THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm (Trang 51 - 80)

TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.2.1. Tình hình cho vay DN VVN

2.2.1.1. Số lượng khách hàng DN VVN

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long cũng đang ngày một mở rộng thị phần cho vay trong phân khúc DN VVN. Điều này một phần là do đường lối phát triển của Chính phủ đối với các DN VVN, một phần xuất phát từ thực tế kinh tế đất nước hiện nay, các DNVVN, vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đang dần thể hiện được sự nhạy bén, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Vietcombank với tham vọng trở thành một ngân hàng tầm cỡ quốc tế không thể đứng ngoài cuộc trong hoạt động này.

Hiện nay, khoảng trên 200 DNVVN đang có quan hệ tín dụng với Vietocmbank Hoàn Kiếm. Đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh là các công ty tư nhân, các công ty TNHH, công ty cổ phần... Chi nhánh đang dần mở rộng quy mô cho vay và cấp vốn cho nhiều khách hàng mới là DNVVN, đặc biệt là các DN thường xuyên có hoạt động ngoại thương, tận dụng thế mạnh sẵn có của hệ thống Vietcombank.

2.2.1.2. Doanh số cho vay DN VVN

Với vị thế là một chi nhánh lớn trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thươn, Vietcombank Hoàn Kiếm luôn duy trì được sự phát triển và tăng trưởng trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là mảng tín dụng DN VVN, bất chấp nền kinh tế trong vài năm qua có nhiều biến động bất lợi.

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số Mức tăng so với 2008 (%) Doanh số Mức tăng so với 2009 (%) Doanh số Mức tăng so với 2010 (%) Tổng doanh số cho vay 2587 32% 3362 30% 3170 -6%

Doanh số cho vay DN VVN

1182 36% 1681 42% 1764 5%

Tỷ trọng doanh số cho vay DN VVN

45.69% 50.03% 55.65%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm)

Từ bảng trên cho ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể vào năm 2009 mức cho vay DN VVN trong tổng doanh số cho vay là 45,69% nhưng sang tới năm 2010 tăng lên 50,03% và tiếp tục cho tới năm 2011 là 55,65%. Tỷ trọng cho vay DN VVN trên tổng dư nợ luôn cao cho thấy cho vay doanh nghiệp ở chi nhánh Hoàn Kiếm là hoạt động chủ yếu trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nhìn vào con số tuyệt đối, có thể thấy sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ nhất vào năm 2010 với sự tăng lên của tổng doanh số cho vay là 3362 tỷ đồng so với mức 2587 tỷ đồng năm 2009, đạt mức tăng thêm 30%, tỉ lệ cho vay DN VVN năm 2010 tăng 42%, cao hơn 2009 dù tổng doanh số cho vay lại tăng chậm hơn cho thấy Chi nhánh đang ngày càng tập trung hơn vào các DN VVN . Năm 2011 mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh có sự sụt giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ và hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN, tổng doanh số giảm xuống 3170 tỷ đồng, mức giảm xấp xỉ 6%, nhưng doanh số cho vay DN VVN vẫn tăng lên 5%. Nếu xét riêng doanh số cho vay DN VVN thì mức tăng trưởng của chi nhánh lại ổn định hơn, năm 2009 là 1182 tỷ đồng tăng lên 1681 tỷ đồng vào năm 2010 và đến năm 2011 đạt 1764 tỷ đồng. Sự khác biệt này cho thấy Vietcombank đã thực hiện theo chỉ thị của NHNN trong năm 2011 về chính sách tăng trưởng tín dụng, việc mở rộng cho vay doanh nghiệp sản xuất, thu hẹp

cho vay tiêu dùng bởi vậy mà tổng doanh số cho vay có tốc độ tăng ít, thậm chí giảm hơn trong khi doanh số cho vay DN VVN lại tăng nhiều hơn và ổn định hơn.

2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay

Ngoài ra, khi xem xét tới cơ cấu tín dụng đối với DN VVN theo cơ cấu kinh tế thì dư nợ tín dụng đối với DN VVN ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao và áp đảo trong tổng dư nợ tín dụng đối với DN VVN.

