- Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Tre_Phòng giao dịch Mỏ Cày nằm ở vị trí trung tâm của huyện nên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công
GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG
Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị ngân hàng thương mại quan tâm. Bất cứ ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Bởi vì bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền.
- Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên của Phòng sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và giảm được nợ quá hạn.
- Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dỏi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dỏi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.
- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng, tích cực thông báo đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hối
được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mải tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.
- Từng bước thay đổi cơ cấu đầu tư cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng quy hoạch. Đặc biệt là với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phải đảm bảo quy trình kỹ thuật, đảm bảo môi trường sinh thái cũng như tính lâu dài của vuông tôm, khuyến cáo bà con nông dân nên canh tác xen kẻ 1 vụ lúa, 1 vụ tôm đối với mô hình quảng canh cải tiến, còn đối với mô hình bán thâm canh và thâm canh ngoài việc tuân thủ quy trình còn phải đảm bảo hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các cơ quan có chức năng như trung tâm khuyến ngư, phòng nông nghiệp, sở thủy sản, cùng với chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp khoa học cũng như quy trình kỹ thuật, khinh nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tranh thủ sự hổ trợ của các cấp uỷ, chính quyền nhất là đối với chính quyền xã, ấp, để công tác tín dụng Ngân Hàng được phổ biến kịp thời về những quy định thủ tục cho vay của ngân hàng dến từng hộ dân.
- Có chính sách tuyên truyền huy động đối với những hộ nuôi tôm đạt hiệu quả. Tư vấn cho hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt hiệu quả thấp chuyển sang nuôi bán thâm canh và thâm canh, nhằm hạn chế rủi ro và mở rộng tín dụng theo cơ cấu dư nợ ngày càng phù hợp hơn.
- Chỉ cho vay khách hàng có năng lực tài chính mạnh. Thời gian qua địa bàn huyện Mỏ Cày đang tồn tại thực tế khách hàng vay vốn có qui mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn, song khả năng vốn tự có rất thấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay Ngân Hàng quá lớn, đòi hỏi khách hàng vay phải chấp nhận mạo hiểm để tối đa hoá lợi nhuận nhằm trả được lãi vay Ngân Hàng và vừa đảm bảo được sản xuất kinh doanh có lời.
- Qua sự phân tích nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn của Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Bến Tre Phòng giao dịch Mỏ Cày trong thời gian qua do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả trong sản xuất kinh doanh không có khả năng trả
nợ cho Ngân Hàng. Chính vì thế đòi phải có giải pháp đánh giá khả năng sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng và từ đó có những biện pháp ngăn chặn trước nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Xem xét tính chất ngành nghề công việc của khách hàng đang sản xuất kinh doanh khảo sát đánh giá trình độ kỹ thuật, dây truyền công nghệ, giá cả chất lượng, thị phần của sản phẩm trên thị trường từ đó xác định triển vọng của khách hàng trong tương lai.
- Đánh giá, xem xét trình độ quản lý điều hành, sự linh hoạt của người điều hành nếu khánh hàng là doanh nghiệp, còn đối với hộ sản xuất đòi hỏi kinh nghiệm trong sản xuất.
-Biện pháp phân tán rủi ro
+Từ thực tiển hoạt động tín dụng thời gian qua cho thấy việc tập trung nguồn vốn để đầu tư cho khách hàng hoặc một thành phần kinh tế đều có thể dẫn đến rủi ro tín dụng vô cùng lớn mà hậu quả vô cùng lớn
Trong sản xuất nông nghiệp đầu tư theo chiều rộng bằng cách mở rộng cho vay ngán hạn đáp ứng chi phí sản xuất: giống, phân bón, tiền công,… đầu tư theo chiều sâu: đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo vườn thành vườn cây đặc sản
Trong lĩnh vực thuỷ sản đầu tư chiều rộng mua tôm giống, thức ăn, sửa chữa bờ ao vuông, đầu tư chiều sâu như đầu tư thuyền đánh cá xa bờ, cải tạo lại vuông tôm
+ Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp luôn chứa đựng những rủi ro: thiên tai, dịch bệnh cho nên việc mua bảo hiểm cây trồng vật nuôi giúp cho hộ nông dân phòng ngừa rủi ro trong sản xuất , từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng. Hoạt động bảo hiểm chưa phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, chính vì thế ngân hàng nên kết hợp với công ty bảo hiểm xuống tận cơ sở khuyến khích hộ nông dân mua bảo hiểm đối với cây trồng vật nuôi.
- Về phía ngân hàng
+ Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ: Thẩm định, đánh giá, lựa chọn khách hàng để cho vay một cách chính xác, khi cho vay cần đưa ra mức tín dụng phù hợp với nhu cầu vay vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quá
trình cho vay đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên giám sát tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp đối với khoản vay có dấu hiệu không tốt nhằm ngăn chặn và hạn chế rủi ro tín dụng.
