Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 35 - 38)

- Hoàn thiện thủ tục và kí hợp đồng tín dụng: ngân hàng sẽ bổ sung những tài liệu được yêu cầu từ văn bàn phê duyệt khoản vay, lập sáp nhập vào bộ hồ sơ đã

3.4.2.Doanh số thu nợ

Bảng 4:SỐ LIỆU VỀ DOANH SỐ THU NỢ TỪ NĂM 2004-2006 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 77,8 90,92 102,3 13,12 16,86 11,38 12,52 + Ngắn hạn 67,44 78,16 91,86 10,72 15,9 13,7 17,53 + Trung hạn 10,36 12,76 10,44 2,4 23,2 -2,32 -0,18 Nguồn: Bộ phận kế toán

Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của Phòng từ năm 2004-2006

Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến

hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết tránh những rủi ro. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động được duy trì và phát triển. Trong giai đoạn này nếu thu nợ bị đứt đoạn thì công việc cho vay khó có thể được tiếp tục trong những năm tiếp theo.

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên, thu nợ năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 13,12 t ỷ đồng với tốc độ tăng là 16,86%, thu nợ năm 2006 tăng 12,52% so với năm 2005 tương ứng với số tiền là 11,38 tỷ đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý‎ thức trả nợ của người dân là tương đối cao. Đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

3.4.3.Tình hình dư nợ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Những năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 5:SỐ LIỆU VỀ TÌNH DƯ NỢ TỪ NĂM 2004-2006 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 56,24 86,1 127,53 29,86 53,1 41,43 48,1 Dư nợ ngắn hạn 44,43 71,63 110,3 27,2 61,2 38,67 54

Dư nợ trung, dài hạn 11,81 14,47 17,23 2,66 22,5 2,67 19,07 Nguồn: Bộ phận kế toán

Biểu đồ 5: Số liệu về tình hình dư nợ của Phòng từ năm 2004-2006 Dư nợ ngắn hạn:

Năm 2004 đạt mức dư nợ là 44,43 tỷ đồng; năm 2005 đạt mức dư nợ là 71,63 tỷ đồng tăng 27,2 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng 61,2%. Bước sang năm 2006 đạt mức dư nợ 110,3 tỷ đồng tăng 38,67 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 54%. Nguyên nhân là do trong 3 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Dư nợ trung hạn:

Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2004 là 11,81 tỷ đồng; năm 2005 mức dư nợ là 14,47 tỷ đồng tăng 2,66 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là 22,5%; dư nợ vào cuối năm 2006 là 17,23 tỷ đồng tăng 2,67 tỷ đồng so với đầu năm hay tăng 19,07%. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong 3 năm dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng cao trong khi doanh số thu nợ cũng tăng so với doanh số cho vay. Dư nợ trung dài hạn tại Phòng trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và tiêu dùng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của PGD Mỏ Cày vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lảnh đạo Phòng và phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 35 - 38)