Hành động xin lỗi trong giao tiếp tiếng Mường

Một phần của tài liệu hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường (Trang 45 - 50)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.2.2.Hành động xin lỗi trong giao tiếp tiếng Mường

2.2.2.1. Lời xin lỗi sử dụng động từ ngữ vi: xin lội

a) Lời xin lỗi diễn tả một cách tƣờng minh hành động xin lỗi

Hành động xin lỗi và cảm ơn tồn tại trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Mƣờng. Có thể nói rằng lời xin lỗi và cảm ơn rất cần thiết trong ứng xử và cũng là chiến lƣợc trong giao tiếp của ngƣời Mƣờng.

Cũng nhƣ tiếng Việt, tiếng Mƣờng có động từ ngữ vi là xin lội có ý nghĩa là phƣơng tiện trực tiếp diễn đạt các hành động nói: xin lỗi. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngƣời Mƣờng vẫn dùng xin lội bên cạnh rất nhiều các hành động khác nhƣ chào, hỏi, mời...

Trong trƣờng hợp ngƣời mắc lỗi mắc những lỗi không nghêm trọng thì ngƣời phải xin lỗi có thể dùng trực tiếp động từ ngữ vi nhƣ:

Ngƣời Mƣờng thƣờng gọi bố mẹ là eenh maạng, khi con cái làm trái lời bố mẹ hay làm việc gì có lỗi với bố mẹ thì họ thƣờng xin lỗi nhƣ sau:

(36) Tôi xin lội eenh!

(Con xin lỗi bố)

Cách xin lỗi này ta thƣờng gặp trong các ngôn ngữ khác nhƣ: I' m sorry

trong tiếng Anh, Sò lối trong tiếng Thái:

(37) Lụk hê tôm khảu nệ, lụk sò lối êm!

(Con chƣa nấu cơm, con xin lỗi mẹ)

b) Lời xin lỗi mang tính chất rào đón sự vi phạm

Trong trƣờng hợp ngƣời mắc lỗi liên quan đến danh dự hoặc gây tổn thất về mặt vật chất cho ngƣời khác thì ngƣời mắc lỗi phải đến nhà để xin lỗi, trƣờng hợp này trong tiếng Mƣờng gọi là Bộ lội. Bộ lội mang tính chất nghiêm trọng hơn lời xin lội, nghĩa là những lỗi này gây ảnh hƣởng đến thể diện của ngƣời đối thoại nhƣ là xúc phạm ngƣời đối thoại thì ngƣời nói sai phải đến nhà ngƣời nghe để để Bộ lội:

(38) Đửa ạ! Ó mắt cảy chi nỏ doong đểnh cho ủn nựa, khì tlước cặp eenh đửa đè đi khể xa đằn đều rênh rể, cạ nì nghị lại măng ảy nảy dà vềl cảy xiếng khể mềnh. Eenh đửa đừng đớ tlộng cho ủn cờng háy, măn lẹ cho ủn xin lội eenh đửa côồng.

(Anh ạ, không biết cái gì nó mang đến cho em nữa, hôm trƣớc gặp anh lại nói ra những điều nhƣ vậy, bây giờ nghĩ lại thấy áy náy về lời nói của mình quá. Anh đừng để bụng cho em nhé, với lại cho em xin lỗi anh với.)

Trong những trƣờng hợp mắc lỗi nghiêm trọng thì ngƣời ta thƣờng sử dụng cách thức xin lỗi rào đón sự vi phạm của mình, mong cho đối phƣơng sẽ tha thứ cho mình. Vì vậy, họ chọn lối nói rào trƣớc đón sau để thể hiện sự hối lỗi của mình. Đây là lối nói hét sức tế nhị, làm cho ngƣời nghe cảm thấy dễ chấp nhận hơn, và từ đó dễ chấp nhận đƣợc lời xin lỗi hơn.

Trong trƣờng hợp nếu con cái bỏ nhau thì là việc liên quan đến cả dòng họ. Khi đó, ngƣời lƣớn phải đi nói chuyện với nhau, tức là đi bộ lội:

(40) - Ó mắt là rênh nò nựa các bổ các mệ, các bác các bả ạ! Đé con me ó đé loòng, đé moong me ó đé khừng. Chì nì tôi đé xa me tôi ó khể ản nỏ, nó là xẩu mặt cá họ nhà mềnh rời. Chì nì tôi ó còn rẳm phớ mặt xa ngỏ các bổ các mệ, các bác các bả nựa. Con đằn tôi ó mắt đều rẻ người là bổ là mệ nhơ đàn tôi măng xẩu hố vì con. Chì nì ó rênh khoe khỏa moong các bổ các mệ,các bác các bả nhận là ủn là eenh cho đằn tôi ản rùa cờng.

(Không biết làm nhƣ thế nào nữa các ông các bà, các bác ạ! Sinh ngƣời nhƣng không sinh lòng, sinh thú nhƣng không sinh thừng, bây giờ tôi đẻ ra nhƣng tôi không nói đƣợc nó, nó đã làm xấu mặt cả họ nhà mình rồi. Bây giờ tôi không còn dám nhìn mặt các ông các bà, các bác nữa. Con tôi nó đã không biết điều thì ngƣời làm bố làm mẹ nhƣ chúng tôi đây cũng khổ và xấu hổ vì con. Thôi thì bây giờ không thành thông gia với nhau nữa thì cũng mong các ông các bà, các bác nhận chúng tôi là anh em để cho chúng tôi đội ơn với).

Xét một cách khái quát thì cách thức xin lỗi này có thể dƣợc thể hiện qua cấu trúc:

LỜI DẪN DẮT (thƣờng là câu dẫn dắt nhƣ: Không biết nói thế nào nữa...,

Không biết làm thế nào nữa...,) + LÍ DO XIN LỖI + LỜI XIN LỖI.

Trong tiếng Mƣờng, có nhiều cách nói mang tính khách sáo, gắn với lịch sự khi giao tiếp, điều này cũng thể hiện trong lời xin lỗi. Đó là trƣờng hợp ngƣời xin lỗi không hề gây ra lỗi đối với ngƣời đối thoại. Chẳng hạn, khi một ngƣời hỏi đƣờng:

(41) Bả đừng bấy cho xôn hỏi đoỏng khả đi làng Xê khả nò ạ? (Phiền bác cho cháu hỏi đƣờng về xóm Xê đằng nào ạ?)

(Xin lỗi, mấy giờ rồi ạ?)

Khi khách đến nhà chơi, nói chuyện thì khi nói đến ngƣời chết thì khách thƣờng xin lỗi trƣớc khi nói vì họ cho rằng điều này có thể làm cho chủ nhà không hài lòng:

(42) Nhà leènh ha khảo khua,ó con lả chi

(Nhà lành ta nói chuyện phiếm, mong không can hệ gì…) Nếu khách nói đến diều gì đó thiếu tế nhị thì họ cũng xin lỗi trƣớc: (43) Khể vô phép...

(Nói vô phép...)

Ngƣời Mƣờng thƣờng kính trọng ngƣời trên, hơn tuổi, khi đi trƣớc mặt những ngƣời bề trên thì ngƣời ta cho rằng đấy là hành động thiếu lịch sự. Vì vậy, nếu thực bất dắc dĩ phải đi qua trƣớc mặt ngƣời lớn, họ thƣờng xin lỗi trƣớc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(44) - Xôn đi qua chủ!

- Ó con lá chi, xôn đi ờ!

( - Cháu xin phép đi phía trƣớc chú! - Không sao, cháu đi đi!)

Trong những ví dụ vừa phân tích ở trên, hầu nhƣ ngƣời thực hiện hiện hành động xin lỗi chƣa gây ra lỗi gì gây tổn hại đến thể diện ngƣời nghe mà đấy chỉ là lời rào đón đối với nội dung mình sắp nói hay hành động mình sắp thực hiện. Nhƣ vậy, cách thức xin lỗi này có thể coi là một chiến lƣợc trong giao tiếp để thể hiện tính lịch sự cũng nhƣ thể hiện trình độ văn hóa của những ngƣời tham gia giao tiếp.

