Lời xin lỗi,cảm ơn gắn với lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt

Một phần của tài liệu hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc của khoá luận

1.5.Lời xin lỗi,cảm ơn gắn với lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt

Xin lỗi và cảm ơn là một phép lịch sự trong giao tiếp hàng ngày, thể hiện phép lịch sự cá nhân của mỗi con ngƣời. Vì vậy, lời xin lỗi, cảm ơn là nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó không chỉ chi phối quá trình giao tiếp mà còn chi phối đến hiệu quả của một cuộc giao tiếp. Lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt là một vấn đề xã hội thuộc về nhận thức xã hội trong hoạt động giao tiếp để đánh giá sự lịch sự của mỗi cá nhân trong một cuộc tƣơng tác. Lời xin lỗi, cảm ơn bao giờ cũng mang trong mình nó những nét đặc trƣng văn hóa, gắn với chuẩn mực giao tiếp trong xã hội. Khi mắc lỗi thì phải xin lỗi cũng nhƣ

hóa cụ thể. Trong giao tiếp hàng ngày, ngƣời Việt có những cách biểu hiện rất riêng làm nên đặc trƣng văn hóa dân tộc. Văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt là một bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc và bản thân nó chứa đựng nhiều phƣơng thức ứng xử tế nhị, lịch lãm mà cách thức xin lỗi, cảm ơn của ngƣời Việt gắn liền với điều đó.

Từ xa xƣa, cha ông ta đã rất coi trọng lịch sự trong giao tiếp hàng ngày. Điều này thể hiện qua ca dao, tục ngữ nhƣ, thành ngữ nhƣ “Kính trên nhường dưới”, “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, ... Thái độ khiêm nhƣờng, đúng mực trong giao tiếp thƣờng đƣợc nhìn nhận trong tƣ duy ngƣời Việt là lịch sự. Tuy nhiên, nhƣ thế vẫn chƣa đủ để tạo nên phép lịch sự trong giao tiếp nếu thiếu lời xin lỗi, cảm ơn. Nếu nhƣ trƣớc đây, xin lỗi và cảm ơn đƣợc dùng với mục đích đơn thuần là xin lỗi, cảm ơn thì hiện nay trong giao tiếp hiện đại, cách nói xin lỗi, cảm ơn đƣợc dùng phổ biến mạnh mẽ bởi chiến lƣợc lịch sự trong giao tiếp. Chẳng hạn, khi kết thúc một bài phát biểu, ngƣời phát biểu thƣờng nói Xin trân trọng cảm ơn!, cũng giống nhƣ ngƣời nƣớc ngoài thƣờng nói Thank you very much! Trong hành động xin lỗi, ngƣời Việt thƣờng dùng những yếu tố ngôn ngữ mang tính rào trƣớc đón sau, đƣa đẩy trong phát ngôn nhằm giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện ngƣời khác. Ví dụ:

(29) Tôi hỏi khí không phải...

(30) Xin lỗi, tôi phiền anh một chút được không?

Đây không phải là những câu hỏi về khả năng, ngƣời hỏi thừa biết là ngƣời nghe có đủ năng lực để thực hiện những yêu cầu mà mình đề ra. Bằng kinh nghiệm sống, ngƣời đƣợc hỏi cũng có thể biết đƣợc đây là lời đề nghị giúp đỡ. Nhƣ vậy, lời xin lỗi, cảm ơn trong tiếng Việt gắn với chiến lƣợc lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Khi đƣa ra hƣớng nhìn nhận lời xin lỗi, cảm ơn gắn với lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt thì chúng tôi quan tâm đến hai bình diện: lịch sự trang trọng và lịch sự thân thiện. Lịch sự trang trọng thƣờng đƣợc dùng trong những bối cảnh

quy thức, là một hành động ứng xử nhằm giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện ngƣời khác. Chẳng hạn, ngƣời Việt thƣờng dùng những yếu tố rào đón kiểu nhƣ:

(31) Tôi hỏi khí không phải...

Lịch sự thân thiện đƣợc dùng trong bối cảnh phi quy thức, là hành động ứng xử ngôn ngữ nhằm tôn vinh thể diện ngƣời đối thoại. Ngƣời nói cố gắng tạo ra không khí thân mật, gần gũi với ngƣời nhận. Nếu là ngƣời ngang hàng thì có thể sử dụng cách gọi tên ngƣời đối thoại, dùng từ ngữ suồng sã thậm chí có lúc thô tục. Trong trƣờng hợp ngƣời đối thoại là bậc trên, ngƣời nói tìm cách rút ngắn khoảng cách với ngƣời nhận. Trong lời xin lỗi, cảm ơn của ngƣời Việt Nam, chiến lƣợc lịch sự trang trọng thể hiện khá rõ. Có những trƣờng hợp giao tiếp nằm trong hơn một lƣợt lời, nghĩa là ngoài hành động xin lỗi còn có hành động khác nhƣ: thỉnh cầu, miêu tả... để diễn tả rành mạch nội dung, nguyên nhân phạm lỗi... Và hơn cả là lời thỉnh cầu mong đƣợc tha thứ. Ví dụ:

(32) Em chưa làm bài tập ở nhà. Em xin lỗi thầy ạ!