+ Cho vay phần lớn là hộ sản xuất, đặc biệt khách hàng vay vốn có bản chất thật thà, cần cù nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, đòi hỏi ngân hàng phải tận tình hướng dẫn tỷ mỹ thủ tục hồ sơ vay vốn, thái độ phục vụ vui vẽ, hoà nhã trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình để tạo cho khách hàng có cảm giác thân thiện theo đúng nghĩa ngân hàng là người bạn đồng hành của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ luôn có ý thức và nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng khi đến hạn.
+ Củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương: Ngân hàng và chính quyền địa phương đều có mục đích là tạo điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, nâng cao cải tạo đời sống của người dân. Thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua cho thấy vai trò của các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc hổ trợ cho người dân vay vốn, đồng thời dựa vào uy tín của các cấp chính quyền để tác động thu hồi nợ vay là rất hữu hiệu. Vì thế đòi phải tạo lập mối quan hệ thân thiết với các cấp chính quyền, địa phương.
+ Cán bộ tín dụng cần học hỏi và hiểu biết ngành nghề kinh doanh của khách hàng: Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần hiểu biết ngành nghề kinh doanh của khách hàng để từ đó đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó quyết định cho vay một cách phù hợp, đồng thời trong quá trình giám sát tín dụng cán bộ tín dụng có thể phát hiện được hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Bên cạnh đó có thể tham gia tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của góp phần vào việc giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả để ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.
+ Mở rộng một số hình thức tín dụng mới: Để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển của khách hàng trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đạt được những mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng vì thế ngân hàng cần tìm thêm thị trường mới bằng việc mở rộng thêm một số hình thức tín dụng. Tín dụng thuê mua: Ngân hàng có thể áp dụng hình thức tín dụng thuê mua đối với khách hàng trong kĩnh vực máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm
phục vụ cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn theo hình thức cho vay thông thường. Nếu áp dụng được hình thức tín dụng này thì sẽ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp nông thôn, ngân hàng phải có biệ pháp tác động khách hàng là phải tiết kiệm gửi vào ngân hàng để khi hết hợp đồng thì họ có thể mua lại máy móc đó, áp dụng tín dụng thuê mua trong lĩnh vực này thì có mức độ rủi ro tín dụng thấp.
+ Rủi ro là vấn đề thường gặp ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Những lĩnh vực nào mà lợi nhuận đạt được càng cao thì mức độ xảy ra rủi ro càng lớn. Hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đối tượng là tiền tệ nên rủi ro có tính đa dạng và sự lan truyền rộng khắp. Vì vậy mỗi ngân hàng thương mại cần phải có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hữu hiệu để giảm tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, hạn chế rủi ro cũng có nghĩa là làm giảm cơ hội sinh lãi. Vì vậy ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro nhưng phải kiểm soát được
Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro một cách tích cực như quản lý rủi ro bằng cách giảm thiểu các hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro hay đa dạng hoá rủi ro (hoạt động kinh doanh lãi, lỗ sẽ bù trừ nhau)
Ngân hàng có thể quản lý rủi ro một cách thụ động như tăng khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro.
+ Các giải pháp vĩ mô
Nhà nước nên có chính sách ưu đãi bà con nông dân, những hộ nông dân luôn phải đối mặt với thực trạng “trúng mùa, rớt giá”. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách trợ giá để tìm đầu ra cho bà con nông dân.
Nhà nước nên có những quy định chặt chẽ hơn với cán bộ kiểm định con giống ở tất cả các trại giống liên doanh hoặc tư nhân khi bán cho bà con nông dân khi thả nuôi. Vì nếu con giống không đạt được chất lượng sẽ tốn chi phí rất lớn cho con giống, thức ăn, ngày công lao động từ đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng.
Hiện nay nhu cầu con tôm phát triển mạnh giúp bà con nông dân mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu như bà con nông dân quá lạm dụng đất và khai thác quá triệt để, cần phải cho đất tái tạo lại chất hữu cơ
nguyên sinh của đất. Nhà nước cần thúc đẩy công tác khuyến ngư, cho cán bộ đến tận địa bàn để tập huấn cho bà con nông dân trong kỹ thuật nuôi nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất và lợi nhuận đêm lại cao nhất.
+ Về xử lý nợ quá hạn:
Từng cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và lãnh đạo phải nắm vững cụ thể thực trạng nợ quá hạn trong phạm vi mình quản lý để từ đó đưa ra những biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Những món nợ có khả năng thu hồi ngay, cán bộ tín dụng trực tiếp xuống gặp khách hàng để đôn đốc trả nợ. Những món nợ đang gặp khó khăn nên cần có thời gian mới trả được thì tiến hành cho khách hàng lập cam kết thời gian thanh toán dứt điểm. Trường hợp người vay khó khăn quá thì thu gốc trước, thu lãi hoặc giảm miễn lãi theo chế độ quy định, các khoản nợ có khả năng trả nhưnh kì kèo, tránh né không trả nợ thì nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Trường hợp đã động viên và áp dụng các biện pháp hành chánh nhưng chưa thu hồi được thì lập hồ sơ khởi kiện lên toà án theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ban đầu mà khách hàng và ngân hàng đã ký kết.
+Đối với công tác thu hồi nợ
Thu hồi nợ là vấn đề cần thiết của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ.
- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tuỳ tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện