CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm (Trang 27 - 80)

1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay

Trong một nền kinh tế cạnh tranh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc tăng cường và nâng cao chất lượng là điều tất yếu; Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt, với lĩnh vực kinh doanh đặc thù là tiền tệ. Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng từ trên 70% tổng doanh thu hàng năm, mang lại nhiều lợi nhuận nhất song cũng đồng nghĩa chứa đựng mức độ rủi ro cao nhất. Chính vì vậy, chất lượng tín dụng có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Vậy để có thể đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm bảo đảm NHTM kinh doanh hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì cần phải xây dựng được khái niệm chung về chất lượng tín dụng.

Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng.

1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DN VVN của NHTM

a) Tỉ lệ nợ quá hạn

hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Các khoản nợ quá hạn bao gồm:

Tỷ lệ nợ quá hạn của DN VVN = x 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến khi đánh giá về chất lượng tín dụng Ngân hàng vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi vay mà ngân hàng đang phải đối mặt. Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các Tổ chức tín dụng thì nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm như sau:

•Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.

•Nợ nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.

•Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.

•Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại và các khoản nợ theo quy định khác.

b) Tỉ lệ nợ xấu

Tuy nhiên thực tế khi phân tích, tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng là chỉ tiêu thường được quan tâm nhiều hơn. Các khoản nợ nhóm 3, 4 và 5 tập hợp lại thành khoản nợ

xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng và được tính như sau:

Tỷ lệ nợ xấu của DN VVN x 100%

Những chỉ tiêu nợ quá hạn hay nợ xấu phản ánh khái quát về tình hình quản lý nợ của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại, khi các chỉ tiêu này cao thì hoạt động của Ngân hàng đang gặp rất nhiều rủi ro, khả năng bảo toàn vốn thấp. Tuy nhiên trong thực tế các NHTM hiện nay thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn tín dụng đối với NHTM.

c) Tỉ lệ cho vay DN VVN có tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo (TSĐB) là cách để ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, đồng thời cũng là cách mà DN VVN tăng độ tin cậy cho khả năng trả nợ của chính mình.

Tỉ lệ cho vay DN VVN có TSĐB x 100%

Tỉ lệ trên càng cao thì rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng càng thấp và ngược lại, khi chỉ tiêu này thấp thì hoạt động cho vay đang chứa đựng nhiều rủi ro do các khoản vay không có nguồn để đảm bảo nếu xảy ra trường hợp không thu hồi được nợ.

d) Tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR)

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra cho Ngân hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Tại Việt Nam, ngân hàng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo quyết định 493/2005/QD-NHNN như sau:Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro = x 100%

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng cao, chi phí trích lập dự phòng trong kỳ càng lớn, gây ảnh hưởng đến nguồn vốn dành cho hoạt động cho vay.

e) Tỉ lệ lãi treo

Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưng chưa thu hồi được.

Tỷ lệ lãi treo = x 100%

Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt. Lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Từ đó chất lượng tín dụng giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

f) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay:

Hiệu suất sử dụng vốn vay x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng so với tổng tài sản của một NHTM tại một thời điểm nhất định. Ở các NHTM hiện nay, tỷ lệ này phần lớn nhỏ

hơn 1. Hệ số này thấp có thể thể hiện việc sử dụng nguồn vốn huy động chưa hiệu quả, NH cần phải tăng cường dư nợ hoặc giảm vốn, huy động vốn bằng cách hạ lãi suất huy động, hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động chất lượng tín dụng.

e) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay:

Hiệu suất sử dụng vốn vay x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng so với tổng tài sản của một NHTM tại một thời điểm nhất định. Ở các NHTM hiện nay, tỷ lệ này phần lớn nhỏ hơn 1. Hệ số này thấp có thể thể hiện việc sử dụng nguồn vốn huy động chưa hiệu quả, NH cần phải tăng cường dư nợ hoặc giảm vốn, huy động vốn bằng cách hạ lãi suất huy động, hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động chất lượng tín dụng.

f) Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DN VVN

Chất lượng tín dụng tốt chỉ khi điều đó vừa giúp DN phát triển kinh doanh mà còn cần đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và Ngân hàng cũng vậy. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng của NHTM đối với DN VVN phản ảnh chất lượng tín dụng của NH và phần nào cơ cấu cho vay của NH.

