PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG 1 Tổn thất cho vay/ cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 53 - 57)

- Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Tre_Phòng giao dịch Mỏ Cày nằm ở vị trí trung tâm của huyện nên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công

3.7. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG 1 Tổn thất cho vay/ cho vay

3.7.1. Tổn thất cho vay/ cho vay

Bảng 14:SỐ LIỆU VỀ TỔN THẤT CHO VAY/ CHO VAY CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 20062005/2004 2006/2005

Tổn thất cho vay 0,24 0,346 0,37 0,106 0,024

Cho vay 103,94 122,18 143,73 16,84 22,95

Tổn thất cho vay/ Cho

vay 0,23 0,28 0,26 0,05 -0,03

Nguồn: Bộ phận kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tổn thất cho vay trên cho vay tăng giảm không điều cụ thể năm 2005 tăng 0,05% so với năm 2004, năm 2006 giảm 0,03% so với năm 2005. Việc tăng giảm không đều này là do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng của tổn thất cho vay. Ta thấy doanh số cho vay tăng với tốc độ nhanh nhưng vẫn giữ được tổn thất cho vay tăng ở tốc độ chậm, điều này cho thấy đây là sự nổ lực hết mình của tập thể cán bộ Phòng trong công tác đôn đốc thu hồi nợ vay.

Bảng 15:SỐ LIỆU VỀ TỔN THẤT CHO VAY/ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 20062005/2004 2006/2005 Cho vay 77,17 94,08 122,67 16,91 28,59 Trồng trọt, chăn nuôi(1) 60,34 69,42 89,17 9,08 19,75 Nuôi trồng thuỷ sản 3,82 4,84 6,77 1,02 1,93

Công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp(2) 7,47 10,9 12,44 3,43 1,54

Cho vay khác 5,54 8,92 14,29 3,38 5,37

Tổn thất cho vay 0,17 0,25 0,29 0,08 0,04

Trồng trọt, chăn nuôi(1) 0,1 0,16 0,18 0,06 0,02

Công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp(2) 0,07 0,09 0,11 0,02 0,02

Tổn thất cho vay(1)/ Cho vay(1) 0,17 0,23 0,20 0,06 -0,03 Tổn thất cho vay(2)/ Cho vay(2) 0,94 0,83 0,80 -0,11 -0,03

Nguồn: Bộ phận kế toán

Tổng dư nợ của ngành trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các ngành năm 2004 chiếm 78,2% trên tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2005 chiếm 73,8% trên tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 72,7% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân là do Mỏ Cày là huyện kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên ngân hàng tập trung phần lớn vào

lĩnh vực này, cho nên tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực này cũng tăng lên theo dư nợ tăng 0,03 t ỷ đồng so năm 2004, tăng 0,04 tỷ đồng so 2005.

Năm 2004 tổn thất cho vay ngắn hạn là 0,17 tỷ đồng, sang năm 2005 thì tăng lên 0,25 tỷ đồng, tăng 0,08 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng là 47,05%, Nhưng đến năm 2006 tổn thất cho vay ngắn hạn này tăng lên đạt 0,29 tỷ đồng, tăng 0,04 tỷ đồng hay tăng 16% so với năm 2005. Tình hình tổn thất cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng chủ yếu phát sinh từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, còn lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản nợ quá hạn không đáng kể.

Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến tận các xã vùng sâu vùng xa, việc kiểm soát khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không còn bị hạn chế nên một số khách hàng đã sử dụng vốn không đúng mục đích đã thỏa thuận, dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó một số hộ chưa có phương pháp tốt trong sản xuất nên việc sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến Ngân hàng không thu được nợ. Mặc dù tổn thất cho vay có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tổn thất cho vay trên cho vay dưới mức cho phép là 1,0%, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng từ mô hình này là tốt.

Tổn thất cho vay của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 0,07 tỷ đồng năm 2004 và năm 2005 là 0,09 tỷ đồng và năm 2006 l à 0,11 tỷ đồng và tỷ lệ này lại giảm qua các năm cụ thể năm 2005 so năm 2004 giảm 0,11%, năm 2006 so 2005 là 0,03%. Qua số liệu ta thấy ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ có tổn thất cho vay tăng qua ba năm, trong khi doanh số cho vay và dư nợ của đối tượng này tăng dần qua ba năm. Điều này nói lên hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào ngành này, do đó Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư vào ngành nghề này góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 16: SỐ LIỆU VỀ TỔN THẤT CHO VAY/ CHO VAY TRUNG HẠN CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005

Cho vay 26,77 28,10 21,06 1,33 -7,04

Trồng trọt, chăn nuôi(1) 5,198 5,451 3,303 0,253 2,148

Nuôi trồng thuỷ sản(3) 7,695 9,202 11,867 1,507 2,665

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1,92 3,15 2,149 1,23 -1,001

Cho vay khác (2) 11,957 8,5 3,741 -3,457 -4,759

Tổn thất cho vay 0,07 0,096 0,08 0,026 -0,016

Trồng trọt, chăn nuôi(1) 0,04 0,05 0,022 0,01 -0,028

Cho vay khác (2) 0,03 0,046 0,020 0,016 -0,026

Nuôi trồng thuỷ sản(3) - - 0,038 - 0,042

Tổn thất cho vay(1)/ Cho vay(1) 0,770 0,917 0,666 0,148 -0,251 Tổn thất cho vay(2)/ Cho vay(2) 0,251 0,541 0,535 0,290 -0,007

Tổn thất cho vay(3)/ Cho vay(3) - - 0,32 - 0,32

Dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay năm 2004 chiếm 34,7%, năm 2005 chiếm 29,9%, năm 2006 chiếm 17,17%. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn chiếm tỷ trong thấp trong tổng nợ quá hạn, trồng trọt chăn nuôi chiếm 24,11% trong năm 2004, chiếm 11,67% trong năm 2006. Và nợ quá hạn

lại giảm qua các năm đều này cho thấy cán bộ Phòng đã cố gắng hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.

Tỷ lệ tổn thất cho vay trên cho vay đối với ngành chăn nuôi và trồng trọt có xu hướng giảm: năm 2005 tăng 0,148% so n ăm 2004 nhưng sang n ăm 2006 b ằng sự nổ lực của cán bộ Phòng đả làm giảm tỷ lệ này đến 0,251% so với 2005.

Từ bảng 14 ta thấy: Tình hình tổn thất cho vay trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 và 2005 là không có, do cán bộ tín dụng đã thẩm định kỷ trước khi cho vay, làm tốt công tác đôn đốc nhắc nhở người dân trả tiền vay ngân hàng và đầu tư tiếp vào năm sau.

Tổn thất cho vay là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải có, nó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong 2 năm 2004, 2005 nợ quá hạn trong nuôi trồng thuỷ sản không phát sinh đây là kết quả tốt, đây là sự nổ lực hết mình của toàn bộ cán bộ Phòng. Năm 2006 đã xuất hiên nợ quá hạn 0,038 tỷ đồng và tỷ lệ tổn thất cho vay trên cho vay là 0,32%, nguyên nhân chính là do người dân không tuân thủ qui trình kỷ thuật, thả con giống không đúng thời vụ, con giống không đảm bảo chất lượng, thời tiết thay đổi (do ảnh hưởng của cơn bảo đúng vào dịp tôm trong thời kỳ nhạy cảm) nên tôm lây bệnh đốm trắng chết hàng loạt nên người dân phải thu non và mất vốn nên khách hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán tiền vay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương bến tre,chi nhánh mõ cày (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w