Hành động cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mường

Một phần của tài liệu hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường (Trang 52 - 64)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.3.2.Hành động cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mường

2.3.2.1. Lời cảm ơn sử dụng động từ ngữ vi

a) Lời cảm ơn diễn tả một cách tƣờng minh hành động cảm ơn

Lời cảm ơn trong tiếng Mƣờng có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong tiếng Việt, ai đó làm giúp ta một điều gì đó thì ta thƣờng nói Cảm ơn! Trong tiếng Mƣờng cũng vậy, khi cảm ơn ngƣời ta thƣờng nói Ản rùa.

Khi một ngƣời mang ơn ngƣời khác, họ thƣờng bày tỏ sự biết ơn của mình họ thƣờng nói:

(53) Ản rùa bác rá!

(Cảm ơn bác nhé)

Ngƣời Mƣờng vốn kính trọng ngƣời già, khi thấy ngƣời già mang vác nặng thì họ thƣờng giúp đỡ:

(54) - Đớ xôn quạc củ cho bả háy!

- Ản rùa xôn rá háy, đi hoọc cho giói háy!

(- Để cháu vác củi cho bác nhé!

- Cảm ơn cháu nhé, chúc cháu học gỏi nhé!)

Và khi về đến nhà, để bày tỏ lòng biết ơn, họ còn mời ngƣời giúp đỡ mình vào nhà:

Xôn bao nhà oỏng rác hơ vềl! (Cháu vào nhà uống nƣớc mới về)

Thông thƣờng khi ngƣời ta cảm ơn xong, họ thƣờng kèm theo một lời chúc tốt đẹp đến những ngƣời đã giúp đỡ mình. Nhƣ vậy, chúng ta có thể kết luận mô thức chung của cách thức cảm ơn này là:

LỜI CẢM ƠN + LỜI CHÚC TỤNG + TÌNH THÁI TỪ (thƣờng là từ nhé). Đôi khi cách thức cảm ơn này còn có từ cảm thán ở đầu câu nhƣ ôi, úi...

b) Lời cảm ơn mang tính khuôn sáo

Trong ngôn ngữ Mƣờng, lời cảm ơn trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định mang tính khuôn sáo. Tức là ngƣời cảm ơn phải nói theo một công thức nhất định, hoặc nếu có khác thì cũng chỉ một số câu từ không đáng kể còn nội dung về cơ bản là giống nhau. Cách thức cảm ơn này thể hiện rõ nhất trong lời

Dả ơn có nơi gọi là chào cơm (lời cảm ơn chủ nhà trƣớc khi ăn cơm). Đó là nét

đẹp trong văn hóa ứng xử của ngƣời Mƣờng cũng giống nhƣ dân tộc Kinh với quan niệm Lời chào cao hơn mâm cỗ. Tức là khi có khách đến, nếu là khách quy thì gia chủ sẽ làm cơm mời khách. Khi đấy họ sẽ nói nhƣ sau:

(55) Ó mắt rằng rênh nò nựa bác ời, ngày nay ủn đểnh đi dộng nhà bác bả măn các xôn. Bác bả măn các xôn cò thương rọn rênh phâm cơm leènh chẻn rạo hơm rênh rế ủn xin ăn rùa oỏng rùa rá ạ.

(Không biết nói gì hơn hết, hôm nay em đến chơi nhà anh chị và các cháu. Anh chị và các cháu còn làm cơm tiếp đón, em xin cảm ơn ạ).

Khi tết đến, từ mùng 2 tết trở đi, ngƣời Mƣờng trong các làng xóm hoặc họ hàng thƣờng đi chúc tết lẫn nhau. Đối với họ, khi khách đến nhà, để bày tỏ sự hiếu khách nên họ thƣờng dọn cỗ với rƣợu, xôi, thịt để đãi khách. Trƣớc khi ăn uống, họ thƣờng chào nhau( hay còn gọi là Dả ơn) nhƣ sau:

‎(56) a - Ó mắt rằng nò nựa đằn xôn ời, đầu xuân năm mới các xôn đểnh nhà bổ mệ măn bác bả đi dộng gia đình cỏ miểng rác nì các xôn đều dắc lên cho bui rá. Xa năm mởi chúc cho các xôn ô ông ngay còn đi hoọc đeè hoọc

b - Ý nhơ đều rằng rá bổ ời, cảy ngày ngỉ, xôn con đểnh nhà các bổ các mệ măn bác bả đi dô ộng. Bổ mệ măn bác bả còn xương rọn rênh phâm cơm chẻn rác rênh nì đằn xôn xin ăn rùa ỏng rùa rá ạ. Xa năm mởi, chúc cho

gia đình các bổ các mệ, các bác, các bả là ăn phát đạt hơn năm cu, ông ngay ý

khắc khóe, cặp nhiều cải măl mẳn hơn ạ!

(- Không biết nói gì hơn hết, các cháu ạ, đầu xuân năm mới các cháu đến nhà ông bà với hai bác chơi, gia đình cũng có chén rƣợu đầu xuân, mời các cháu cùng nâng chén cho vui. Sang năm mới, chúc cho các cháu ai còn đi học thì học giỏi, ai đi làm thì làm ăn phát đạt hơn năm cũ, ai cũng dồi dào sức khỏe.

- Cũng nhƣ lời ông nói, nhân ngày nghỉ, chúng cháu đến chơi nhà ông bà với hai bác. Ông bà và hai bác còn dọn mâm cơm chén rƣợu này chúng cháu xin cảm ơn. Sang năm mới, chúc cho gia đình các ông các bà, các bác làm ăn phát đạt hơn năm cũ, ai cũng khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn hơn ạ.).

Nhƣ chúng ta đã biết, ngƣời Mƣờng sống tập trung thành các khu thành làng, xóm sống tƣơng đối hòa thuận, hữu hào với nhau. Khi đi làm việc đồng áng, nếu không kịp làm xong, họ thƣờng nhờ hàng xóm láng giềng đi làm cùng (gọi là đi maạnh). Khi xong việc thì chủ nhà cũng mời họ ở lại ăn cơm để bày tỏ sự biết ơn của mình. Khi đó, lời Dả ơn của chủ nhà bày tỏ sự cảm ơn những ngƣời hành xóm đã giúp đỡ mình:

(57)a - Ản rùa các bác các bả, bổ con ủn eenh ngày nay nì đá đi giúp gia đình rênh buối rá, là ản nhều công nhều wiệc rá. Chì nì gia đình ó cỏ cảy chi gọi là phâm cơm đĩa phỏi mee rá, eè còn cỏ chẻn rạo nựa, các bổ các mệ, các bác các bả oỏng mộch vài chẻn rạo eè ăn cơm ớ dôộng bừng gia đình mee rá các bổ các mệ các bác các bả ời!

b - Ản rùa gia đình rá, bổ con ủn eenh ý ản gia đình báo đi giúp ró mee ó cỏ là ản cảy chi, chì nì y hết buối rời, gia đình leẹ còn xương bổ con ủn eenh đằn tôi rọn rêênh phâm cơm đầy chẻn rạo hơm cho bổ con ủn eenh đằn tôi ản ăn rùa oỏng rùa, ản rùa gia đình rá ạ! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tục lệ cƣới xin của cộng đồng ngƣời Mƣờng, tính khuôn sáo của lời cảm ơn đƣợc thể hiện rõ nhất. Ngƣời ta quan niệm là con dâu đến nhà chồng có trách nhiệm xây dựng gia đình và phụng dƣỡng bố mẹ. Vì vậy, họ mang ơn gia đình nhà gái đã sinh thành và nuôi dạy con dâu nhà họ khôn lớn nên ngƣời. Trƣớc khi cả họ nhà trai và nhà gái ăn cơm để rƣớc dâu về nhà trai, đại diện cho nhà trai (gọi là Bổ ô a) sẽ đứng lên nói lời Dả ơn họ nhà gái:

(58) a - Cá loòng dả ơn đêm xôốch ngày leènh, hôm nay ngày nì đàn tôi ản rùa nhà môộng đưa con xuổng muổng con vềl ruôi chiểm bổ cổ mệ cổ, bổ khà mệ khà tlong ố tlong nhà đàn tôi , chì nì đi đá đêểnh đụn vềl đá đêểnh nhà ró me đàn tôi ó cỏ cảy chi, cỏ đôi chai rạo đạch xa là cột ớ dôộng cho nỏ đểl con đôông rồng xì con đửa con cải. Khâu lại gọi là còn cỏ phâm cơm đỉa phỏi đạch xa là hàng là dặng. Chì nì cơm chưa đô phâm, mụ tôi xin mời nhà môộng ớ dôộng cho nỏ đểl con bôông rôồng xì con đửa con cải ạ!

b - Cá loòng dả ơn năm bui ngày xôốch, xôốch năm xôốch khảng,

khảng xôốch ngày leènh. Bổ con ủn eenh mụ tôi đưa con xuổng muổng con vềl ăn rùa cơm mặc rùa tẩm ảo bừng bổ cổ mệ cổ, bổ mệ tlong nhà. Chân đi đả đêểnh đùn vềl đả đêểnh nhà. Tlước nựa các ngài còn cỏ ẩm rác cheè bee rác nổ, cỏ đôi chai rạo đệch xa là cột ớ dôộng cho bổ con mệ con ủn eenh đằn tôi. Các ngài chưa măng căm loòng bằng đạ, khâu lại các ngài còn rọn rêênh phâm cơm khả tlong doòng cơm khả vài cho bổ con ủn eenh đằn tôi ăn rùa oỏng rùa. Lẹ xa đằn tôi phái hay chào hay cha lả phái, ró me đằn tôi ó hay chào hay cha, chì nì cơm chưa đô phâm, bổ con mệ con, ủn eenh đằn tôi xin ngồi ăn tlước nhà chủ đả môộng ngài rá ạ!

(a – Cả lòng cảm ơn đêm tốt ngày lành hôm nay ngày này chúng tôi cảm ơn nhà ngoại đƣa con xuống, mang con về nuôi dƣỡng cụ ông cụ bà, ông bà trong gia đình họ hàng nhà chúng tôi. Bây giờ đi cũng đến nơi, về cũng đến chốn nhƣng chúng tôi cũng không có gì, có chai rƣợu đặt ra để các ngài nói

mời nhà ngoại ngồi ăn, nói chuyện cho con đàn cháu đống, con trai con gái đấy ạ! Xin mời nhà thông gia ạ!

b – Vâng, cả lòng cảm ơn năm vui ngày tốt, tốt năm tốt tháng, tháng tốt ngày lành. Bố con anh em chúng tôi đƣa con xuống đƣa con về ăn nhờ cơm, mặc nhờ tấm áo với cụ ông cụ bà, ông bà trong nhà. Chân đi cũng đã đến nơi về cũng đã đến chốn. Trƣớc tiên các ngài còn có ấm nƣớc chè, be nƣớc ấm, có đôi chai rƣợu đặt ra để chúng tôi ngồi chơi nói chuyện. Sau đó, các ngài còn dọn nên mâm cơm phía trong, dãy cơm phía ngoài cho bố con mẹ con, anh em chúng tôi ăn uống. Nhẽ ra chúng tôi phải biết chào hỏi, nhƣng chúng tôi không biết chào hỏi. Bây giờ cơm chƣa đủ mâm, bố con mẹ con, anh em chúng tôi xin phép ngồi ăn trƣớc cụ ông cụ bà, ông bà trong họ nhà trai các ngài đấy ạ!)

Đây là một cánh thức cảm ơn mang tính lễ nghi và đôi khi bắt buộc trong truyên thống ứng xử của ngƣời Mƣờng. Khi nhà trai cảm ơn nhà gái thì nhà gái cũng phải đáp lại, tạo thành một cặp thoại. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của ngƣời Mƣờng nói chung, văn hóa giao tiếp tiếng Mƣờng nói riêng mà cho đến bây giờ, cộng đồng ngƣời Mƣờng vẫn còn giữ đƣợc trong sinh hoạt.

Nhƣ vậy, xét một cách khái quát thì ta có thể kết luận công thức chung của cách thức xin lỗi này là:

LỜI DẪN DẮT + LÍ DO CẢM ƠN + LỜI CẢM ƠN.