Tỉ lệ lợi nhuận từ cho vay DN VVN x 100%

Tuy nhiên việc đánh giá thông qua chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều vào chính sách lãi suất trong từng thời kì kinh tế. Ngoài ra, khi so sánh các ngân hàng thương mại, không thể kết luận được chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao hơn ngân hàng khác do có tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tín dụng cao hơn, nguyên nhân bởi có sự khác nhau trong chính sách lãi suất cũng như tỷ trọng các hoạt động của từng ngân hàng. Vì vậy, chỉ tiêu này cũng nên

được xem xét một cách tương đối trong mối quan hệ với các chỉ tiêu và yếu tố quan trọng khác làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu trên, còn một số chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng như tốc độc tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ thu hồi nợ từ phát mãi tài sản, tỉ lệ nợ xử lí ngoại bảng,… Việc duy trì và cải thiện các chỉ tiêu tài chính là minh chứng rõ rệt cho chất lượng tín dụng ngày càng tốt của ngân hàng. Kết quả đó sẽ đồng thời mang lại sức cạnh tranh, vị thế uy tín cho cả DN và Ngân hàng. Đồng vốn Ngân hàng tài trợ cho DN giúp DN đạt hiệu quả cao hơn trong SXKD sẽ là sợi dây thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên để cùng nhau phát triển.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay đối với DN VVN của NHTM

1.3.3.1. Nhân tố chủ quan

a) Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn của NHTM gồm vốn của chủ sở hữu và vốn nợ, nhưng có nét đặc biệt so với DN thông thường, ở Ngân hàng vốn nợ là tài nguyên chính. Chất lượng và số lượng của nó ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tín dụng – hoạt động chủ yếu nhất của mỗi Ngân hàng. Ngân hàng không chỉ cố gắng huy động một lượng vốn ngày càng lớn để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô cho vay và đầu tư tới DNVVN, mà còn không ngừng đa dạng hoá nguồn để tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất, ổn định nhất.

Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn, đồng thời để bù đắp nhu cầu vốn ngắn hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thương mại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán nên nếu không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và nguồn cho vay thì sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Có thể nói quy mô và cơ cấu nguồn vốn là một trong trong các nhân tố quyết định đến quy mô, thời hạn tài trợ của Ngân hàng đối với khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng.

Chính sách tính dụng là yếu tố quyết định đến chủ trương đường lối trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và các DN VVN nói riêng. Chính sách tín dụng bao gồm những chính sách chung nhất về: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện; và được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, quy mô cơ cấu vốn của NH cũng như nhu cầu của khách hàng.. Đối với mỗi khách hàng và tại từng thời điểm kinh tế, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau nhưng vẫn phù hợp với các chính sách chung.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước, và cuối cùng là xây dựng hoạt động tín dụng có chất lượng cao.

c) Quy trình tín dụng và thông tin tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho giải ngân, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng, bao gồm các giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng.

Thu hồi và giải quyết nợ là giai đoạn quyết định đến chất lượng tín dụng. Việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.

Song song với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc thu thập đầy đủ thông tin về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực tài chính, năng lực quản lý, kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp...dẫn đến việc đánh giá sai khách hàng hoặc bị khách hàng lừa đảo lợi dụng. Khi quyết định cấp tín dụng, ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn, từ các nguồn sẵn có của các ngân hàng cho đến từ các khách hàng hay từ các cơ quan chức năng nhà nước.

d) Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ Ngân hàng

Trong thời đại của công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện đại, để có thể cạnh tranh, hoà nhập với khu vực và thế giới để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam buộc phải đổi mới công nghệ, máy móc. Công nghệ hiện đại sẽ giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng chính xác, thủ tục đơn giản hơn, nhân viên tín dụng làm việc thuận tiện hơn, thu thập thông tin đầy đủ và kịp thời, thu hút thêm khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền Ngân hàng.

e) Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm (Trang 27 - 80)