Bảng 8. Cơ cấu dư nợ tín dụng DN VVN của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số (tỉ trọng %) Mức tăng so với 2008 (%) Doanh số (tỉ trọng %) Mức tăng so với 2009 (%) Doanh số (tỉ trọng %) Mức tăng so với 2010 (%) Tổng dư nợ 1,184 30% 1,552 31% 1,383 -11%

Phân theo thành phần kinh tế

DNNN 720 (61%) 32% 924 (60%) 28% 812 (59%) -12%

DN ngoài quốc doanh 366 (31%) 27% 486 (32%) 33% 498 (36%) 2%

Cá nhân, hộ gia đình 98 33% 142 45% 73 -49%

Phân theo kỳ hạn

Nợ ngắn hạn 894 (75.5%) 28% 1204 (77.6%) 35% 1187 (85.8%) -1% Nợ trung-dài hạn 290 (24.5%) 23% 348 (22.4%) 20% 196 (14.2%) -44%

(Nguồn: báo cáo kinh doanh VCB Hoàn Kiếm 2009-2011)

Bảng 8 cho ta thấy cơ cấu tín dụng của Vietcombank Hoàn Kiếm tập trung phần lớn vào khu vực Doanh nghiệp nhà nước, điều này được thể hiện qua dư nợ đối với doanh nghiệp này luôn chiếm một tỉ lệ lớn, khoảng 60% trên tổng dư nợ. Doanh số cho vay DN VVN của chi nhánh khá lớn trong 3 năm gần đây nhưng ở thời điểm trước đấy, các DNNN với nhiều khoản vay trung dài hạn với doanh số lớn vẫn khiến kết cấu

dư nợ của nhóm DN này chiếm tỉ trọng cao. Tuy nhiên điều này là dễ hiểu đối với một NHTM cổ phần chính phủ hàng đầu như Vietcombank, các DNNN với số lượng lớn sẽ tập trung vay từ khối các NHTM cổ phần chính phủ do được hưởng những chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục vay vốn, hạn mức tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó, với vai trò là một ngân hàng dẫn dắt nền kinh tế, Vietcombank cũng đang đẩy mạnh thị phần của mình trên phân khúc tín dụng DN VVN ngoài quốc doanh, vốn đang có rất nhiều tiềm năng phát triển. Điều này thể hiện rõ qua các số liệu trong bảng, tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ của chi nhánh đối với các DN ngoài quốc doanh tăng mạnh trong 3 năm vừa qua, từ 31% trong năm 2009 lên 32% năm 2010 và 36% năm 2011; xét về con số tuyệt đối, tổng dư nợ của chi nhánh đối với phân khúc DN VVN ngoài quốc doanh cũng có sự tăng trưởng khá ổn định qua 3 năm vừa qua. Đây là cơ cấu hợp lý do hiện nay các doanh nghiệp tư nhân là thành phần kinh tế năng động và hoạt động rất có hiệu quả trong nền kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ sang thành phần này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung và mục đích phát triển của Ngân hàng. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh đó là các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp nhà nước là nhóm khách hàng truyền thống của Chi nhánh. Giá trị dư nợ của nhóm khách hàng này không thay đổi nhiều, tuy nhiên thị phần cho vay của nhóm khách hàng này lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân tăng mạnh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây ít mở rộng quy mô hoạt động do đó nhu cầu vay vốn của nhóm doanh nghiệp này là không cao.

Xét chi tiết cơ cấu cho vay DN VVN theo kì hạn, có thể thấy Vietcombank Hoàn Kiếm tập trung cho vay ngắn hạn với mức tăng trưởng đều đặn cùng với đó thì cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên mạnh mẽ nhưng luôn nhỏ hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn. Ta có thể quan sát biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 5.2: Dư nợ tín dụng DN VVN theo kỳ hạn

Dễ dàng thấy được từ biểu đồ, cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế và có mức tăng trưởng đều đặn từ 243 tỷ đồng vào năm 2009 đến đạt mức 365 tỷ đồng năm 2011. Hoạt động tín dụng ngắn hạn này giúp cho doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn theo chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Với cho vay

trung và dài hạn, mặc dù nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng còn hạn hẹp song Vietcombank Hoàn Kiếm luôn cố gắng mở rộng đầu tư trung dài hạn nhằm giúp các DN VVN đầu tư tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh (Từ mức dư nợ là 83 tỷ đồng vào năm 2009 đã tăng lên 106 triệu vào năm 2010, sự sụt giảm vào năm 2011 đến từ chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và nền kinh tế bất lợi). Tuy nhiên, xét về tỉ lệ trong tổng dư nợ tín dụng thì dư nợ trung dài hạn còn rất hạn chế (25% năm 2009, 2010 và 16% năm 2011). Chính vì thế, chi nhánh cần mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn; chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư cho DN VVN, tạo điều kiện cho DN VVN có điều kiện phát triến theo chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

2.2.2. Chất lượng cho vay

2.2.2.1. Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu:

Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng DN VVN giai đoạn 2009- 2011

Đơn vị: Tỷ đồng/ %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Dư nợ DN VVN 366 486 498

Nợ quá hạn 41.0 43.3 31.9

Tỷ lệ nợ quá hạn 11.2% 8.9% 6.4%

Nợ xấu 11.7 8.3 0.0

Tỷ lệ nợ xấu 3.2% 1.7% 0%

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với DN VVN của Vietcombank Hoàn Kiếm trong 3 năm qua cho ta cái nhìn rất khả quan về hoạt động cho vay của đơn vị. Trung bình trên 90% tổng dư nợ trong giai đoạn 2009-2011 nằm ở mức an toàn, tỉ lệ nợ quá hạn chiếm một phần nhỏ và đang có xu hướng giảm nhanh (từ 11,2% năm 2009 xuống 6,4% năm 2011); tỉ lệ nợ xấu ở mức rất thấp (3,2% năm 2009 và 1,7% năm 2010), đến năm 2011 chi nhánh đã hoàn toàn không còn nợ xấu, một bước cải thiện chất lượng

đáng kể trong thời kì kinh tế khó khăn của đơn vị. Kết hợp với số liệu ở phần trên, ta có thể thấy Chi nhánh một mặt tăng cường doanh số cho vay đối với DN VVN qua các năm nhưng tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn lại giảm cùng trong thời gian đấy, điều này chứng tỏ Vietcombank Hoàn Kiếm đã cải thiện đáng kể chất lượng hoạt động cho vay đối với phân khúc DN VVN, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, và đảm bảo đúng chủ trương của Chính phủ trong năm 2011 là hạn chế tăng trưởng tín dụng mà tập trung vào thu hồi nợ xấu.

Tuy nhiên, tỉ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn ở mức khá cao nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời nếu xét con số tuyệt đối thì dư nợ quá hạn là khá lớn. Trong những năm tới, với tình hình nền kinh tế có biến chuyển tốt đẹp, triển vọng nới lỏng tín dụng và sự phát triển của các DN VVN sẽ tăng cao, Vietcombank Hoàn Kiếm sẽ cần có sự kiểm soát tốt hơn trong quá trình thu hồi nợ để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

2.2.2.2. Tỉ lệ cho vay DN VVN có tài sản đảm bảo

Bảng 10: Dư nợ DN VVN có TSĐB

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Dư nợ DN VVN 366 486 498

Dư nợ DN VVN có TSĐB 366 486 498

Tỷ lệ 100% 100% 100%

Có thể thấy rất rõ ràng là khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh là rất chặt chẽ, 100% các khoản cho vay DN VVN đều phải có TSĐB được định giá trong thời gian quy định và tuân thủ đầy đủ quy trình. Điều này sẽ giúp hạn chế đáng kể rủi ro mất vốn cho Ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động như 2010-2011.

DPRR là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng thương mại; DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Bảng 11. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ DN VVN 366 486 498 Trích lập dự phòng rủi ro 6.6 7.0 5.3 Tỷ lệ trích lập DPRR 2% 1% 1%

Có thể nhận thấy tỉ lệ phải trích lập DPRR của Chi nhánh trong 3 năm vừa qua là rất thấp, điều đó cho thấy Ngân hàng không phải sử dụng quá nhiều tiền cho việc trích lập DPRR và có thể sự dụng nguồn tiền huy động được tiếp tục cho vay nhằm tăng lợi nhuận hoạt động, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của cả hệ thống.

2.2.2.4. Tỉ lệ thu nhập từ cho vay DN VVN

Thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động cho vay đến chủ yếu từ thu lãi và một phần từ các phí dịch vụ khác. Đặc biệt đối với chi nhánh có hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng lớn như Vietcombank Hoàn Kiếm thì việc xem xét tỉ lệ này lại càng cần thiết:

Bảng 12: Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DN VVN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số Mức tăng so với 2008 (%) Doanh số Mức tăng so với 2009 (%) Doanh số Mức tăng so với 2010 (%) Tổng thu 349 24% 422 21% 401 -5%

Thu từ cho vay DN VVN 132 26% 176 33% 180 2%

Tỉ trọng 38% 42% 45%

Có thế thấy cho vay DN VVN ngày càng đóng góp tỉ trọng lớn trong doanh thu của Chi nhánh Hoàn Kiếm, trong giai đoạn 2009 – 2011, tỉ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DN VVN tăng nhanh và ổn định qua các năm (lần lượt chiếm 38%, 42% và 45%). Điều này hợp lí với việc doanh số cũng như tỉ trọng cho vay của chi nhánh đối với phân khúc DN VVN tăng mạnh trong 3 năm vừa qua. Không chỉ thế, cho vay DN VVN còn thể hiện là hoạt động đem lại thu nhập cao cho chi nhánh khi tốc độ tăng của thu từ DN VVN cao hơn rất nhiên so với tốc độ tăng của tổng thu (năm 2010, tổng thu tăng 21%, thu từ cho vay DN tăng 33%). Đặc biệt trong năm 2011, khi mà Ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tổng thu âm thì thu nhập từ việc cho vay vẫn tiếp tục tăng trưởng dương (2%), một kết quả đem lại triển vọng tiếp tục mở rộng cho vay đối với mảng DN VVN trong thời gian tới.

2.2.2.5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay:

Bảng 10. Hiệu suất sử dụng vốn vay tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng dư nợ 1,184 1552 1383

Tổng nguồn huy động vốn 2,782 3,620 3,136

Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn huy động sẽ được Ngân hàng sử dụng bao nhiêu để cho vay, nếu tỉ số này cao tức là NH có thể cho vay nhiều trên 1 đồng vốn huy động, điều đó phần nào cho thấy chất lượng tín dụng tốt của Ngân hàng, NH không phải chi nhiều tiền cho việc trích lập DPRR hay các chi phí khác mà có thể tập trung cho vay để thu lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng vốn vay tăng của chi nhánh nằm ở mức hợp lí và giữ ổn định qua các năm (nằm ở mức 0,43), điều này cho thấy chi nhánh chủ trương giữ nguyên cơ cấu tín dụng, không tăng trưởng ồ ạt mà nhằm vào mục đích nâng cao chất lượng tín dụng.

Hơn nữa, với hiệu suất ở mức này, chi nhánh có thể đảm bảo tốt khả năng thanh khoản trước các tình huống xấu phát sinh bất ngờ. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn ở mức hơi thấp nếu so với các NH khác, làm giảm hiệu quả hoạt động của chi nhánh, trong thời gian tới khi chính sách tín dụng có thể được nới lỏng, chi nhánh cần có những biện pháp mở rộng tín dụng nhằm tăng lợi nhuận, bởi lợi nhuận biên từ hoạt động tín dụng như đã phân tích là rất khả quan.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DN VVNTẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm (Trang 51 - 80)