Lời xin lỗi với ngƣời hàng trên thƣờng sử dụng những tình thái từ đi kèm

nhƣ ạ, nhé... để thể hiện sự tôn trọng, lễ phép. Đối với ngƣời ngang hàng cũng

đòi hỏi sự tôn trọng, làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp để lời xin lỗi đạt hiệu quả tối ƣu nhất.

Bên cạnh lời xin lỗi, lời cảm ơn của ngƣời Việt cũng thể hiện rõ nét chiến lƣợc lịch sự trang trọng. Ngoài nội dung cảm ơn, ngƣời nói còn nhằm làm rõ, nâng cao vai trò của ngƣời đƣợc cảm ơn. Ví dụ:

(33) Thực sự rất cảm ơn anh, không có anh tôi không biết phải làm sao.

Đây là cách nói thƣờng gặp trong giao tiếp của ngƣời Việt, hành động cảm ơn đồng thời tỏ rõ thái độ chân thành khi bày tỏ sự biết ơn đối với sự giúp đỡ của ngƣời khác. Hơn thế nữa là sự khẳng định tầm quan trọng của ngƣời

Có thể nói xin lỗi và cảm ơn gắn với lịch sự trong giao tiếp và hiểu biết của từng cá nhân trong cộng đồng. Việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của lời xin lỗi, cảm ơn trong một cuộc giao tiếp là việc cần phải làm bởi lịch sự đƣợc coi là một chiến lƣợc trong giao tiếp. Thái độ cƣ xử nhã nhặn, lịch thiệp cùng với những lời nói dễ nghe khiến cho một cuộc giao tiếp có thể đạt tới đích mà ngƣời tham gia giao tiếp muốn đạt tới.

Trong xã hôi hiện đại thì lịch sự đƣợc coi là một trong các chuẩn mực để đánh giá con ngƣời. Bởi qua một cuộc tƣơng tác sẽ bộc lộ rõ về một quan điểm, nhận thức cũng nhƣ trình độ hiểu biết của một ngƣời nào đó. Mà hơn thế, ngoài sự khiêm nhƣờng, thái độ ứng xử nhã nhặn thì trong một cuộc giao tiếp biết sử dụng lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp là đã phần nào đạt đƣợc chuẩn mực về lịch sự.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, khác với cách tƣ duy thông thƣờng của những ngƣời trƣớc đó, Austin cho rằng nói là việc dùng ngôn ngữ để thông báo một điều gì đó, nó chính là một dạnh hành động, hành động ngôn ngữ (hành động ngôn ngữ).

Austin là ngƣời đặt nền móng cho lí thuyết hành động ngôn ngữ. Theo ông, có ba loại hành động ngôn ngữ, đó là: Hành động tạo lời, hành động tại lời, hành động mƣợn lời. Austin phân loại hành động ngôn ngữ thành năm phạm trù: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử. Ngƣời phát triển lí thuyết của Austin là Searle đã phân thành năm loại của ành vi ngôn ngữ là: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố và bốn điều kiện sử dụng hành động tại lời là điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản.

Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Thông qua hội thoại mà mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể tăng cƣờng hoặc phá vỡ các mối quan hệ của các cá nhân trong tƣơng tác. Để tăng cƣờng mối

quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân thì vấn đề lịch sự đặt ra trong hội thọai nhƣ một vấn đề cần thiết. Nghiên cứu về lịch sự, chúng tôi điểm diện các quan điểm của Leech, Lakoff, Brown và Levinson. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi trình bày: hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mƣờng gắn với lịch sự của ngƣời Việt trong giao tiếp.

Đó là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu về hành động xin lỗi, cảm ơn trong tiếng Việt đồng thời tìm ra đƣợc cách thức xin lỗi, cảm ơn trong tiếng Việt. Hiểu biết về lời xin lỗi, cảm ơn gắn với lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt là cơ sở để chúng tôi trình bày nội dung: Hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mường.

CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG MƢỜNG

Một phần của tài liệu hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường (Trang 35 - 40)