Nguyên tắc cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm (Trang 26 - 27)

Trong quan hệ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng, ngân hàng cũng như khách hàng đều cần phải tuân thủ triệt để nguyên tắc tín dụng nhằm góp phần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho hai bên. Hoạt động cho vay giữa Ngân hàng và các DN VVN có các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Doanh nghiệp phải cam kết hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng với thời gian xác định đã kí kết.

Hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng là việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động được để cho vay. Nguồn tiền huy động được của ngân hàng chủ yếu có từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản vay mượn khác của ngân hàng. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết cho các chủ thể cung cấp nguồn tiền đó. Bởi vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng từ ngân hàng cũng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển.

Có thể có một số khoản tài trợ, ngân hàng không thu lãi (ví dụ như tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên, điều này chỉ phản ánh chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với khách hàng riêng biệt, không phản ánh bản chất của hoạt động tín dụng.

Thứ hai: Vốn vay phải được khách hàng cam kết sử dụng đúng mục đích hợp pháp đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng; không chỉ thế, mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động của riêng mình. Mục đích khoản vay được ghi trong hợp đồng phải đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp, và khách hàng phải tuân theo hợp đồng hợp pháp đã kí kết.

Thứ ba: Ngân hàng chỉ chấp nhận tài trợ cho phương án có khả năng đem lại hiệu quả.

Nguyên tắc này là điều kiện để có thể thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp chứng minh cho khả năng thu hổi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Ngân hàng sẽ không chấp nhận cho vay nếu dự án đó được xác định là không đem lại hiệu quả dù DN có đủ khả năng trả nợ.

Thứ tư: Ngân hàng cần có yêu cầu về tài sản đảm bảo đối với khách hàng khi cần thiết.

Trong trường hợp xét thấy khoản cấp tín dụng kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay. Không chỉ thế, trong thời hạn khoản vay vẫn còn hiệu lực, nếu tài sản đảm bảo của DN giảm giá trị, không đủ giá trị đảm bảo, Ngân hàng có quyền yêu cầu DN bổ sung tài sản đảm bảo. Nguyên tắc này đảm bảo tránh cho NH khỏi những rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w