2.2.2.2. Lời xin lỗi không có động từ ngữ vi

a) Lời xin lỗi hàm ẩn

Cũng nhƣ trong tiếng Việt, đôi khi lời xin lỗi trong tiếng Mƣờng đƣợc thể hiện một cách gián tiếp tức là không thông qua động từ ngữ vi. Đó là lời xin lỗi

với hàm ý là thừa nhận lỗi lầm của mình. Chẳng hạn, nếu cháu làm điều gì có lỗi với bác mình thì ngƣời cháu sẽ xin lỗi bác nhƣ sau:

(45) Bác thôông cám cho xôn cờng ạ!

(Bác thông cảm cho cháu với ạ)

Điều này có nghĩa là ngƣời cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình và mong đƣợc tha thứ. Tuy nhiên, hành động xin lỗi ở đây mang tính hàm ẩn mà ta phải thông qua động từ thông cảm.

Nếu nhƣ trâu bò nhà mình phá hoa màu nhà ngƣời khác, bị ngƣời ta bắt đƣợc thì cũng phải đi Bộ lội và xin cho trâu bò nhà mình về:

(46) Bác ạ! Ó mắt là nò nựa tời bác ời! Xôn kham ớ con của nỏ xa ản, nỏ trố rào bao ăn lọ nhà bác rời. Xôn đê ểnh nhà bộ bác. Cảy nì còn măl là nỏ chưa ăn hét nhều. Bác xương xôn cơờng bác háy!

(Bác ạ! Không biết làm thế nào nữa, cháu mải chơi nên trâu nhà cháu đã vào ăn lúa nhà bác. Cháu đến để nói với bác. Cũng may là nó chƣa ăn hết nhiều. Bác thƣơng cháu với bác nhé!)

Cụm từ bác thương cháu với là lời cầu khiến hàm ẩn ý nghĩa xin lỗi của ngƣời mắc lỗi. Đó vừa là sự hối hận về việc làm của mình vừa thể hiện thái độ chân thành đối với ngƣời đối thoại.

b) Hỏi để xin lỗi

Trong một số trƣờng hợp khác, chẳng hạn khi vô tình đụng xe với ngƣời khác thì họ cũng xin lỗi kiểu nhƣ:

(47) Hùi! Da đâu dà ăng chủ?

(Ôi! Chú có đau lắm không?)

Câu hỏi “Chú có đau lắm không?” bày tỏ thái độ hối lỗi và sự quan tâm của mình khi đã đụng xe vào ngƣời khác, đây có thể coi nhƣ một dạng hỏi để xin lỗi.

(48) Ó con lá chi neènh chủ neènh?

(Chú không sao chứ?)

Đây là cách xin lỗi thƣờng gặp trong giao tiếp hàng ngày và dƣợc dùng trong trƣờng hợp ngƣời có lỗi gây ra những lỗi không nghiêm trọng. Ngƣời ta thƣờng dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ cho nhau. Và đây cũng là cách thức xin lỗi mang tính thân tình hơn chứ không mang tính khoảng cách nhƣ cách thức xin lỗi rào đón nhƣ đã nêu trên.

c) Lời xin lỗi bày tỏ sự ân hận về hành động phạm lỗi

Trong tiếng Việt, lời xin lỗi đôi khi đƣợc thể hiện bằng các hành động nhƣ: hối hận, ân hận, tiếc... Trong ngôn ngữ Mƣờng cũng xảy ra trƣờng hợp tƣơng tự nhƣ vậy, tức là thay vì xin lỗi trực tiếp ngƣời đối thoại thì ngƣời gây ra lỗi còn xin lỗi bằng ách bày tỏ sự ân hận của mình dẫn đến sự việc xảy ra ngoài ý muốn. Chẳng hạn:

(49)a – Da là đi bặt lẩm hết ảo ho rời!

b – Hùi! Ho mắt cỏ da đi khả tlước lằng ho đớ hơn!

(a – Mày đi bắn lên bẩn hết áo tao rồi!

b – Ôi! Giá tao biết mày đi phía trƣớc thì tao sẽ để ý hơn!)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường (Trang 45 - 50)