, chủ quan của một số cán bộ tín dụng, gây ra những rủi ro tín dụng.
- Thứ tư: Công tác marketing ngân hàng còn chưa được coi trọng. Các thông tin
về thị trường và khách hàng còn thiếu và không thường xuyên. Do vậy đã khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và lôi kéo khách hàng mới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM ĐẾN 2015
3.1.1. Định hướng phát triển chung
Năm 2012 kinh tế nước ta được dự báo sẽ vẫn đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, tăng trưởng GDP khó có thể vượt ngưỡng 7%, chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ thắt chặt. Cùng với đó, NHNN trong năm nay sẽ tập trung tiến hành tái cấu trúc ba lĩnh vực: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, còn nhiều biến động bất thường phải đối phó, lãi suất còn cao, tái cấu trúc nền kinh tế vừa mang lại cơ hội nhưng trước mắt có thể cũng phải chấp nhận hy sinh.
Cùng chung các mục tiêu và định hướng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao cho, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian đến năm 2015 tập trung vào mộ số nhiệm vụ trọng tâm sau:
• Tăng cường huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu.
• Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận.
• Nâng cao chất lượng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng đa ngành đa lĩnh vực trong đó ưu tiên lĩnh vực xuất khẩu, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.
• Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng, bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng