a) Nhân tố từ phía khách hàng
Khả năng tài chính của DN: DN VVN thường có vốn tự có thấp, nếu đầu tư dự
án quá lớn sẽ vượt quá khả năng tự chủ về mặt tài chính, mất chủ động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vây ngân hàng. Quản lý tài chính doanh nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ quản lý mà yêu cầu cao hơn nữa là trình độ quản lý, làm cho việc kiểm soát vốn trở lên khó khăn và đa dạng hơn. Do đó doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, vốn ít thì khi phải quản lý nguồn vốn trong đó có tỷ lệ vốn đi vay ngân hàng cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi điều này lại ít khó khăn ở doanh nghiệp lớn. Bởi vậy khi ngân hàng cho vay đối với DN VVN thì việc đảm bảo nguồn vốn vay an toàn hiệu quả cho ngân hàng là điều phải quan tâm nhiều hơn nữa hay chất lượng của khoản vay sẽ phải đặt ra cho ngân hàng ngay khi quyết định cho vay.
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp: NHTM ngày nay hoạt động theo phương châm
“đi vay để cho vay “, NHTM là trung gian tài chính giữa các khách hàng. Để nâng cao được chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô cho vay đối với DN VVN thì trước tiên nó phụ thuộc vào nhu cầu vốn của chính DN. DN VVN là một phần trong đầu ra của các NHTM. Nói chung thì DN VVN ở nước ta hiện nay luôn có nhu cầu vốn lớn song cũng không ngoại trừ các tình huống bất thường như kinh tế suy thoái, cạnh tranh quá gay gắt... thì DN lại có xu hướng hạn chế đầu tư giảm bớt tổn thất, nhu cầu vốn khi ấy sẽ giảm.
b) Nhân tố môi trường kinh tế
Về tổng thể, nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Khi đó, các quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) nói riêng sẽ phát triển lành mạnh. Và như thế, quy mô và chất lượng tín dụng đều được nâng cao. Một khi môi trường kinh tế không ổn định, môi trường kinh doanh biến động sẽ gây khó khăn cho hoạt động của khu vực kinh tế NQD - khu vực không có sự hỗ trợ đặc biệt của nhà nước thì quy mô và chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng mà trước hết là nợ quá hạn tăng sau đó là quy mô tín dụng giảm dần.
c) Nhóm xã hội
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin. Sự tín nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng nào có uy tín cao thì sẽ thu hút khách hàng lớn. Khách hàng nào làm ăn hiệu quả, được tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ được vay vốn dễ dàng, được hưởng các ưu đãi của ngân hàng. Niềm tin lẫn nhau là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng và đảm bảo cho chất lượng tín dụng.
d) Nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Vì vậy nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả 2 phía, chất lượng tín dụng được đảm bảo và quy mô tín dụng có môi trường mở rộng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DN VVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM