PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO NGÀNH NGHỀ 1 Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 40 - 46)

- Hoàn thiện thủ tục và kí hợp đồng tín dụng: ngân hàng sẽ bổ sung những tài liệu được yêu cầu từ văn bàn phê duyệt khoản vay, lập sáp nhập vào bộ hồ sơ đã

3.5. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO NGÀNH NGHỀ 1 Doanh số cho vay

3.5.1. Doanh số cho vay

Bảng 7:DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm2004 2005Năm 2006Năm

2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Cho vay 77,17 94,08 122,67 16,91 21,9 28,59 30,4 Trồng trọt, chăn nuôi 60,34 69,42 89,17 9,08 15,05 19,75 28,45 Nuôi trồng thuỷ sản 3,82 4,84 6,77 1,02 26,7 1,93 39.9

Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 7,47 10,9 12,44 3,43 45,9 1,54 14,1

Cho vay khác 5,54 8,92 14,29 3,38 61 5,37 60,2

Nguồn: Bộ phận kế toán

Mấy năm qua, theo đà phát triển kinh tế của huyện về chuyển dịch cơ cấu đầu tư sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và phát triển kinh tế huyện thì Ngân hàng đã tăng doanh số cho vay và dần thay đổi tỷ trọng giữa các ngành trong cho vay ngắn hạn. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 94,08 tỷ đồng, tăng 16,91 tỷ đồng và tăng 21,91% so với năm 2004, trong đó cho vay ngành trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các ngành chiếm 78,2% trên tổng dư nợ ngắn hạn, cho vay các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay đời sống chiếm 9,68%, Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 28,59 tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm 2005, trong đó cho vay ngành nông nghiệp vẫn chiếm 72,7%, còn các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ 10,14%

Doanh số cho vay của ngành trồng trọt và chăn nuôi liên tục tăng qua 3 năm là do chính sách của các cấp chính quyền lãnh đạo đã tạo điều kiện khuyến khích người dân trồng cây giống có hiệu quả kinh tế cao như: bưởi năm roi, cam,…và được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Phòng Nông Nghiệp nên người dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và điều đó làm cho doanh thu hằng năm của bà con đạt được rất cao, cải thiện được đời sống của người dân, từ đó người dân tích cực trồng trọt và đòi hỏi phải có vốn do đó bà con tìm đến Ngân hàng để vay vốn vì vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng càng tăng lên.

Doanh số cho vay ngành nuôi trồng thuỷ sản qua các năm tăng lên để đáp ứng nhu cầu thức ăn, thuốc trị bệnh cho tôm của nhiều hộ dân. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản cần vay vốn ngân hàng để phát triển. Cụ thể năm 2004 là 3,82 tỷ đồng, năm 2005 là 4,84 tăng 1,02 tỷ đồng ( tăng 26,7%) so năm 2004, năm 2006 tăng 1,93 tỷ đồng (tăng 39.9%).

Bên cạnh cho vay các đối tượng chính của Ngân hàng là nông nghiệp, Ngân hàng còn cho vay các đối tượng tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và đời sống vì nó là nền tảng là cơ sở cho quá trình đô thị hoá của huyện. Qua ba năm từ năm 2004 đến năm 2006 doanh số cho vay đối tượng này đều tăng năm 2005 tăng 3,43 tỷ đồng (tức tăng 45,9%) so với năm 2004, năm 2006 tăng 1,54 tỷ đồng (tức tăng 14,1 %) so với năm 2005. Do huyện Mỏ Cày là một huyện lớn nhất Tỉnh và

Nhà Nước đã có quyết định phát triển huyện lên thành thị xã cho nên việc Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng cao.

Sự thay đổi cơ cấu cho vay của Ngân hàng đối với các ngành là rất phù hợp, trong những năm tới Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp và cả các lĩnh vực khác, đồng thời sẽ nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ trong cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

Bảng 8:DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN THEO NGÀNH TỪ NĂM 2004-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm2004 2005Năm 2006Năm

2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Cho vay 26,77 28,1 21,06 1,33 4,96 -7,04 -25,1 Trồng trọt, chăn nuôi 5,198 5,451 3,303 0,253 4,87 -2,148 -39,4 Nuôi trồng thuỷ sản 7,695 9,202 11,867 1,507 19,6 2,665 29

Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 1,92 3,15 2,149 1,23 64 -1,001 -31,8 Cho vay khác 11,957 8,5 3,741 -3,457 -28,9 -4,759 -56

Nguồn: Bộ phận kế toán

Nhìn chung doanh số cho vay trung hạn đều giảm qua các năm, riêng chỉ có ngành nuôi trồng thuỷ sản là tăng. Để có được những ao nuôi tôm, người dân phải bỏ vốn ra để nạo vét ao, gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản trước khi nuôi. Chi phí này được khấu trừ qua nhiều đợt nuôi. Để đáp ứng như cầu này ngân hàng đã cho vay trung hạn. Tình hình doanh số cho vay trung hạn thực tế như sau: năm 2004 là 7,695 tỷ đồng, năm 2005 là 9,202 tỷ đồng tăng 1,507 tỷ đồng tức tăng 19,6% so năm 2004, năm 2006 là 11,867 tỷ đồng tăng 2,665 tỷ đồng tức tăng 29% so năm 2005.

3.5.2. Doanh số thu nợ

Bảng 9:DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Thu nợ 67,44 78,16 91,86 10,72 15,90 13,70 17,53 Trồng trọt, chăn nuôi 45,18 55,50 70,50 10,32 22,84 15,00 27,03 Nuôi trồng thuỷ sản 9,23 10,20 10,40 0,97 10,51 0,20 1,96 Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 7,12 7,75 8,01 0,63 8,85 0,26 3,35

Cho vay khác 5,91 4,71 2,95 -1,20 -20,30 -1,76 -37,37 Nguồn: Bộ phận kế toán

Biểu đồ 9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành của Phòng từ năm 2004-2006 Doanh số thu nợ của ngành chăn nuôi và trồng trọt liên tục tăng. Cụ thể năm 2005 doanh số này là 55,5 tỷ đồng, tăng 10,32 tỷ đồng so với năm 2004 ứng với tốc độ tăng là 22,84%. Năm 2006 doanh số này là 70,5 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng với tốc độ tăng là 27,03% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do người dân đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất thu hoạch hàng năm của cây trồng và do bán được giá nên người dân đã trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi thì bà con nông dân cũng đã chú trọng tiêm phòng dịch bệnh kịp thời để không bị lây lan cùng với sự ổn định của giá cả thị trường nên người dân thu hồi vốn nhanh và trả nợ Ngân hàng kịp thời và đúng lúc.

Còn các ngành khác thì doanh số thu nợ cũng tăng nhưng ở tỷ lệ thấp hơn: nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 so 2004 tăng 0.97 tỷ đồng hay tăng 10.51%, năm 2006 tăng 0.2 tỷ đồng tức tăng 1.96% so năm 2005; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 0.63 tỷ đồng hay 8.85% so 2004, năm 2006 tăng 0.26 tỷ đồng tức tăng 3.35% so với năm 2005.

Bảng 10:DOANH SỐ THU NỢ TRUNG HẠN THEO NGÀNH CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Thu nợ 10,36 12,76 10,44 2,40 23,17 -2,32 -18,18 Trồng trọt, chăn nuôi 3,98 4,72 4,07 0,74 18,59 -0,65 -13,77 Nuôi trồng thuỷ sản 3,65 4,25 4,65 0,60 16,44 0,40 9,41 Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 2,28 2,87 1,15 0,59 25,88 -1,72 -59,93 Cho vay khác 0,45 0,92 0,57 0,47 104,44 -0,35 -38,04

Biểu đồ 10: Doanh số thu nợ trung hạn theo ngành của Phòng từ năm 2004-2006 Từ bảng 10 ta thấy:

-Trồng trọt, chăn nuôi: tăng từ 3,98 tỷ đồng lên 4,72 tỷ đồng trong năm 2005, giảm 0,65 tỷ đồng tức 13,77% năm 2006 so 2005.

-Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: tăng từ 2,28 tỷ đồng lên 2,87 tỷ đồng trong năm 2005, giảm 1,72 tỷ đồng tức giảm 59,93% năm 2006 so 2005.

-Nuôi trồng thuỷ sản : tăng từ 3,65 tỷ đồng lên 4,25 tỷ đồng trong năm 2005, tăng 0,40 tỷ đồng tức tăng 9,41% năm 2006 so 2005.

Do cho vay trung hạn nên việc thu hồi vốn chậm, tạo cho vòng quay vốn tín dụng thấp cho nên ngân hàng đã hạn chế bớt cho vay theo loại hình này nhằm để hạn chế rủi ro tín dụng (trong thời gian dài thì nền kinh tế sẽ có những chuyển biến phức tạp như giá cả giảm, dịch bệnh lây lan: lở mồm lông móng, cúm gia cầm,…,sẽ làm giảm sút khả năng trả nợ cho ngân hàng).

Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.

Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên phân tích, đánh giá, kiểm tra từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w