PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 28 - 31)

- Hoàn thiện thủ tục và kí hợp đồng tín dụng: ngân hàng sẽ bổ sung những tài liệu được yêu cầu từ văn bàn phê duyệt khoản vay, lập sáp nhập vào bộ hồ sơ đã

3.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Bảng 1:TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 50,6 64,85 11,15 13,75 27,2 -53,2 -82,67 + Tiền gửi không kỳ hạn 43,6 56,7 0,55 13,1 30,04 -56,15 -99

+ Tiền gửi tiết kiệm 6,2 6,4 8,2 0,2 3,2 1,8 28,1

+ Phát hành giấy tờ có giá 0,8 1,75 2,4 0,95 118,8 0,65 37,1

2. Vốn điều chuyển 31,7 21,5 80,8 -10,2 -32,2 59,3 275,8

Tổng cộng 82,3 86,35 91,95 4,05 4,92 5,6 6,49

Nguồn: Bộ phận kế toán

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Phòng từ năm 2004-2006 Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của Phòng qua 3 năm tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2004 tổng nguồn vốn là 50,6 tỷ đồng, qua năm 2005 vốn huy động là 64,85 tỷ đồng tăng 13,75 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 27,2%; đến năm 2006 vốn huy động là 11,15 tỷ đồng giảm 53,2 tỷ đồng so với năm 2005 tốc độ giảm 82,67%. Để làm rõ hơn ta sẽ phân tích từng yếu tố cấu thành nguồn vốn huy động:

-Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2005 tăng 13,1 tỷ đồng ( tăng 30,04%) so năm 2004, năm 2006 giảm 56,15 tỷ đồng ( giảm 99%).

-Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: tăng qua 3 năm, năm 2005 tăng 0,95 tỷ đồng (tăng 3,2%) so năm 2004, năm 2006 tăng 1,8 tỷ đồng (tăng 28,1%) so năm 2005.Tiền gửi tiết kiệm tuy chỉ chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng vốn huy động nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Phòng. Loại tiền gửi này tăng qua 3 năm là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách lãi suất hợp lý‎, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ nhân viên Ngân hàng có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến Ngân hàng để gửi tiền. Trong thời gian qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Phòng có sự tăng trưởng ổn định cho thấy Phòng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dư của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất giữ tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ nông thôn, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới.

Vốn huy động tại Phòng trong thời gian qua tăng trưởng không ổn định, năm 2006 vốn huy động giảm một cách đột ngột (giảm 53,2 tỷ đồng tức giảm 82,67%) so năm 2005 điều này là do Kho Bạc Nhà Nước không còn gửi tiền tại Phòng nữa. Nhưng nhìn chung thì tình hình huy động vốn của Phòng khá tốt. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn.

Trong 3 năm qua nguồn vốn điều hoà đều tăng và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2004 là 31,7 tỷ đồng, năm 2005 là 21,5 tỷ đồng giảm 10,2 tỷ đồng tức 32,2%năm 2006 tăng 59,3 tỷ đồng hay tăng 275,8%. Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của Phòng.

Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn rất lớn từ NHCT Tỉnh nhưng Phòng cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chổ, đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào cho phép chi nhánh chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư.

Nhưng nhìn chung tình hình tăng trưởng này có chiều hướng tốt ở tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá, do phòng đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, thái độ phục vụ tận tình chu đáo.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 28 - 31)