2.2.2.2. Lời cảm ơn không sử dụng động từ ngữ vi

a) Lời cảm ơn hàm ẩn

Trong tiếng Việt, đôi khi lời cảm ơn đƣợc thể hiện với y nghĩa hàm ẩn, tức là những lời cảm ơn đƣợc thể hiện một cách hàm ẩn , ngƣời nghe phải suy ra nghĩa của câu nói. Ví dụ:

(59) a – Nhân dịp sinh nhật cậu tớ có món quà nhỏ tặng cậu!

Câu: Cậu chu đáo quá! thực chất là lời cảm ơn bạn vì đã đến dự sinh nhật và tặng quà mình.

Đối với tiếng Mƣờng, đôi khi lời cảm ơn cũng đƣợc thể hiện một cách hàm ẩn. Nếu nhƣ đƣợc ngƣời khác tặng quà, họ thƣờng cảm ơn nhƣ sau:

(60) a – Lôô ngày đêểnh dôộng nhà dường wọa mee ó cỏ chi, cỏ phoong beẻnh cho đằn xôn me rá!

b – Xin bác rá!

( a – Lâu ngày đến chơi nhà cô chú nhƣng không có gì, có gói kẹo cho các cháu thôi!

b – Xin bác ạ!)

Thực chất câu nói Xin bác ạ! là lời cảm ơn. Cách thức cảm ơn này thể hiện sự tế nhị trong giao tiếp.

Khi nhận đƣợc sự quan tâm, ngƣời Mƣờng cũng cảm ơn sự quan tâm đó. Chẳng hạn nhƣ ngày xƣa khi những ngƣời thông gia gặp nhau, sau khi chào, họ thƣờng hỏi thăm sức khỏe hai bên gia đình:

(61) a – Các bôổ các mêệ cờ nò các xôn nhà chờ nhà tlêênh ý khóee đôô khà neènh mệ neènh?

b – Dạ! Ơn xiểng mệ măng xương hói xăm khả nhà woài các bổ các

mệ, các xôn nhà chờ nhà tlêênh nhà nò ý khắc khóee đôô khà mệ ạ!

(a - Các ông các bà với các cháu nhà trên nhà dƣới dều khỏe cả chứ bà?

b – Vâng! Cảm ơn bà thƣơng hỏi thăm, gia đình chúng tôi các ông các bà cùng các cháu nhà trên nhà dƣới đều khỏe cả bà ạ!).

Đây đƣợc coi là nghi thức giao tiếp có văn hóa và lịch sự của cộng đồng ngƣời Mƣờng. Khi gặp mặt họ thƣờng hỏi thăm sức khỏe của nhau, điều này thể hiện

tiếng Việt. Chính vì vậy, khi gặp mặt nhau, để thể hiện sự tôn trọng cũng nhƣ sự quan tâm thì hỏi thăm sức khỏe là cách thức thƣờng gặp nhất.

Trong sinh hoạt cộng đồng, ngƣời Mƣờng thƣờng giúp đỡ nhau, chia sẻ với nhau. Hàng xóm láng giềng thƣờng có mối quan hệ khăng khít, có khi còn gần gũi hơn cả anh em mà ở xa nhau. Điều đó cũng thể hiện ở câu thành ngữ ttrong tiếng Việt: “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” hay “Bán anh em xa mua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

láng giềng gần”. Khi nhận đƣợc sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng, họ

thƣờng cảm ơn nhƣ sau:

(62) a – Ngày nay nỳ nhà ho ó là chi, ho đều đi cẩl măn da háy!

b – Rình lằng dả ơn da rá!

(a – Hôm nay nhà tớ không làm gì, tớ đi cấy cùng cậu nhé! b- Thế thì cảm ơn cậu nhé!)

Thực chất lời dả ơn là hành động của khách cảm ơn sự tiếp đón cơm nƣớc của gia chủ, nhƣng ở trƣờng hợp này ngƣời ta hiểu dả ơn là lời cảm ơn sự giúp đỡ của bạn. Từ dả ơn thể hiện thái độ biết ơn cao hơn khi nói tƣc ản rùa.

b) Khen để cảm ơn

Trong tiếng Việt, đôi khi lời cảm ơn còn đƣợc hàm ẩn trong lời khen của những ngƣời tham gia giao tiếp, chẳng hạn khi nhận đƣợc quà của ngƣời khác:

(63)a – Em tặng chị chiếc mũ này!

b – Chiếc mũ đẹp quá! ( khen).

- Ồ hay quá! Mũ của chị đã sắp hỏng rồi!(cảm thán, bộc lộ sự vui

mừng).

- Cho chị xin! (xin – cho, cho – tặng).

Nhƣ vậy, để thể hiện sự cảm ơn, ngƣời ta còn thể hiện bằng lời khen mà thực chất lời khen này là lời cảm ơn.

Cũng nhƣ trong tiếng Việt, đôi khi lời cảm ơn trong tiếng Mƣờng cũng đƣợc thể hiện qua lời khen. Chẳng hạn:

(64)a – Xôn đam rác cho bả háy!

b – Da giỏi cờ nôồng!

(a – Cháu gánh nƣớc cho bác nhé! b – Cháu ngoan thế!).

Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, lời cảm ơn cũng đƣợc thể hiện bằng lời khen. Ví dụ nhƣ khi ngƣời mẹ sai con đi lấy thứ gì đó thì ngƣời mẹ cũng cảm ơn:

(65) Ơn con giỏi!

(Cảm ơn, con giỏi quá!)

Lời cảm ơn này chỉ đƣợc thể hiện đối với trẻ con để khuyến khích trẻ nhỏ chứ không đƣợc dùng để cảm ơn đối với đối tƣợng là ngƣời lớn với nhau trong gia đình.

c) Từ chối để cảm ơn

Ngoài cách thức khen với mục đích cảm ơn nhƣ ta đã xét ở trên thì trong tiếng Mƣờng còn có một cách thức thể hiện lời cảm ơn nữa đó là dùng lời từ chối để thể hiện sự cảm ơn của mình. Khi gia đình có khách, ngƣời Mƣờng thể hiện sự hiếu khách của mình bằng cách mời khách và gắp thức ăn cho khách. Trong trƣờng hợp này thì ngƣời khách tuy từ chối bằng ngôn từ nhƣng vẫn nhận sự quan tâm của chủ nhà. Hành động từ chối của khách chỉ là phép lịch sự khi không muốn làm phiền chủ nhà. Đây là đặc trƣng văn hóa riêng của ngƣời Mƣờng:

(66) a – Cắp keenh ăn ời bả! b – Ó phái hôốc nựa bác ời!

b – Không phải mời nũa bác ạ!)

Hoặc khi đƣợc chủ nhà gắp thức ăn thì họ thƣơng cảm ơn nhƣ sau: (67) – Ó phái cắp nựa bác ời!

(Không phải gắp nữa bác ạ!)

Có khi nhận đƣợc quà của ngƣời khác, vì chiến lƣợc lịch sự trong giao tiếp, họ cũng từ chối mang hàm ý cảm ơn:

(68) – Ó phái cho nựa wọa ời! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Không phải cho nữa cô ạ)

Nhƣ vậy, lời cảm ơn không chỉ đƣợc thể hiện thông qua động từ ngữ vi cảm ơn mà còn có nhiều cách thức khác nhau.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Xin lỗi và cảm ơn là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con ngƣời. Lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc giúp cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Nó thể hiện chuẩn mực đạo đức của con ngƣời, có ơn phải trả ơn và khi mắc lỗi phải biết ăn năn, hối lỗi. Bởi nếu không biết xin lỗi và cảm ơn thì con ngƣời ta sẽ không cƣ xử, hành động theo chuẩn mực, thích gì làm nấy và không tồn tại xã hội loài ngƣời. Xét thấy trong lời cảm ơn và giao tiếp tiếng Mƣờng cũng có quy thức riêng. Do dân tộc Mƣờng có truyền thống văn hóa lâu đời nên cũng có truyền thống trong văn hóa ứng xử.

Cách thức xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mƣờng cũng có sự khác biệt đối với tiếng Việt. Đó là do phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt và sử

Một phần của tài liệu hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường (Trang 52 - 64)